Mười bảy tuổi, Ánh Nguyệt - cô học sinh giỏi văn của xứ dừa Bến Tre, chỉ vì muốn thấy Hà Nội, muốn thăm Văn miếu Quốc Tử Giám, muốn lặng ngắm Tháp Rùa giữa Hồ Gươm soi bóng... cô muốn được «mục sở thị» tất cả những danh lam thắng cảnh bao đời của đất thủ đô ngàn năm văn hiến, được cảm nhận bằng chính tâm hồn và trái tim mình, nên đã quyết định đăng ký thi vào khoa Văn của trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Cô bước qua ngưỡng cửa được tất cả các sĩ tử mơ ước mà không mấy khó khăn, nếu như không nói là suýt đậu thủ khoa.
Minh họa: Ngô Xuân Khôi |
Tạm biệt quê hương, Nguyệt xách va li lên đường du học trên đất Bắc. Cả năm đầu tiên trôi qua êm ả. Nhưng đến năm thứ hai thì lưỡi gươm Damoclès bắt đầu treo lơ lửng trên đầu nữ sinh viên mơ mộng. Đó là khi thầy phó giáo sư Võ Công H., chuyên Văn học châu Âu nhận công tác tại khoa. Thầy vừa bảo vệ luận án tiến sĩ tại Áo về. Đã tuổi trung niên, nhưng thầy đẹp trai phong độ, tính cách dứt khoát, đi dạy đúng giờ, làm việc nghiêm túc đúng kiểu Tây. Việc thầy về khoa là đề tài bàn luận của nhiều cô gái. Thầy phát âm tiếng Đức chuẩn như một người Đức chính hiệu, có thể nói hàng giờ về một chủ đề nào đó mà không hụt hẫng. Thầy nói say sưa về các dòng văn học châu Âu. Kiến thức của thầy mênh mông như biển cả, thầy sử dụng ngôn ngữ sành điệu hệt như người hiệp sĩ sử dụng cây kiếm của mình. Thầy còn nói rằng mọi huyền bí thực ra đều nằm trong ngôn ngữ. Ngoài tiếng Đức, thầy còn nói được tiếng Pháp, tiếng Anh. Thầy có thể ngẫu hứng cao giọng ngâm vở ca kịch King Lear hay Measure for Measure của Shakespeare, miệng tròn lại phát âm đúng như diễn kịch thật. Hay cũng có thể đọc làu làu cả bản trường ca Con tàu say của Rimbaud, hay nói không biết mệt về Tennessee Williams. Những tư tưởng triết học của Jean-Paul Sartre, tư tưởng tiến bộ, ủng hộ nữ quyền của Simone de Beauvoir. Niềm hứng khởi với âm nhạc, thầy nói rất nhiều về Mozart, về sự ra đời diệu kỳ của ông, thầy còn nói đích thân mình đã đến tận nơi ông sinh ra, và nơi ông đã qua đời trong nghèo khó tột cùng. Thầy còn nói về hội hoạ... Mỗi buổi học của thầy khiến ta có cảm giác như đang bơi trong đại dương kiến thức. Dẫu vậy, thầy vẫn luôn nói: Các em nên nhớ là những gì ta biết chỉ là hạt cát, những gì ta chưa biết là cả một vũ trụ bao la. Các em phải luôn cố gắng học hỏi. Kiến thức không phải tự nhiên chạy vào đầu chúng ta mà phải tìm tòi và điều không thể thiếu trong lĩnh vực này là phải đọc sách...
