Sáng tác

Từ bài thơ cổ "Thị Bách Quan" của Vua Thành Thái

Chử Văn Long
Thơ
08:36 | 23/07/2024
Phiên âm: Vò võ văn văn cẩm y bào/Trẫm vi thiên tử độc gian lao/Tam bôi hoàng tửu quần lê huyết/ Nhất trản thanh trà bách tính cao/ Thiên lệ lạc thời dân lệ lạc
aa
Từ  bài thơ cổ

Phiên âm:

võ văn văn cẩm y bào

Trẫm vi thiên tử độc gian lao

Tam bôi hoàng tửu quần lê huyết

Nhất trản thanh trà bách tính cao

Thiên lệ lạc thời dân lệ lạc

Ca thanh cao xứ khốc thanh cao

Can qua thử hội hưu đàm luận

Lân tiếp thương sinh phó nhĩ tào

(Năm Quý Mão, Thành Thái thứ 14,

tuần du Bắc Hà, ngự bút)

Dịch nghĩa:

Nay là văn quan võ tướng áo gấm xênh xang. Trẫm ở ngôi vua một nước mà cô độc gian lao. Ba chén rượu ngự quý mà như uống máu dân nghèo. Mỗi chén trà thơm như ngấm bởi mồ hôi trăm họ. Trời cũng phải rơi lệ trước cảnh nước mắt đầm đìa của dân chúng lầm than. Tiếng ca cất lên giữa tiếng khóc than rên xiết. Hãy đừng cao đàm khoát luận bàn việc đâu đâu. Khi tai nghe bao nỗi đau thương khổ cực đang kề ngay bên cạnh…

Dịch thơ:

Cẩm bào mũ áo xênh xang

Văn quan võ tướng nở nang mặt mày

Riêng ta ngôi báu trong tay

Cô đơn ai tỏ lòng này cho ta

Đắng cay nhấp chén hoàng hoa

Mồ hôi trăm họ hay là máu dân

Không lau được lệ dân lành

Ngồi nghe nhã nhạc vang lừng được sao?

Thôi đừng bàn chuyện cao siêu

Hãy thương cảnh sống đói nghèo xung quanh

Chuyện những ông vua làm thơ thì không có gì lạ. Ngay trong triều Nguyễn, một triều đại về mặt lịch sử, chính trị, thời gian còn phải tốn thêm bút giấy luận bàn. Chỉ riêng lĩnh vực văn chương, dòng tộc triều đại phong kiến cuối cùng này đã để lại gương mặt Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương sáng giá trên văn đàn nước Việt:

Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán

Thi đáo Tùng, Tuy bất thịnh Đường

(Văn đến như Nguyễn Siêu, Cao Bá Quát thì thời tiền Hán rực rỡ cũng khó tìm được. Còn thơ đến như Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương có thể làm mờ đi cả những tên tuổi bất hủ Lý Bạch, Đỗ Phủ, Thôi Hiệu… đời Đường).

Rồi tài thơ của ông vua Tự Đức cũng để lại trong lòng người đọc những câu thơ cảm mến khi khóc người thiếp chết trẻ - Thị Bằng:

Đập vỡ cổ gương tìm thấy bóng

Xếp tàn y lại để giành hơi

Ở các triều đại trước, Lý Thường Kiệt từng đã viết bài thơ đầy không khí hào sảng khi sông núi sạch bóng quân thù. Vua Trần Nhân Tông ba lần đánh thắng giặc Nguyên, nhường ngôi cho con, đi tu và làm thơ, mở lòng cùng cõi thanh tĩnh cao siêu. Vua Lê Thánh Tông không chỉ là vị vua anh minh trị nước, lại từng giữ chức chủ soái tao đàn thơ “Nhị thập bát tú” ngợi ca giang sơn thời thịnh trị của mình. Cái lạ ở bài thơ vừa trích dẫn trên là nó lại được thốt ra từ trái tim thao thức quặn thắt của ông vua triều Nguyễn... Đáng lẽ câu nói những chén rượu đang uống như uống máu dân nghèo. Mỗi chén trà thơm như ngấm bởi mồ hôi trăm họ xuất phát từ cửa miệng của những người bị áp bức bóc lột nhìn về phía vua quan phong kiến để oán hận căm thù, thì mới đúng với lẽ thường. Đằng này ta lại nghe từ chính miệng ông vua, rất ý thức được cương vị, quyền uy của mình: Riêng ta ngôi báu trong tay… “Ta” đang ở ngôi vị cao nhất của muôn dân trăm họ, nhưng không phải ngôi vị để hưởng thụ khi đất nước suy vong, nhân dân lầm than đau khổ thế này. Nhìn hai hàng văn quan võ tướng, những kẻ ăn lộc nước, đáng lẽ phải giúp vua cứu dân, cứu nước trong cơn nguy khốn. Thì, chỉ thấy toàn bọn xênh xang áo mũ ngồi cao đàm khoát luận bàn không đâu… “Tiếng đàn ca nhã nhạc vang lên lấp tiếng kêu than rên xiết của dân lành. Đến trời cũng phải nhỏ lệ trước cảnh tình này!...”. Một vị hoàng đế mà phải thốt lên: Cô đơn ai tỏ lòng này cho ta?

