Thuật ngữ “đa văn hóa” gần gũi nhưng không đồng nhất với “liên văn hóa”. Đa văn hóa là sự tiếp xúc của nhiều nền văn hóa, là sự cộng gộp mang tính số học giản đơn, bên ngoài. “Liên văn hóa” không chỉ là sự tiếp xúc mà còn là sự xuyên thấm, tương tác, đối thoại lẫn nhau giữa các nền văn hóa, chú ý tới sự phân tích, chọn lựa, hiệu quả giao tiếp, tiếp thu những tri thức mới tạo ra các giá trị văn hóa mới.
Tôi và Ý Nhi quen biết nhau từ thời vào đại học; Nhi, từ một trường học sinh miền Nam ở Hải Phòng; tôi, từ trường phổ thông một tỉnh đồng bằng miền Bắc. Bốn năm đại học, bọn tôi chỉ có một năm ở Hà Nội, ba năm sơ tán vùng rừng núi Đại Từ, Thái Nguyên, bảo vệ luận án tốt nghiệp cũng giữa rừng. Ra trường, Nhi được bổ về viện nghiên cứu, rồi chuyển đi làm công việc biên tập sách
Đời sống âm nhạc 45 năm qua kể từ khi đất nước thống nhất có khá nhiều biến động. Không biến động sao được trước sự chuyển giao giữa hai thế kỷ và hai thiên niên kỷ, trước sự du nhập liên tiếp thành quả văn minh nhân loại từ các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 và 3 rồi bắt đầu hướng tới “4.0”, trước những đổi thay của đất nước từ cơ chế quản lý bao cấp sang kinh tế thị trường…
Một hãng tin phương tây vừa công bố kết quả cuộc khảo sát khá thú vị với nội dung “Tại sao chúng ta hành xử giống những người xung quanh”. Cuộc khảo sát đã phân tích những ảnh hưởng tốt, xấu của bạn bè, gia đình, cộng đồng xã hội đối với mỗi người mà thói quen bắt chước có thể làm thay đổi bản ngã của bất kỳ ai Câu chuyện này khiến tôi bỗng nghĩ đến “thói quen vòi vĩnh” của công chức nước ta, cũng bắt nguồn từ cái sự “gần mực thì đen” khi mà những “ngọn đèn” không thể rạng được, thậm chí bị vùi dập, loại bỏ.