Thầy còn rộng rãi hứa sẽ cho mượn những cuốn sách quý mà thầy đem từ trời Tây về, nếu như bạn nào thực sự có ý định tìm hiểu về nền văn học sâu rộng này. Nhưng nếu chỉ có như vậy thôi thì thầy hoàn hảo quá. Thầy sẽ trong sáng và quý giá như một viên kim cương. Thầy sẽ là biểu tượng của học vấn, là khuôn vàng thước ngọc cho tất cả những ai muốn thành đạt. Thầy sẽ là người lính tiên phong trong trận chiến đánh đổ sự trì trệ, ù lì đình đốn vốn đã ăn sâu vào máu của số đông những người đứng trên bục giảng. Nhân vô thập toàn, thầy cũng vậy, có một điểm yếu nho nhỏ. Đó là thầy rất quý những cô gái trẻ, đặc biệt là những thiếu nữ khi nói chuyện mà mắt cứ nhìn xuống. Chẳng cần mất nhiều thời gian, Ánh Nguyệt đã lọt vào tầm ngắm của thầy. Với sự từng trải, thầy biết nữ sinh viên ấy đã phải lòng mình. Cứ để ý cách cô nghe giảng thì biết. Cặp mắt ướt mênh mang đang như muốn thu hết hình bóng thầy, cặp môi hồng hé mở như muốn nuốt hết những lời nói của thầy, ánh mắt thoắt trở nên buồn bã khi nghe hiệu báo hết giờ, những lần vô tình gặp thầy ở chân cầu thang, những lần hỏi bài chỉ để lấy cớ, những kiểu rụt rè hỏi mượn sách của thầy... Nhưng thầy chẳng vội. Thầy chơi trò mèo vờn chuột, điều đó sẽ kích thích thầy hơn.
…Căn hộ bé nhỏ xinh xắn mà ba mẹ thuê cho Ánh Nguyệt nằm trong một khu phố trung tâm nhưng yên tĩnh. Lọt thỏm trong ngõ sâu nhưng bốn bề là vườn, rất nhiều cây lâu năm, cành lá vươn cao che phủ cả toà nhà. Căn hộ nằm trên tầng ba và cũng là tầng trên cùng. Những tán lá xoè vào tận cửa sổ. Mùa hè rất mát, hầu như không cần dùng quạt. Tuyệt nhất là khi mùa thu đến, không khí khô ráo trong lành, chim hót líu lo ngoài bậu cửa sổ, những chiếc lá vàng đôi khi bay vào tận giường ngủ của cô gái. Mùa đông đến cũng không làm cho cô sinh viên văn khoa buồn phiền. Mùi hương hoa sữa lan toả khắp không gian, ùa cả vào phòng cô. Căn phòng được bài trí trang nhã, màu sắc hài hoà, không loè loẹt, lột tả cuộc sống nội tâm của chủ nhân. Nổi bật nhất là giá sách đầy ngộn, được sắp xếp ngăn nắp và có hệ thống. Sách mua, sách mượn thư viện, sách mượn bạn bè. Sách văn học, sử học, chính trị, văn hoá chung, sinh thái..., và chúng còn được xếp thứ tự ABC theo tên tác giả. Ta có thể nhìn thấy những tác phẩm bất hủ của Goethe, của Freud, của Shaskespeare, của Zola, Flaubert, Gabriel Marquez... cùng rất nhiều các tác giả Việt Nam như Tô Hoài, Nam Cao, Nguyễn Tuân....
Trên tường được dán bức ảnh to đen trắng của Marguerite Duras và Agatha Christie. Ánh Nguyệt thích lối viết đơn giản của Marguerite Duras, văn phong mượt mà và nhất là bà luôn để các nhân vật của mình thổ lộ rất nhiều qua những cuộc hội thoại. Mẹ đẻ của Người tình và Hidossima, người yêu của tôi đã làm cô mê mẩn. Cô đã bỏ công sưu tập toàn bộ những tác phẩm của bà và mong muốn học tiếng Pháp để có thể đọc được chúng bằng bản gốc. Cô thích Agatha Christie bởi các cách tạo dựng những sự kiện ú tim lý thú, cách đặt tình huống, giải quyết những gay cấn đều nhẹ nhàng như thật... Cô thích cách quan sát nhìn nhận và phán đoán chiều hướng phát triển xã hội của Zola. Cô cảm giác, trong tác phẩm của mình, cách đây đã gần hai thế kỷ, thế mà nhà văn bậc thầy đó đã viết những điều đang diễn ra ngày hôm nay với những tác phẩm nổi tiếng Vì hạnh phúc các quý bà (Au bonheur des dames) hay Con vật nhận đạo (La bête humaine) cũng hệt như Jules Verne, thiên thần của các em nhỏ, cha đẻ của các thiên truyện Hai vạn dặm dưới biển, Hành trình vòng quanh thế giới trong tám mươi ngày.