Từ chỗ thương những người dân dưới quyền mình cai trị mà không lo được cho họ kiếp sống làm người yên ấm, yên bình, không lau được nước mắt đắng cay cho họ, ông thấy mình có tội:

Đắng cay nhấp chén hoàng hoa

Mồ hôi trăm họ hay là máu dân

Từ xưa không biết do đâu tôi luôn mặc cảm, đã là vua chúa quan lại thống trị thì ở đâu, thời nào cũng đè nén bóc lột dân lành. Dân như con ong cái kiến, sống chết ở trong tay quan lại, vua chúa. Đọc được bài thơ này của vua Thành Thái, tôi bỗng xúc động bàng hoàng. Nó làm thay đổi hẳn nếp nghĩ trong tôi: Đâu kể thường dân, quan lại hay vua chúa, chỉ có những trái tim làm nên thiện ác giữa con người. Nhưng người có trái tim yêu thương đến mức tự kỷ, tự trách mình:“Nhấp chén rượu là uống máu của lê dân/ Mỗi chén trà thơm như được lọc từ mồ hôi trăm họ”, thì chưa bao giờ tôi đọc được ở đâu, hay nghe ai nói những lời như vậy.

Thành Thái ở ngai vàng ngắn ngủi, triều đại ông trị vì không để lại vẻ vang gì cho đất nước giai đoạn suy vong. Giờ chế độ vua quan không còn, nhưng chắc con người còn lâu lắm vẫn sống cùng những rủi may phận số. Kẻ may mắn có chức quyền, giầu sang, danh vọng. Nhiều người lận đận suốt đời mà không kiếm đủ manh áo bát cơm. Những câu thơ đau đáu nỗi lòng về nhân cách làm người của một ông vua thời đã qua, sẽ còn gợi mãi cho ta nhìn vào nhân cách sống của những người được nắm giữ quyền uy chèo lái non sông đất nước ở bất cứ thời nào.

Chử Văn Long | Báo Văn nghệ

Tên bài viết do Baovannghe.vn đặt

Nhà văn Việt Nam tham dự Diễn đàn Văn học châu Á lần thứ V tại Hàn Quốc Tín hiệu xanh mang văn chương Việt ra thế giới Khoác áo mới cho các nhân vật trong văn học dân gian Tự lực văn đoàn qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Văn học Việt Nam Vài nét về văn học dân tộc thiểu số, miền núi sau 1975
Cũng tại mùa đông. Truyện ngắn của Lê Minh Hà

Cũng tại mùa đông. Truyện ngắn của Lê Minh Hà

Baovannghe.vn- Bờ Hồ là nơi ông biết nhất. Ngôi nhà nơi ông được sinh ra ngay Hàng Bài, nhìn qua là Tràng Tiền Plaza, xưa là Bách hóa tổng hợp, xưa hơn là nhà Goda. Bà mẹ ông lúc còn sống vẫn gọi là nhà Goda, bảo vào đó đếm cũng ra hơn trăm thứ hàng hóa, hơn một bách, mỗi tội ông nhà nước chỉ bày chẳng thấy bán. Mười năm cấp một hai ba trường ông học loanh quanh nơi này cả.
The Vienna Concert - Trái tim âm nhạc cổ điển châu Âu đập rộn ràng tại Hà Nội

The Vienna Concert - Trái tim âm nhạc cổ điển châu Âu đập rộn ràng tại Hà Nội

Baovannghe.vn - Hai đêm diễn Hòa nhạc Vienna - The Vienna Concert, thuộc chuỗi Musical Seasons 2024-2025, đã chính thức khép lại vào tối 24/11/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, để lại những dư âm không thể nào quên trong lòng khán giả Thủ đô.
Đeo lại xà tích - Thơ Trần Đức Tín

Đeo lại xà tích - Thơ Trần Đức Tín

Baovannghe.vn- Em đã về rồi phải không/ hãy đến đây ngồi xuống bên cọn nước
50 năm Văn học Đà Nẵng: Nhìn lại để vươn tới đỉnh cao

50 năm Văn học Đà Nẵng: Nhìn lại để vươn tới đỉnh cao

Baovannghe.vn - Với sự kế thừa một truyền thống Văn học quý giá và với những tiềm năng, những triển vọng đã và đang có, các Nhà văn Đà Nẵng và Hội Nhà văn TP Đà Nẵng sẽ có một bước phát triển mới, có bước bứt phá để vươn đến đỉnh cao
Tiếng thơ của hai cha con Chế Lan Viên, Phan Thị Vàng Anh

Tiếng thơ của hai cha con Chế Lan Viên, Phan Thị Vàng Anh

Baovannghe.vn - Bộ sách giáo khoa của nhóm Cánh Diều có tác phẩm của hai cha con đặc biệt. Đó là quyển Ngữ văn 11, tập 2 có trích bài thơ Tình ca ban mai của Chế Lan Viên (1920-1989); còn ở Tiếng Việt 2, tập 1 có trích bài thơ Mèo con đi học của Phan Thị Vàng Anh (sinh 1968).