Sự kiện & Bình luận

Luật Di sản sửa đổi: Con người - trung tâm bảo tồn giá trị di sản

Hiền Nguyễn
Chính trị xã hội
11:11 | 17/07/2024
23 năm thực hiện Luật Di sản văn hóa 2001, 15 năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa 2009, đến nay việc sửa Luật là cần thiết
aa

Sau 23 năm thực hiện Luật Di sản văn hóa 2001 và 15 năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa 2009, đến nay trước yêu cầu của cuộc sống, việc sửa đổi toàn diện Luật Di sản văn hóa không chỉ được xem là cần thiết mà còn tạo điều kiện cho di sản tham gia vào công cuộc phát triển kinh tế.

Theo đó, sự điều chỉnh, sửa đổi Luật được tập trung vào những vấn đề mới như: Di sản tư liệu, di sản đô thị, di sản công nghiệp, di sản số, vai trò của di sản như nguồn lực, tài sản cho sự phát triển bền vững đất nước; thống nhất với những luật mới đã được ban hành nhưng có sự khác biệt, chưa phù hợp với Luật Di sản văn hóa hiện nay như: Luật Đất đai, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường…; đảm bảo sự tương thích và thực hiện đúng cam kết với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia trong thời gian vừa qua.

Luật Di sản sửa đổi: Con người - trung tâm bảo tồn giá trị di sản
Bến thuyền Tràng An

Để hoàn thiện dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ bẩy, Quốc hội khóa XV, cơ quan soạn thảo - chủ trì là Bộ VHTTDL, đã tiếp thu ý kiến rộng rãi của nhân sĩ, trí thức, các tầng lớp xã hội… để có dự thảo Luật tương đối toàn diện, nhằm thể chế chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hóa và di sản văn hóa phù hợp với thực tiễn, góp phần bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội, điều chỉnh, cụ thể hóa được những vấn đề còn vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trong bối cảnh mới.

Được biết, dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 có bố cục gồm 9 chương 102 điều, tăng 2 chương, 29 điều so với Luật Di sản văn hóa hiện hành. Cụ thể, dự thảo Luật bỏ 2 chương: Chương II về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa, Chương VI về khen thưởng và xử lý vi phạm; bổ sung 4 chương: Chương IV về bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu, Chương V về bảo tàng, Chương VI về hoạt động kinh doanh, dịch vụ về di sản văn hóa, Chương VII về điều kiện bảo đảm hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Hồ sơ dự án Luật cũng kèm theo 7 dự thảo Nghị định và 7 dự thảo Thông tư quy định chi tiết.

Về tổng thể, dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) kế thừa, sửa đổi nhiều quy định của Luật Di sản văn hóa hiện hành và bổ sung nhiều quy định mới để khắc phục những hạn chế, bất cập về thể chế, chính sách, giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn. Dự thảo Luật đã mở rộng phạm vi điều chỉnh (di sản tư liệu) và bổ sung đối tượng áp dụng (cộng đồng); bổ sung các quy định về đầu tư, xây dựng, cải tạo công trình trong và ngoài khu vực bảo vệ di tích; hoạt động kinh doanh, dịch vụ về di sản văn hóa; các điều kiện bảo đảm hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa…; kế thừa có bổ sung các quy định về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể.

Cụ thể, Luật Di sản sửa đổi còn có nhiều băn khoăn tại Chương 5, về bảo tàng công lập hay ngoài công lập cần có sự bình đẳng trong quản lý, cơ chế hoạt động. Tại điều 33 về quy hoạch bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích mới chỉ đề cập đến trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan chủ trì thẩm định phê duyệt quy hoạch mà chưa xác định nội hàm của quy hoạch.... Tại khoản 2, khoản 3 Điều 4 quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với di sản văn hóa có sự mâu thuẫn về sở hữu toàn dân và không tách bạch được với sở hữu chung hoặc sở hữu riêng

Tại khoản 3 quy định mọi di sản văn hóa ở trong lòng đất đều thuộc sở hữu toàn dân. Tuy nhiên, khoản 2 lại quy định di sản văn hóa thuộc sở hữu toàn dân bao gồm hiện vật thuộc bảo tàng công lập, các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; di sản tư liệu thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị công lập; di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia và di sản tư liệu không thuộc sở hữu chung hoặc sở hữu riêng...là chưa thỏa đáng. Sự không rõ ràng giữa sở hữu chung- sở hữu riêng đã khiến cho di sản bị lạm dụng, thậm chí trở thành phương tiện thu lợi ích nhóm. Câu chuyện chảy máu cổ vật, làm mới di tích, xâm hại di tích cho múc đích cá nhân không còn mới. Tuy nhiên, để có thế ngăn chặn và xử lý dứt điểm thì vẫn là câu chuyện chưa có hồi kết. Các chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực ngành cho rằng, sự chồng chéo giữa các Luật liên quan, chế tà xử phạt chưa đủ mạnh...dẫn đến tái diễn tình trạng xâm hại di tích chưa có dấu hiệu dừng lại. Song thực tế, dù có chế tài xử phạt, nhưng câu chuyện làm mới di tích, ngồi, đứng trên nóc nhà di sản vẫn xảy ra.

Đặt con người - chủ thể trong vai trò trọng tâm của di sản được xem là điểm mới trong Luật di sản sửa đổi. Điều này đã xử lý được những điểm nghẽn trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, đồng thời hạn chế tối đa hành vi lợi dụng di sản, làm mới di sản để trục lợi.

Để di sản góp phần tích cực vào sự phát triển chung của đất nước thiết nghĩ, việc sớm ban hành và đồng bộ giữa Luật di sản sửa đổi với các bộ luật liên quan là cần thiết nhằm sớm quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, nhất là đối với những quy hoạch có hoạt động xây dựng. Từ đó luật hóa những quy định trong hoạt động kinh doanh, dịch vụ về di sản văn hóa; các điều kiện bảo đảm hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Việc lấy con người là trung tâm trong bảo tồn các giá trị di sản, để tăng cường ý thức trách nhiệm của cá nhân, công đồng trước di sản sẽ là chìa khóa để phát huy các giá trị di sản của dân tộc trong tiến trình phát triển đất nước.

---------------

Có thể bạn quan tâm:

20 năm nỗ lực phát huy và gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể tại Việt Nam Trưng bày 100 tác phẩm hội họa đặc sắc về di sản văn hóa Việt Nam Một ngôi làng – Ba di sản văn hóa thế giới Nhà trong quần thể di sản, có phải nhà cổ cần được bảo vệ? Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể còn nhiều bất cập
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.
Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Baovannghe.vn - Bà ngoại chỉ nói: "Đừng thúc ép gì nhiều. Phải tội. Đời người bạc, phận mỏng, biết sao được số trời. Mày làm thế không sợ chuốc khổ cho con bé".
Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4  trên khu vực trung Lào

Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4 trên khu vực trung Lào

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm 2024.