Chẳng khó khăn gì, thầy H. đã biết về thân thế, sở thích và địa chỉ nơi cô ở. Một buổi sáng thứ năm, hôm ấy Ánh Nguyệt không phải đến lớp, cô muốn đi mua vài món lặt vặt và nhất là cô có hẹn với một hiệu sách chuyên bán hạ giá, do hiệu nằm sâu hút trong ngõ. Mỗi lần mua ở đó, Ánh Nguyệt bao giờ cũng được giảm từ 30%, đôi lúc đến tận 50%. Trời sắp sang đông nên hơi se lạnh, Nguyệt mặc một chiếc váy chớm gối, áo phông và khoác ngoài chiếc áo gió màu xanh da trời. Trông cô duyên dáng, pha chút đài các.
Đang hý hoáy dắt chiếc xe đạp mini Nhật màu đỏ tươi ra khỏi cổng thì bất chợt thầy H. đỗ xịch xe trước mặt cô. Giật mình ngẩng lên, toàn thân Ánh Nguyệt run bắn:
“Em... thưa thầy... em... em chào thầy ạ!”
Nói rồi mặt cúi gằm. Mặt và tai đỏ nhừ, như thể cô sợ thầy đã đoán được những suy nghĩ của mình. Quả thật, từ ít ngày nay, hình ảnh thầy lúc nào cũng lởn vởn trong tâm trí cô. Cô thấy thầy thật phong độ, hiểu biết. Nhất là hôm thầy giảng về thuyết phân tâm của Freud. Cô ngờ ngợ và nghĩ có lẽ mình cũng bị phân tâm thật. Biết thầy đã có gia đình nhưng cô vẫn muốn thầy để ý đến mình, cũng muốn được nhìn thật sâu vào mắt thầy... Nhưng những từ như “hồ ly tinh”, “người thứ ba”... làm cô hãi hùng, và quả là cô đã cố tránh thầy. Cô đã không đến lớp trong hai cua học cuối cùng của thầy, cố gắng không gặp thầy ở chân cầu thang, cố không đi học về trên cùng con đường như trước, nhờ bạn đem trả thầy những cuốn sách đã mượn...
Nhưng quả thật “khi cố quên là khi lòng nhớ thêm”, càng muốn quên thì hình ảnh thầy hiện ra càng rõ nét hơn, sâu đậm hơn. Cô nhớ khi thầy phát âm có chữ “r”, chữ “tr”, lưỡi thầy cong lên, miệng trành ra, nhìn có vẻ xấu nhưng cô trông thầy lúc ấy lại duyên hết sức. Cách thầy vung tay khi viết trên bảng. Cách thầy đi từng bước dài rồi bỗng quay ngoắt lại để trả lời câu hỏi của một bạn sinh viên nào đó. Cô thích khi thầy mặc áo sơ mi kẻ sọc nhỏ màu phớt hồng và complet màu tàn thuốc lá, cà vạt màu xanh lam, trông thầy chững chạc và quý phái. Nhưng khi mặc quần jean và áo blouson da, thầy mới trẻ trung làm sao... Bây giờ bỗng dưng lại gặp thầy ở đây, cô thật bối rối quá chừng...
Nhưng thầy đã lên tiếng trước:
- Mấy buổi rồi em không đến lớp, thầy lo em bị ốm. Sẵn có chút việc đi ngang qua, thầy rẽ vào thăm em, tiện thể thầy mang cho em mấy cuốn sách.
Ánh Nguyệt lúng túng không biết nên quay vào hay đi tiếp. Thầy giáo cũng cố tình nhìn em như chờ đợi. Hai người cứ đứng như thế chừng năm phút, cô đành mời thầy vào nhà. Khi ấy thầy mới lại lên tiếng:
- Em đang định đi đâu phải không? Hay em cứ đi...
- Không sao ạ, vả lại..
- Ánh Nguyệt đưa mắt liếc nhìn đồng hồ, - bây giờ cũng đã trễ giờ rồi!
