Sự kiện & Bình luận

“Trường học hạnh phúc” trước những xáo trộn xã hội

Sự kiện & Bình luận
08:23 | 30/05/2024
Lĩnh vực nào cũng cần sự yên bình, ổn định nhưng có lẽ nhà trường là nơi cần điều này nhất. Ngoài việc chính là dạy và học, nhà trường thường có những phong trào hỗ trợ để việc dạy và học hiệu quả hơn. Các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục trên thế giới cũng như ở Việt Nam luôn luôn đau đáu về việc tạo ra môi trường vui tươi, lành mạnh, thoải mái để học sinh học tập và sinh hoạt thuận lợi và đầy cảm hứng. Chính vì vậy các mô hình trường học luôn luôn được đổi mới để phù hợp với sự phát triển của thời đại
aa

Lĩnh vực nào cũng cần sự yên bình, ổn định nhưng có lẽ nhà trường là nơi cần điều này nhất. Ngoài việc chính là dạy và học, nhà trường thường có những phong trào hỗ trợ để việc dạy và học hiệu quả hơn. Các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục trên thế giới cũng như ở Việt Nam luôn luôn đau đáu về việc tạo ra môi trường vui tươi, lành mạnh, thoải mái... để học sinh học tập và sinh hoạt thuận lợi và đầy cảm hứng. Chính vì vậy các mô hình trường học luôn luôn được đổi mới để phù hợp với sự phát triển của thời đại.

Trước đây, mô hình xây dựng “trường học thân thiện” được nhiều địa phương thực hiện. Ngày nay, mô hình “trường học hạnh phúc” đang được nói tới nhiều và ngày càng phổ biến ở Việt Nam, được các cấp lãnh đạo, các nhà trường quan tâm. Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các ngành hữu quan đã tổ chức nhiều hội thảo về xây dựng “trường học hạnh phúc”, được dư luận xã hội quan tâm.

Trẻ em là trung tâm của trường học hạnh phúc

Khái niệm “trường học hạnh phúc” (Happy Schools) được tổ chức UNESCO đưa ra vào năm 2016. Mô hình “Trường học hạnh phúc” được xây dựng dựa trên 3 yếu tố then chốt: con người, quy trình và môi trường. Về “con người” là mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh; giữa giáo viên với giáo viên và giữa học sinh với học sinh. Các mối quan hệ trên đây được xây dựng trên cơ sở tình thương, trách nhiệm, hướng tới trí thức và những giá trị nhân văn, nhân đạo. Về “quy trình” là các chính sách, kế hoạch hoạt động dạy và học… được thiết kế để ngôi trường được vận hành hợp lý, hiệu quả, đầy cảm hứng khám phá, sáng tạo. Về “môi trường” là những địa điểm, không gian vật chất và không gian văn hóa thoáng đãng, sạch sẽ, xanh tươi, an toàn, thân thiện với học sinh và giáo viên.

Như vậy là mô hình “Trường học hạnh phúc” là sự nâng cao của mô hình “Trường học thân thiện” do UNICEF đề xướng từ những thập kỷ cuối của thế kỷ trước. Ở Việt Nam, điều này cũng không hoàn toàn mới mẻ: Cách đây trên 15 năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”. Trong tình hình hiện nay, việc xây dựng “Trường học hạnh phúc” đối với Việt Nam là vô cùng cần thiết. Cốt lõi của “Trường học hạnh phúc” là học sinh và giáo viên phải được học tập và sinh hoạt trong môi trường và không khí vui vẻ, thoải mái, thân thiện, an toàn, chứa chan hi vọng… Để có được những điều đó, mỗi một con người cần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Nhân vật quan trọng nhất, có vai trò quyết định là hiệu trưởng. Hiệu trưởng chính là người truyền cảm hứng cho tất cả giáo viên, học sinh dạy và học một cách say mê.

Hiện nay ở Việt Nam có nhiều loại hình trường: trường công lập và trường ngoài công lập (dân lập, tư thục, quốc tế…) nên hiệu trưởng có thể được bổ nhiệm, có thể được bầu, hay đơn giản hiệu trưởng chính là “ông chủ” của ngôi trường. Dẫu thế nào thì muốn có “Trường học hạnh phúc”, hiệu trưởng phải là con người có trí tuệ, giàu kiến thức, giàu tình thương và trách nhiệm, công tâm, có kỹ năng quản lý và luôn luôn sáng tạo. Nếu hiệu trưởng nào thiếu những phẩm chất như vậy thì khó lòng có được “Trường học hạnh phúc”.

Đội ngũ giáo viên chính là những con người trực tiếp hàng ngày, hàng giờ tạo ra và duy trì không khí vui tươi, thoải mái trong ngôi trường. Họ vừa là những người truyền đạt kiến thức, vừa là những người thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Họ phải lấy học sinh làm trung tâm, điều chỉnh thái độ, hành vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng, ở mức độ nào đó, giáo viên chủ nhiệm phải hiểu rõ hoàn cảnh của từng học sinh. Cùng đó, đội ngũ nhân viên của nhà trường (kế toán, thủ quỹ, thủ thư, bảo vệ, nhà bếp v.v…) cũng cần nhận thức được mình làm việc trong môi trường giáo dục nên cách ứng xử cũng cần mô phạm hơn. Cách giao tiếp, nói năng cần được thực hiện ở một tầm văn hóa cao và có tính thẩm mỹ...

