Bởi vậy, mặc dù là “nhật ký” Hồ Chí Minh viết cho riêng mình, song cho đến nay Nhật ký trong tù vẫn là tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất của văn học Việt Nam.
Số ngôn ngữ được biết đã có bản dịch Nhật ký trong tù cho đến nay vẫn chưa thống nhất ở Việt Nam. Theo số liệu từ Bảo tàng Hồ Chí Minh “NKTT đã được dịch ra 20 ngôn ngữ nước ngoài”. Còn theo dịch giả Thúy Toàn, người dành nhiều thời gian sưu tầm và giới thiệu các bản dịch NKTT nhất thì “NKTT đã được dịch sang 25 thứ tiếng”. Đáng chú ý, cả hai nguồn trên đều tính cả bản dịch chữ Quốc Ngữ và bản dịch tiếng Tày - Nùng là các ngôn ngữ của Việt Nam cũng bản chữ Hán in ở Trung Quốc là bản in lại nguyên bản có sửa một số chữ từ dạng viết phồn thể sang dạng giản thể hiện thời.
Còn theo kết quả sưu tầm bước đầu của chúng tôi, được công bố trong cuốn sách “Nhật ký trong tù bằng tiếng nước ngoài” (sưu tầm và giới thiệu), do nhà xuất bản Thông tin và truyền thông liên kết với Vietnambook xuất bản tháng 3/2025, Nhật ký trong tù đã được dịch ra 37 thứ tiếng nước ngoài (không kể các ngôn ngữ của Việt Nam là chữ Quốc Ngữ và tiếng Tày – Nùng).
Các thứ tiếng nước ngoài đó (xếp theo vần chữ cái a,b,c) là: Ả Rập, Anbani, Anh, Ba Lan, Ba Tư, Basque, Belarus, Bengali, Bồ Đào Nha, Croatia, Czech, Đan Mạch, Đức, Esperanto, Galicia, Hàn Quốc, Hebrew, Hindi, Hungary, Hy Lạp, Italia, Kazakh, Lào, Malayalam, Mianma, Mông Cổ, Na Uy, Nga, Nhật, Pháp, Phần Lan, Rumani, Slovak, Sinhali, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Uzbek.
Trong các ngôn ngữ kể trên, chỉ tính những bản dịch được in, các ngôn ngữ có 2 bản dịch trở lên gồm:
- 8 ngôn ngữ có 2 bản dịch là: tiếng Ả Rập, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Đức, tiếng Hàn Quốc, tiếng Lào, tiếng Pháp, tiếng Slovak, tiếng Thụy Điển.
- 3 ngôn ngữ có 3 bản dịch là: tiếng Tây Ban Nha và tiếng Sinhala.
- 3 ngôn ngữ có 4 bản dịch là: tiếng Bengali, tiếng Czeck và tiếng Nhật Bản.
- 1 ngôn ngữ có 8 bản dịch là: tiếng Anh.
Nếu tính số bản dịch khác nhau trong cùng một ngôn ngữ, với 37 ngôn ngữ nước ngoài kể trên đã có 62 bản dịch NKTT đã được in với sự tham gia dịch thuật của 79 dịch giả. Trong số đó, ngôn ngữ có nhiều bản dịch và dịch giả nhất là tiếng Anh, với 8 bản dịch và 10 dịch giả.
Có thể nhận thấy số lượng bản dịch và dịch giả cụ thể của từng ngôn ngữ qua bảng sau đây:
![]() |
Trong số các ngôn ngữ trên đây, 9 ngôn ngữ đã có bản dịch song chưa được biết ở Việt Nam cho đến năm 2020 (là năm chúng tôi bắt đầu sưu tầm và giới thiệu các bản dịch này). Các ngôn ngữ đó là: Ba Tư, Basque, Galicia, Hebrew, Hindi, Hy Lạp, Malayalam, Na Uy và Phần Lan.
![]() |
Một số ngôn ngữ khác đã được một số tác giả kể tên đã có bản dịch và giới thiệu, song chưa đầy đủ hoặc giới thiệu thiếu chính xác là: Ả Rập, Bồ Đào Nha, Đức, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Sinhala. |
Theo tìm hiểu của chúng tôi, cho đến nay các bản dịch NKTT tiếng nước ngoài đã được in ở 42 quốc gia trên thế giới. Các quốc gia đó được liệt kê theo thứ tự a,b,c tên quốc gia và năm xuất bản lần đầu tiên, như sau:
1. Ả Rập Xê Út (2011); 2. Anbani (2015); 3. Anh (1985, 20); 4. Argentina (1968, 2000); 5. Ấn Độ: 3 bản dịch (Malayalam: 1976, 1982, 1991, 1998, 2004, 2005 & 2021; Hindi: 2006; Bengali: 2013); 6. Ba Lan (1962); 7. Bangladesh: 3 bản dịch (1 bản in năm 2012 và 2 bản in năm 2017); 8. Belarus: 2 bản dịch (1968 & 1985); 9. Bồ Đào Nha (1969 – chọn và in lại bản dịch xuất bản lần đầu ở Brazil năm 1968); 10. Brazil: 2 bản dịch (1968 & 1971); 11. Canada: 2 bản dịch (1968 & 1992); 12. Chile (2013); 13. Croatia (1975); 14. Cuba: 2 bản dịch (tiếng Tây Ban Nha: 1970, tiếng Galilica: 1978); 15. Czech: 4 bản dịch (1973, 1980, 1985 & 2011); 16. Đan Mạch (1970); 17. Đức: 2 bản dịch (1967, 1976); 18. Hàn Quốc: 2 bản dịch (2000 & 2003); 19. Hoa Kỳ: 6 bản dịch (2 bản 1968, 1971, 1977, 1978 & 2003); 20. Hungary (1965, 1970); 21. Hy Lạp (1970); 21. Iran (2005); 22. Israel (1975); 23. Italia (1967, 1968, 1972, 1978, 2012, 2015, 2021); 24. Kazakhstan (1980); 25. Lào (1966, 1985); 26. Li Băng (1968); 27. Mexico (2018); 28. Mianma (1966); 29. Mông Cổ: 2 bản dịch (1962 & 1995); 30. Na Uy (1969, 1973); 31. Nga (1960, 1985); 32. Nhật Bản: 4 bản dịch (1967; 1969; 1970 & 1975); 33. Pháp (1963); 34. Phần Lan (1969, 1970 2 lần); 35. Rumani (2005); 36. Slovak: 2 bản dịch (1973 & 2021); 37. Srilanka: 3 bản dịch (1996, 2005 & 2014); 38. Syria (1969); 39. Tây Ban Nha: 2 bản dịch (tiếng Tây Ban Nha 1974, 1977 & tiếng Basque 1985); 40. Thụy Điển: 2 bản dịch (1969 & 1970, 1975); 41. Uzebekistan (2023). 42.Việt Nam (chưa đầy đủ): tiếng Pháp (1960, 1965); tiếng Anh (1962, 1965, 1967, 1972, 1998, 2017), tiếng Nga (1975).