Thầy ra chiều hiểu biết:
- Vậy em nên gọi điện báo cho họ biết, xin lỗi vì đã không đến được để họ khỏi chờ.
Vừa nói thầy vừa rút chiếc điện thoại di động đắt tiền, lịch lãm đưa cho Ánh Nguyệt. Cô miễn cưỡng cầm lấy và bấm số máy, lúng túng giải thích với người chủ hiệu sách rằng cô hơi mệt và có lẽ đến chiều mới qua lấy sách được.
Trả lại điện thoại cho thầy, cô lúi húi dắt xe quay lại sân, chỉ chỗ cho thầy để xe và đưa thầy lên căn phòng trọ của mình. Ánh Nguyệt mời thầy ngồi xuống thảm, giải thích nhà chật nên không kê được bàn. Chỉ có một chiếc bàn làm việc duy nhất kiêm chỗ để máy tính. Lúi húi bật ấm điện đun nước pha trà, bỗng cô cảm thấy có làn hơi thở nóng dồn dập sau gáy. Vừa kịp quay lại, thì cô đã bị thầy ôm cứng trong vòng tay. Giọng thầy hổn hển đứt quãng:
- Em, Ánh Nguyệt, anh thương em...
Môi thầy đã kịp gắn chặt lên môi cô trò nhỏ. Lần đầu tiên, cơ thể thiếu nữ chạm vào cơ thể người khác giới. Cả người cô run bắn, rồi chuyển từ cứng đờ sang trạng thái bồng bềnh. Cô cảm thấy như mình đang bay lên, bay lên. Chỉ đến khi bàn tay thầy kéo tung chiếc áo phông, lật tung chiếc xu chiêng và môi thầy rời khỏi môi cô, trượt dần xuống cổ rồi bất ngờ ngậm chặt đầu vú nhỏ hồng hồng, thì những từ “người thứ ba”, “hồ ly tinh”… lại bất ngờ trỗi dậy trong tiềm thức. Ánh Nguyệt bắt đầu vẫy vùng, ra sức giãy đạp hòng thoát khỏi vòng kiềm tỏa của thầy, nhưng con cừu non bé bỏng chưa hiểu một điều sơ đẳng trong tình trường đàn ông rằng cô càng quẫy đạp thì lại càng kích thích họ. Chỉ đến lúc cô nghiêm giọng:
- Nếu thầy không buông ra thì em sẽ hét toáng lên đấy!
Khi ấy, thầy mới rời cô ra, sửa lại chiếc xu chiêng, kéo lại chiếc áo phông cho cô. Miệng thầy ấp úng xin lỗi. Nhìn thầy lúc ấy, Ánh Nguyệt lại thấy tồi tội. Cảm giác va chạm vừa rồi, không phải đã gây cho cô toàn sự khó chịu. Nhưng cô không muốn thổ lộ điều ấy cho thầy biết. Cô quay sang tắt điện trên bếp và pha trà. Hai người quay lại thảm, dù hơi gượng gạo. Vẫn là thầy H. lên tiếng trước:
- Đây là cuốn Từ điển những nhà văn viết tiếng Đức đương đại mà hôm trước em hỏi thầy, thầy đem đến cho em.
- Em cám ơn thầy.
Đồng hồ treo tường của chủ nhà ở tầng dưới thánh thót điểm mười hai tiếng. Ánh Nguyệt kín đáo liếc nhìn đồng hồ trên tay mình. Nhưng thầy vẫn ngồi đó, cắm cúi xem một cuốn sách. Cô thật khó xử, đành rụt rè lên tiếng:
- Đã muộn, hay thầy ở lại, em nấu cơm?
Thầy có vẻ như chỉ chờ câu nói này, liền rời mắt khỏi cuốn sách, khoát tay:
- Thôi, khỏi nấu, em ở nhà sắp bát đĩa, thầy chạy ra đầu phố mua cơm hộp, chúng ta cùng ăn cho vui.
Ánh Nguyệt đành ngoan ngoãn vâng lệnh mà không hề biết rằng đời cô đang chuẩn bị rẽ sang một hướng khác.
