Sự kiện & Bình luận

Di tích chùa Cầu sau 1,5 năm trùng tu: Thời gian sẽ trả về với giá trị cũ

Quỳnh Hoa
Đời sống
16:05 | 30/07/2024
Baovannghe.vn - Chùa Cầu, di tích đặc biệt tại tỉnh Quảng Nam được trùng tu theo nguyên tắc nào, và chuyên gia Nhật Bản đã tham vấn ra sao đang được quan tâm
aa

Ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An (TP.Hội An, Quảng Nam), trả lời báo Thanh niên cho biết "Nguyên tắc trùng tu chùa Cầu là bảo tồn tối đa các yếu tố nguyên gốc cấu thành di tích. Tôn trọng và giữ lại cho được sự hòa nhập của các thành phần kiến trúc thay thế và bổ sung qua các thời kỳ; tôn trọng thực thể khách quan và tuổi tác, niên đại, màu thời gian của công trình. Đồng thời, hạn chế tối đa sự can thiệp không cần thiết, tránh làm thay đổi những đặc điểm cơ bản tạo nên các giá trị của di tích…"

Theo đó, giải pháp tổ chức thi công trùng tu di tích chùa Cầu được Ban quan lý dự án - Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An (TP.Hội An, Quảng Nam) đầy đủ các quy trình, giải pháp thi công bài bản, khoa học. Ngoài ra, các giải pháp thi công được cân nhắc áp dụng phù hợp các quy trình tu bổ, bảo quản các di tích gỗ đã được đánh giá, chắt lọc, đúc kết từ thực tiễn… Đặc biệt, trong quá trình trùng tu di tích chùa Cầu có sự tham gia của rất nhiều chuyên gia, kiến trúc sư, kỹ sư, khảo cổ học hàng đầu Việt Nam. Ngoài ra, TP.Hội An cũng hợp tác với các chuyên gia Nhật Bản trong chương trình tham vấn.

Giáo sư Shinozaki Masahiko, chuyên gia cao cấp Đại học Tokyo Nhật Bản, khẳng định việc tuân thủ yếu tố gốc trong trùng tu chùa Cầu phải được đặt lên hàng đầu, mọi sự can thiệp phải dựa trên sự khoa học và lịch sử.

Giáo sư Shinozaki Masahiko cho rằng, dự án trùng tu chùa Cầu là một "mô hình mẫu" trong công tác trùng tu kiến trúc gỗ hiện nay, kể cả trong tương lai. Từ dự án trùng tu di tích chùa Cầu, phía Nhật Bản mong muốn việc bảo tồn kiến trúc nhà cổ sẽ được đúc kết thành kiến thức, kinh nghiệm để áp dụng hiệu quả các di sản tương tự trong tương lai.

Di tích chùa Cầu sau 1,5 năm trùng tu: Thời gian sẽ trả về với giá trị cũ
Chùa Cầu đã được xây dựng từ thế kỷ XVII, đến nay đã hơn 400 năm, hư hỏng rất nặng. Việc trùng tu, sửa chữa lớn để giữ di sản tồn tại không bị sụp đỗ là việc cần phải làm. Hội An chọn phương án 'trùng tu hạ giải' là hoàn toàn chính xác và phù hợp (KTS Tôn Thất Liêm).

Tuy nhiên sau 1,5 năm trùng tu, cảm quan nhận thấy, Chùa Cầu có diện mạo sáng và mới hơn nguyên bản. Điều này đã tạo nên nhiều luồng dư luận xã hội trái chiều. ông Nguyễn Đức Minh - Nguyên phó Giám đốc Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An - thẳng thắn "chê" màu vôi Chùa Cầu sau cuộc đại trùng tu: Cả phần ngói cũng vậy. Màu sắc không được xử lý giống với màu gốc của Chùa Cầu. Thiết nghĩ, đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện trùng tu cần phải xem lại. Lý giải cho diện mạo mới, sáng hơn của chùa Cầu, phía chuyên gia cho rằng, thời điểm xây dựng bản gốc (thế kỷ XVII) và trùng tu cách nhau hơn 400 năm, nguồn vật liệu xây dựng hoàn toàn khác nhau, có những vật liệu 400 năm trước bây giờ không thể tìm ra vật liệu thay thế giống nguyên bản 100% được. Mặt khác, quá trình tu sửa cần phải trải qua sự phong hóa theo thời gian bởi sự khắc nghiệt của thời tiết (nắng, mưa, gió bão..) thì công trình mới có được sự 'rêu phong', 'cũ kỹ' cần thiết. 'Sẽ rất hoang tưởng nếu đòi hỏi công trình mới trùng tu phải đạt độ cổ kính rêu phong như di tích 400 năm tuổi' - KTS Tôn Thất Liêm khẳng định.

