Sự kiện & Bình luận

Thủ tướng: Cần " Cơ chế đặc biệt" và "công cụ đặc biệt" cho Khoa học công nghệ

Hồng Phúc
Chính trị xã hội
13:15 | 16/02/2025
Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, cần các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù
aa

Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ trong phiên thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Thủ tướng: Cần
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù. Ảnh CP

Theo Thủ tướng, để tháo gỡ vướng mắc về thể chế liên quan, Chính phủ đã chỉ đạo tập trung sửa một loạt các luật như: Luật Ngân sách nhà nước, các luật thuế, Luật Doanh nghiệp, Luật Khoa học và công nghệ…; một số luật có thể trình tại Kỳ họp Quốc hội trong tháng 5 này.

Tuy nhiên, để Nghị quyết 57 đi vào cuộc sống ngay, Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Nghị quyết thí điểm một số chính sách để tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Dự thảo Nghị quyết tập trung tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc đang rất cần thiết để thực hiện Nghị quyết 57 nên cũng chưa bao trùm, toàn diện hết các vấn đề; do đó sau khi ban hành Nghị quyết này cần tiếp tục sửa các luật khác.

Do đó, Thủ tướng cho rằng phải có các chính sách cụ thể hơn thì mới thực hiện được Nghị quyết 57, mới thực sự là đổi mới, Thủ tướng nhấn mạnh cần nghiên cứu bổ sung các cơ chế, chính sách đặc biệt chứ không chỉ là đặc thù, đặc thù thì ở một cấp khác. Sự đặc biệt này thể hiện ở một số điểm.

Thứ nhất, cần "cơ chế đặc biệt" trong phát triển kết cấu hạ tầng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, bởi hạ tầng của chúng ta đang còn rất yếu. Trong khi nguồn lực cần rất lớn, vì vậy ngoài nguồn lực Nhà nước, phải có cơ chế để huy động nguồn lực hợp tác công tư, từ doanh nghiệp, từ xã hội và người dân.

Thứ hai, cần "cơ chế đặc biệt" cho quản lý, quản trị hoạt động khoa học công nghệ, trong đó có các hình thức: lãnh đạo công và quản trị tư; đầu tư công và quản lý tư; đầu tư tư nhưng sử dụng công.

Thứ ba, "cơ chế đặc biệt" cho các nhà khoa học có thể thương mại hóa các công trình khoa học; "cơ chế đặc biệt" trong thủ tục, phân cấp, phân quyền cho tỉnh, thành phố, bộ, ngành; xóa bỏ cơ chế xin-cho, giảm thủ tục hành chính..., quản lý, đánh giá trên cơ sở hiệu quả tổng thể.

Thứ tư, đề cập đến vấn đề miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro đối với người soạn thảo, xây dựng chính sách nhưng chưa có cơ chế miễn trừ cho người thực hiện, Thủ tướng nhận định, đây là vấn đề khó, vì tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, nếu không có cơ chế bảo vệ người thực hiện thì sẽ dẫn đến tình trạng sợ trách nhiệm, "chuyển chỗ này, chỗ khác", "không muốn làm vì không được bảo vệ". Do đó, cần thiết kế thêm cơ chế miễn trừ trách nhiệm khi xảy ra rủi ro cho cả người tổ chức thực hiện và người thiết kế chính sách.

Thứ năm, Thủ tướng khẳng định, "cơ chế đặc biệt" trong thu hút nguồn nhân lực, không chỉ để thu hút người làm ngoài khu vực Nhà nước vào khu vực Nhà nước, mà còn phát triển doanh nghiệp tư nhân về khoa học công nghệ, thu hút nhân lực nước ngoài vào Việt Nam để góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Các chính sách sẽ gồm thuế, phí, lệ phí, nhà cửa, chỗ ở, visa và hợp đồng lao động...

Như vậy, từ các "cơ chế đặc biệt" trên, Thủ tướng cho rằng cần thiết kế "công cụ đặc biệt" để quản lý, phát huy hiệu quả và bảo đảm công khai, minh bạch, không xảy ra vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí... trong nghiên cứu khoa học. Bởi theo Thủ tướng, trong quá trình nghiên cứu khoa học, những đột phá có thể thành công, nhưng cũng có những thất bại, do đó cần chấp nhận rủi ro, độ trễ trong nghiên cứu khoa học. Vì vậy, có thể xem những thất bại hay độ trễ đó như là "học phí" phải trả để có thêm kiến thức, kinh nghiệm, bản lĩnh, trí tuệ, tuy nhiên, cũng phải loại trừ động cơ cá nhân, không vụ lợi mà phải vô tư, trong sáng, vì lợi ích chung của đất nước.

Bản tin Văn nghệ ngày 27/4/2025

Bản tin Văn nghệ ngày 27/4/2025

Baovannghe.vn - Thụy Điển trao tặng Việt Nam phim tài liệu về 30/4/1975; Không tổ chức Liên hoan phim quốc tế TP. Hồ Chí Minh 2025; Thành lập Ban Tổ chức Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hoá, Thể thao và Du lịch” lần thứ Ba...là sự kiện được điểm tại Bản tin ngày 27/4/2025
Dưới ánh sao đêm

Dưới ánh sao đêm

Baovannghe.vn - Như một thói quen của nhịp sống riêng tư, tôi vẫn thường thích dạo ngắm phố giữa hoàng hôn rồi chạm vào lòng đêm yên bình.
Ngộ - Thơ Nguyễn Khánh Linh

Ngộ - Thơ Nguyễn Khánh Linh

Baovannghe.vn- Vẳng nghe một tiếng chuông chùa/ Từ trong xa vắng như vừa ngân lên
Xuất bản “Đường Kách mệnh” theo tiêu bản gốc năm 1927

Xuất bản “Đường Kách mệnh” theo tiêu bản gốc năm 1927

Baovannghe.vn - Cục Xuất bản, In và Phát hành chủ trì, phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, NXB Văn học, Thư viện Quốc gia Việt Nam và một số đơn vị liên quan tổ chức xuất bản cuốn sách Đường Kách mệnh theo tiêu bản gốc Bảo vật quốc gia lưu tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Chương trình chiếu phim chọn lọc “Nửa thế kỷ phim Việt Nam về chiến tranh”

Chương trình chiếu phim chọn lọc “Nửa thế kỷ phim Việt Nam về chiến tranh”

Baovannghe.vn - Chương trình chiếu phim chọn lọc “Nửa thế kỷ phim Việt Nam về chiến tranh” là một trong những nội dung quan trọng trong Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng lần thứ ba (DANAFF III), diễn ra từ ngày 29/6 - 5/7/2025