Cô dọn ấm chén, lấy ra những chiếc bát xinh xắn, những đôi đũa. Thầy vẫn chưa về. Cô bật nhạc, chọn một đĩa hát thật êm dịu tình tứ của Phú Quang. Ngoài trời có nắng hanh, cả khu phố bỗng yên tĩnh lạ thường. Bà chủ nhà cũng thôi không nghe ca trù hồng hồng tuyết tuyết như mọi ngày nữa. Bà đã ngoài bảy mươi, con cái đều là cán bộ cao cấp thường xuyên đi công tác xa. Mẹ của Ánh Nguyệt có một thời làm cùng cô Hoà, con gái bà, nên mới biết mà gửi cô tới đây. Nói là ở trọ, nhưng bà cụ rất quý cô nữ sinh chăm chỉ nên coi như cháu. Những lúc rảnh, cô thường xuống bà chơi. Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, gia đình bà ở đó không biết từ bao đời, nên bà là một kho tàng hiểu biết về Hà thành. Muốn hỏi chuyện gì bà cũng có thể trả lời. Giọng hát trầm ấm của ca sĩ Thuỳ Dung phát ra từ chiếc máy hát: “Hà nội mùa này trời không buông nắng, phố vắng nghiêng nghiêng cành cây khô…”
Có tiếng xe máy dưới sân, thầy đã về, hớn hở giơ túi xách rất to:
- Thầy phải ra tận Hàng Ngang mới mua được cơm Sài Gòn đấy, thầy trò mình dùng thử nhé.
Thực ra, Ánh Nguyệt chẳng còn bụng dạ nào nghĩ tới ăn cơm nữa. Cô cứ tự hỏi tại sao thầy lại làm thế. Cô đoán thầy không phải không biết rằng cô cảm thấy rất ngại, rằng lần đầu tiên thầy đến chơi nhà cô mà ở lại dùng cơm như vậy là có cái gì đó rất không ổn. Nhưng thầy hình như không để ý đến những băn khoăn của cô gái trẻ. Thầy đưa cho Nguyệt những cái nem tai cuốn:
- Đây, con gái là thích đồ này lắm, thầy mua ở chợ Cầu Gỗ, đấy là nhà gia truyền về món này. Còn đây là món mắm tép, thầy mua ở hiệu Quốc Hương hàng Bông...
Tay giở ra món gì là thầy lại giới thiệu danh tánh và xuất xứ của món đó. Chỉ có hai người mà thầy bày ra như để cho cả chục người ăn không bằng. Ánh Nguyệt đỡ bát, lấy cơm cho thầy. Đây là lần đầu tiên, cô ngồi ăn cơm với một người đàn ông ngay trong nhà mình. Thầy H. ăn uống tự nhiên. Thầy bật một hộp bia mời Ánh Nguyệt, nhưng cô từ chối. Thầy mở chai nước trắng:
- Nhất là đừng bao giờ dùng Cocacola nhé, loại đó không tốt vì có rất nhiều đường. Toàn đường hoá học, nếu sử dụng nhiều, sẽ dẫn đến hậu hoạ khó lường như tiểu đường, suy gan, yếu thận.... Bên châu Âu, người ta khuyến cáo rất nhiều.
Vừa ăn xong bát cơm đầu tiên, Ánh Nguyệt bắt đầu thấy rạo rực một cảm giác khác lạ, cả người bỗng nóng bừng. Máu hình như chảy dồn hết lên mặt, lên tai. Mắt cô trở nên long lanh. Tự nhiên cô thèm được sống lại cảm giác mà thầy H. đã làm với cô hồi sáng. Còn thầy thì vẫn ngồi ăn điềm nhiên. Ánh Nguyệt xin lỗi, ra nhà tắm rửa mặt. Thầy giáo dõi mắt nhìn theo. Thật ra thầy vẫn chú ý theo dõi và không bỏ sót một phản ứng nhỏ nào nơi cô. Thầy cũng chẳng vội. Kiểu của thầy, trăm lần trúng cả trăm. Ánh Nguyệt chuyệnh choạng từ nhà tắm bước vào, ánh mắt nhìn thầy tình tứ, rực lửa. Rồi bất ngờ, cô kéo tuột cả chiếc áo phông, lẫn chiếc xu chiêng của mình, để lộ nửa người phía trên trắng như sáp, đẹp như tượng. Hai núm vú hồng hồng cương cứng. Tự tay cô đưa lên xoa hai bầu vú đẹp như ngà, khiến thầy H. nuốt nước bọt ừng ực. Thầy còn giả bộ:
- Ánh Nguyệt... Ánh Nguyệt, em mặc áo vào đi. Em làm sao vậy?