Đặc biệt, học sinh là “nhân vật chính” của nhà trường, các em đến trường là để học tập và rèn luyện nhưng tuổi đời và “danh hiệu học trò” không phải khi nào cũng khiến cách em ngoan ngoãn vâng lời dạy bảo của thầy cô và người lớn. Ngoài việc học, hoạt động vui chơi cũng là “công việc” quan trọng của các em. Trong ngôi trường hạnh phúc, các em phải được chơi những trò chơi phù hợp với lứa tuổi. Vui chơi đối với tuổi học trò là công việc nghiêm túc. Đồng thời, phụ huynh của các em tuy là những người ít khi có mặt ở nhà trường, nhưng vai trò và trách nhiệm của họ cũng rất lớn. Họ sẽ yên tâm khi con em của mình được học tập và rèn luyện trong môi trường giáo dục thân thiện, dân chủ, văn minh, đầy tình thương và trách nhiệm. Điều đó đòi hỏi họ cần phải hợp tác chặt chẽ với nhà trường, luôn lắng nghe những phản hồi của nhà trường, nhất là các giáo viên chủ nhiệm và bộ môn, phản ánh về việc học tập và rèn luyện của con em mình.

Hiện nay, việc xây dựng “Trường học hạnh phúc” là nỗi trăn trở của không chỉ các nhà giáo, mà là sự quan tâm của toàn thể xã hội. Đây cũng chính là mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành giáo dục hiện nay. Để hoàn thành nhiệm vụ này, không hề dễ nhưng cũng không quá khó. Để có “Trường học hạnh phúc”, trước hết cần hiệu trưởng xứng tầm, được toàn bộ giáo viên tôn trọng và học sinh kính yêu. Đây có vẻ như là một yêu cầu hơi khó đối với các trường công lập. Lãnh đạo ngành giáo dục cần để ý tới điều này, không dùng các biện pháp hành chính can thiệp thô bạo vào hoạt động của nhà trường. Những năm gần đây, việc học bán trú đã trở nên phổ biến không chỉ ở thành phố mà còn cả ở nông thôn. Việc ăn, uống ở trường cũng trở nên quan trọng hơn. Do đó, các bữa ăn ở trường cần bảo đảm vệ sinh và đủ chất. Ngoài chuyện học say mê, chơi thoải mái thì chuyện ăn và chuyện nghỉ là hai yếu tố có sức nặng trong “cơ cấu hạnh phúc”.

Muốn đất nước có sự phát triển bền vững, hãy duy trì môi trường sư phạm trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Với những gì diễn ra trong xã hội hiện nay, bảo vệ sự yên bình, trong trẻo cho nhà trường là điều vô cùng cần thiết. Bảo vệ môi trường sư phạm trong bối cảnh xã hội đang trải qua những xáo trộn lớn là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng để đảm bảo chất lượng giáo dục và sự phát triển của các thế hệ tương lai. Chúng ta không có phép màu để ngăn chặn những tiêu cực ngoài xã hội tràn vào nhà trường; song, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp để đảm bảo môi trường sư phạm trong nhà trường vẫn ổn định và tích cực trong một xã hội đang có nhiều xáo trộn. Trước hết, cần phải tăng cường giao tiếp và thông tin cho các đối tượng hữu quan trong nhà trường. Trước đây, người ta kêu gọi và tìm mọi cách để ngăn chặn hoặc hạn chế những thông tin tiêu cực tràn vào nhà trường. Điều đó thật lý tưởng nhưng thực tế hiện nay là... không tưởng. Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, thông tin bùng nổ trên mạng xã hội cập nhật đến từng phút, thì giáo viên và học sinh là những người có ưu thế trong việc tiếp cận thông tin nhất. Vì vậy, thay vì bưng bít thông tin, chúng ta chấp nhận để nhà trường được tiếp cận mọi loại thông tin. Chỉ có điều chúng ta phải đủ bản lĩnh và trí tuệ để giáo viên và học sinh hiểu đúng bản chất thông tin, đánh giá đúng và làm chủ tình hình. Cần tăng cường giao tiếp chia sẻ thông tin đến giáo viên, học sinh và phụ huynh để họ có thể hiểu rõ hơn về tình hình, bản chất của hiện tượng để biết cách ứng phó. Cùng đó, phải có các biện pháp thiết thực và hiệu quả để hỗ trợ tinh thần và tâm lý cho các đối tượng trong nhà trường, nhất là với đội ngũ giáo viên. Trước những sự cố, những xáo trộn xã hội, giáo viên có thể gặp phải nhiều thách thức về tinh thần và tâm lý. Cần cung cấp hỗ trợ tâm lý và tinh thần cho họ thông qua các chương trình tập huấn, tư vấn cá nhân, hoặc các biện pháp hỗ trợ tâm lý khác.

Bảo vệ môi trường sư phạm trong bối cảnh xã hội đang chịu những xáo trộn, nhất là những xáo trộn về đạo đức và văn hóa, là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự hợp tác và cam kết từ tất cả các bên liên quan. Tất cả chúng ta đều có nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi trong việc này! Hãy thể hiện tính tích cực xã hội trong một xã hội đang xáo trộn mạnh, đồng nghĩa với việc có nhiều thách thức và cơ hội.

Hồ Bất Khuất

Nguồn Văn nghệ số 21/2024


Dấu mốc trên hành trình tiểu thuyết

Dấu mốc trên hành trình tiểu thuyết

Baovanghe.vn - Tấn kịch ở Hạ Lỗi là tiểu thuyết thứ 6 trên hành trình tiểu thuyết của Nguyễn Nhuận Hồng Phương. Thiên truyện bắt đầu bằng cuộc hồi hương nhọc nhằn và bất đắc dĩ của thông phán Trịnh Huệ và cậu con trai Trịnh Hạ mới 7 tuổi đầu của ông.
Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Baovannghe.vn - Tối ngày 19.9.2024 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình VHNT năm 2023, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội)
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.