Cũng đứng ở góc độ chuyên gia,TS Trần Đức Anh Sơn cho biết, 'Không có gì sai hay đáng chê trách như dư luận đã lên tiếng trong mấy ngày qua, khi so sánh hình ảnh Chùa Cầu trước và sau khi trùng tu cả'.

Trong khi những tranh cãi về diện mạo mới, sáng của chùa Cầu còn chưa ngã ngũ, truyền thông và mạng xã hội tiếp tục phát đi những thông điệp về ký thuật và chất liệu được sử dụng trong quá trình trùng tu. Đây được xem là khâu quan trọng nhất của quá trình hạ giải, tu bổ chùa Cầu. Những vật liệu của 400 năm trước chắc chắn không không thể tìm thấy, nếu như không muốn nói rất hiếm trong thời điểm hiện tại, nhưng những chất liệu thay thế buộc phải tuân thủ về độ bền, dẻo dai và chịu được tác động của thời tiết. Kỹ thuật trùng tu cũng phải được trao cho thợ có tay nghề cao, hiểu biết về di sản, văn hóa. Những yếu tố này nếu đảm bảo và khi công trình hoàn thành, so với nguyên gốc đạt yêu cầu... Nghĩa là quá trình trùng tu chùa Cầu được xem là thành công.

Thiết nghĩ, màu sơn chắc chắn sẽ trở nên cũ kỹ theo thời gian, giá trị cốt lõi của Chùa Cầu vẫn đảm bảo và giữ được vẻ đẹp nguyên bản mới là điều chúng ta cần quan tâm và ủng hộ. Việc trùng tu di sản, di tích chắc chắc sẽ thành công nếu những người trong và ngoài cuộc có tâm và có tầm với di tích.

Trước và sau Chùa Cầu đã có nhiều và sẽ tiếp tục có những di tích, di sản cần được trùng tu, bảo quản, đây là công việc cần thiết để di sản, di tích tiếp tục song hành, phát huy giá trị trong đời sống văn hóa. Chính vì vậy, việc ủng hộ và sự quan tâm là luôn luôn cần thiết.

*Dự án tu bổ di tích Chùa Cầu có tổng mức đầu tư hơn 20,2 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh Quảng Nam hỗ trợ 50%, ngân sách TP Hội An bố trí 50%. Dự án do UBND TP Hội An làm chủ đầu tư, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An thực hiện, Trung tâm Tư vấn bảo tồn di tích - Viện Bảo tồn di tích là đơn vị tư vấn.

*Việc tu bổ Chùa Cầu tập trung vào 3 nội dung chính: Tôn tạo cảnh quan chung, hạ tầng kỹ thuật; xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ tu bổ di tích; số hóa di tích phục vụ công tác tu bổ bằng công nghệ 3D, hội thảo, tọa đàm.

Quỳnh Hoa | Báo Văn nghệ

---------

Bài viết cùng chuyên mục

Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể còn nhiều bất cập Tôn vinh Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng Tìm hiểu những giá trị di sản của quần thể di tích Tháp Bà Ponagar Phát huy giá trị di sản: Việt Nam đồng hành với thế giới Tôn vinh văn hóa “Qua miền di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì”
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.
Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Baovannghe.vn - Bà ngoại chỉ nói: "Đừng thúc ép gì nhiều. Phải tội. Đời người bạc, phận mỏng, biết sao được số trời. Mày làm thế không sợ chuốc khổ cho con bé".
Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4  trên khu vực trung Lào

Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4 trên khu vực trung Lào

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm 2024.
Bản tin Văn nghệ: Cuộc thi "Đưa Văn vào đời" - trao thiệp gửi yêu thương

Bản tin Văn nghệ: Cuộc thi "Đưa Văn vào đời" - trao thiệp gửi yêu thương

Baovannghe.vn - Cuộc thi thiết kế thiệp Văn học: Đưa Văn vào đời 2024, do Nxb Hội Nhà văn phối hợp tổ chức, Hội Nhà văn Việt Nam bảo trợ chuyên môn