Nói thế, nhưng thầy đã sà đến bên cô. Bàn tay thầy lướt nhanh lên ngực, lên cổ, lên bụng và chạy dần xuống dưới, lẩn vào giữa hai cặp đùi thon dài, tìm bới giữa túm lông đen huyền mịn như nhung. Thầy làm tất cả chuyện đó thật từ từ nhẹ nhàng. Cặp mắt thầy không rời cặp mắt Ánh Nguyệt mà thầy còn thi thoảng hôn lên đó. Trong đời thầy quen rất nhiều phụ nữ. Già có, trẻ có, sồn sồn có và thanh nữ cũng có, nhưng chưa ai đem lại cho thầy cảm giác như khi ở bên Ánh Nguyệt, nhất là khi cô ngước mắt lên nhìn thầy ở chân cầu thang dạo nọ, cầu khẩn thầy giải thích cho một câu hỏi mà thầy biết mười mươi là cô đã hiểu tường tận. Ánh mắt cô trong veo, sâu thẳm chứa đựng một thứ tình cảm mãnh liệt nồng nàn. Từ dạo đó, ánh mắt ấy không dời khỏi thầy. Chuyện Ánh Nguyệt bỏ liền hai buổi học, khiến thầy phát điên, thầy không thể chờ được nữa. Lúc này, cả tấm thân trần ngọc ngà của cô đang ở trên tay thầy. Cả người cô cong lên chào mời, tay cô điều khiển tay thầy, rồi kéo vít mặt thầy vào ngực mình, chính giữa hai bầu vú. Cô rên lên đê mê khi cảm thấy thầy đưa một vật cứng gì đó vào trong cơ thể mình. Cảm giác khoái lạc lan toả khắp cơ thể. Cô sung sướng hưởng thụ với cảm giác như đang chìm sâu vào một vùng không đáy, dưới lòng đất sâu, trong một sự chơi vơi mà niềm khoái cảm cứ lặp đi lặp lại, và mỗi lần lại như đẩy cô đi xa hơn. Cô cứ lâng lâng như thế cho đến tận lúc chìm hẳn vào giấc ngủ. Trong mơ, cô thấy mình đang đi khám phá những điều kỳ lạ nhất của thế giới loài người.
Khi Ánh Nguyệt tỉnh dậy thì đã gần 5 giờ chiều, ngoài trời đã tối mờ. Thầy H. vẫn ngồi đọc sách bên chiếc đèn bàn. Quần áo thầy chỉnh tề, chỉ có quần áo của cô là xộc xệch, cô không hiểu đã có chuyện gì xảy ra, và tại sao thầy H. lại ở đây. Lần hồi, khi nhìn thấy chiếc khăn tắm trắng tinh của cô hoen vết máu tươi, cô bỗng nhớ ra tất cả: cuộc gặp gỡ với thầy buổi sáng, uống trà, ăn cơm thầy đi mua, cảm giác khác lạ khi ăn đến bát thứ hai.... Cô bật khóc nức nở.
Có lẽ cũng đã quen với cảnh này, thầy giáo cứ để cô khóc một hồi rồi mới đến bên cô:
- Anh xin lỗi, anh thương em, anh sẽ có trách nhiệm với em. Giờ thì anh biết mình không thể sống mà không có em được. Nếu em muốn, anh sẽ li dị vợ và chúng mình sẽ cưới nhau. Hãy cho phép anh được chăm sóc em, anh yêu em...!
Chẳng biết thầy có thực lòng không, nhưng nhìn vẻ mặt thầy lúc ấy hết sức chân thành, đến nỗi mà cô thôi khóc liền sau đó. Thầy âu yếm nói tiếp:
-Tối nay, anh ngủ ở đây nhé?
- Ôi, không được đâu, bà chủ nhà mà biết thì em chết mất!
- Vậy anh về nhà, sáng mai anh đến đón em đi ăn sáng.
- Không được đâu, hãy để em làm một mình, em sợ mọi người biết lắm.
- Vậy khi nào thì anh có thể gặp lại em được?
- Cuối tuần này được không anh?
- Cuối tuần hả? Để anh coi nào. Ô, không được rồi, anh có người bạn đồng nghiệp mới từ Đức qua, chắc anh sẽ phải tiếp ông ấy.
- Vậy thì...
- Thôi được, sáng thứ hai anh không có giờ, mà em cũng đang nghỉ ôn thi phải không, vậy anh sẽ qua vào sáng thứ hai nhé!”
Rồi họ lại hôn nhau và yêu nhau một lần nữa trước khi thầy ra về. Từ hôm đó Ánh Nguyệt chỉ mong đến thứ hai để gặp lại người tình yêu dấu của mình. Sáng thứ hai, đúng hẹn, thầy đến, trên tay là một bó hoa hồng thắm đỏ. Họ hôn nhau ngay khi thầy vào phòng và lại làm tình ngay trên thảm nhà. Họ chẳng muốn dời nhau nữa. Thầy giở túi lấy ra một hộp chocolate bột đưa cho Ánh Nguyệt:
Em cất đi mà dùng, hôm trước ông đồng nghiệp từ Đức sang cho anh, anh đem đến cho em.
Xoay xoay chiếc hộp trên tay, bỗng nắp hộp bật ra, thầy đưa tay đỡ nên chiếc hộp không suy chuyển. Thầy giải thích tự nhiên:
“Hồi sáng, anh có mở ra dùng thử rồi, ngon lắm, em thử ngay đi”.
Ánh Nguyệt lấy hai thìa cà phê cho vào cốc và rót nước nóng. Quả là thơm và có hương vị thật đặc biệt. Cô thấy cảm động, vì không ngờ thầy lại chăm sóc cô đến thế. Ánh Nguyệt thấy hạnh phúc và đã trở thành người tình của thầy H. Tuần hai buổi thầy đến thăm cô. Thỉnh thoảng lại đem tới khi thì hộp chocolate, khi là hộp cà phê sữa, nhưng bao giờ cũng là “anh vừa mở uống thử hồi sáng, ngon lắm, em dùng đi”, đến mức mà nhiều khi cô vừa hỏi và đã nói ngay câu trả lời ấy của thầy.
Ánh Nguyệt vẫn học tốt, nhưng cô bỗng thấy nhanh mệt, hay uể oải và càng ngày lại càng phải dùng nhiều chocolate hay cà phê sữa mà thầy mua cho. Nhiều khi hết mà thầy chưa kịp đem đến, cô ra ngoài mua, nhưng chúng thật nhạt nhẽo vô vị.
Hơn một năm sau lần đầu tiên thầy H. đến nhà Nguyệt thì một buổi tối, một phụ nữ trung niên tìm đến gặp cô. Trông chị đúng dáng một trí thức. Chị nói nhỏ nhẹ, hỏi thăm tình hình học hành của Ánh Nguyệt. Cô gái trẻ giữ kẽ trước người lạ nên không dám thổ lộ. Và chỉ đến gần lúc ra về, chị kia mới nói thật chị chính là vợ của thầy H. Chị cũng nói thẳng với Nguyệt rằng: “Sẽ chẳng có chuyện anh ấy bỏ vợ để cưới em đâu. Chị đã quá quen với những cuộc tình kiểu này của anh ấy! Nhưng lần này, chị thấy nó kéo quá dài, vì thường thì những mối tình của anh ấy chỉ kéo dài vài tuần hoặc vài tháng là cùng. Chị biết em là một cô gái hiền lành và có bản chất tốt, nên không muốn em phải lỡ dở học hành. Em đã bắt đầu năm thứ ba, năm sau ra trường rồi, em phải chuẩn bị để tự lo tương lai của mình chứ đừng chờ đợi gì ở anh ấy!”
Cả chân trời đổ sụp trước mặt cô gái. Cô suy sụp hẳn, học hành yếu kém và thường xuyên bỏ học. Cô nhất định không gặp mặt thầy H. nữa, nhưng khi hết chocolate hay cà phê sữa thì cô lại phải gọi điện cầu cứu thầy, và thế là thầy lại đến.
Một hôm, ngồi nói chuyện với bà chủ nhà mà cô gái trẻ cứ ngáp vặt, lại biểu hiện những cử chỉ lạ lùng. Bà chủ nhà, vốn là bác sĩ về hưu, lại tham gia ban điều hành, hoà giải của tổ dân phố nên ngay lập tức bà cảm thấy cô gái này có vấn đề về ma tuý. Nhưng khi bà hỏi thì cô lại chối, bởi chính cô cũng không hề biết mình đã bị mắc ma tuý, do người tình vàng ngọc đầu độc. Về nhà, tắm gội bằng nước lạnh xong, tĩnh tâm lại và cô suy nghĩ về tất cả các mối quan hệ của mình. Tâm điểm dừng lại ở thầy H., bởi mỗi lần thầy tặng đồ uống bột thì nắp hộp bao giờ cũng đã được mở sẵn. Bây giờ thì cô khẳng định chính hắn đã pha ma tuý vào đó để trói buộc cô.
Không hề biểu hiện cho hắn thấy mình đã phát hiện ra việc làm của hắn. Lần cuối hắn đến nhà, cô lấy cớ mượn xe hắn đi mua bia. Khi hắn ra về, cô cố tình đi bộ tiễn hắn, nói chuyện với hắn rất lâu, đi xa nhà cô hàng cây số. Hắn muốn đưa cô trở lại nhà, nhưng cô nhất định từ chối. Trước khi chia tay hắn còn hôn cô, nhưng cô đã lấy giấy lau ngay khi vừa quay gót. Khi hắn rú ga phóng đi, cô đứng im chờ đợi. Rồi cô nghe thấy một tiếng « ầm » váng tai vẳng lại, chiếc xe lao thẳng vào tường, bắn tung ra, người lái ngã xoài trên mặt đường. Cô mím chặt môi đi về nhà mình. Sau vụ đó, hắn bị gãy một chân và một bên mắt bị hỏng nặng, cả bên má trái bị tượt da, sau thâm sì lại như quỷ hiện hình. Cảnh sát có điều tra nhưng kết luận đó là một tai nạn do phanh xe lâu ngày không thay. Còn cô thì cố giấu bà chủ nhà chuyện mình mắc ma tuý. Bao nhiêu tiền ba mẹ gửi cho cô đều đi mua thuốc để dùng, cho đến lúc không còn tiền nữa, cô định đi làm điếm để có tiền phê thuốc.
Nhưng ngay tối đầu tiên tập tành làm, cô đã bị những cô gái điếm khác có thâm niên đánh tơi tả, xé nát áo váy vì «đất có thổ công». Cô may mắn gặp hai người đàn ông tử tế đã giúp cô thoát khỏi cảnh ê chề rồi họ khuyên cô nên dừng lại trên con đường đang trượt xuống vực thẳm và tiếp tục học xong Đại học. Lương tri cô đã thức tỉnh, cô quyết định đi cai nghiện nhưng không còn hứng thú đi học nữa.
Một thời gian sau, trong kỳ thi viết về Phòng và Chống các tệ nạn xã hội do bộ Công an tổ chức, có một truyện ngắn mang tên « Ai làm úa một vầng trăng » đã được ban tổ chức trao giải cao bởi tính xác thực của câu chuyện và sự dũng cảm nhận sai và tu sửa của nhân vật chính. Nhưng chờ mãi vẫn không thấy tác giả đến nhận giải, mà chỉ có một phụ nữ gọi điện đến ban Biên tập nói rằng mình có biết những nhân vật chính trong truyện ấy, mặc cho người trực ban nói đó là một truyện ngắn và có lẽ là được hư cấu.
Truyện ngắn của Hiệu Constant
Nguồn Văn nghệ số 47/2022