Chuyên đề

Tự lực văn đoàn qua hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Văn học Việt Nam

Bảo tàng Văn học Việt Nam
Tư liệu
21:10 | 22/07/2024
Tự lực văn đoàn, tổ chức văn học đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, đã có nhiều đóng góp to lớn cho nền văn hóa - văn nghệ nước nhà.
aa

Bảo tàng Văn học Việt Nam đã xây dựng một gian trưng bày trang trọng, hấp dẫn về nhóm Tự lực văn đoàn - tổ chức văn học đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam do tư nhân sáng lập; một hiện tượng trên văn đàn đương thời và có những đóng góp to lớn cho nền văn hóa - văn nghệ nước nhà.

Tự lực văn đoàn qua hiện vật trưng bày ở Bảo tàng Văn học Việt Nam
Ảnh tư liệu về nhóm Tự lực văn đoàn - Ảnh: BTVHVN

Nhiều tài liệu, hiện vật gốc, quý đã được lựa chọn giới thiệu đến công chúng, tiêu biểu phải kể đến:

Cố trạch của nhóm Tự lực văn đoàn, là quê hương, chốn đi - về, nơi giao lưu của các bậc văn nhân - thi sĩ, những người cùng chung chí hướng nghệ thuật gồm các nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo, Khái Hưng, Thạch Lam, Trần Tiêu; các nhà thơ Tú Mỡ, Thế Lữ, Xuân Diệu...

Đặc biệt, nơi đây cũng là bối cảnh của các tác phẩm đi vào lòng người như: Hai đứa trẻ, Gió lạnh đầu mùa, Dưới bóng hoàng lan, Nhà mẹ Lê...

Tự lực văn đoàn qua hiện vật trưng bày ở Bảo tàng Văn học Việt Nam
Ảnh tư liệu “Ga xép” Cẩm Giàng, nơi từng chứa đựng nhiều kỷ niệm đẹp đẽ về các thành viên chủ chốt của nhóm (Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam) - Ảnh: BTVHVN

Nhóm Tự lực văn đoàn là một văn đoàn do nhà văn Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) khởi xướng và bắt đầu hình thành vào cuối năm 1932, chính thức tuyên bố thành lập vào ngày 2 tháng 3 năm 1934. Mặc dù do tư nhân sáng lập nhưng Tự lực văn đoàn mang đầy đủ tính chất hội đoàn, sáng tác theo nghĩa hiện đại và hoạt động rất chuyên nghiệp như: có trụ sở chính được đặt ở số 80 phố Quán Thánh - Hà Nội; cơ quan ngôn luận là báo Phong hóa, sau là Ngày nay; có nhà xuất bản Đời nay.

Tự lực văn đoàn qua hiện vật trưng bày ở Bảo tàng Văn học Việt Nam
Tác phẩm "Nắng trong vườn" của Thạch Lam do NXB Đời nay phát hành - Ảnh: BTVHVN
Tự lực văn đoàn qua hiện vật trưng bày ở Bảo tàng Văn học Việt Nam
Báo "Phong hóa" - Ảnh: BTVHVN
Tự lực văn đoàn qua hiện vật trưng bày ở Bảo tàng Văn học Việt Nam
Báo "Ngày nay" - Ảnh: BTVHVN

Không chỉ sáng tác, Tự lực văn đoàn còn trao giải thưởng cho các nhà văn, nhà thơ không thuộc nhóm. Giải thưởng được trao hai năm một lần và được xét trao ba lần vào các năm 1935, 1937, 1939. Đây là một giải thưởng uy tín, bảo chứng danh giá cho sự nghiệp văn chương của những người đoạt giải, đồng thời tác động mạnh mẽ tới văn chương đương thời.

Nhiều tác phẩm được trao giải đã trở thành "hiện tượng" trong đời sống văn học và phần nhiều trở thành tác phẩm xuất sắc ghi dấu ấn vào lịch sử Văn học Việt Nam như: Ba (Đỗ Đức Thu), Diễm dương trang (Phan Văn Dật), Bóng mây chiều (Hàn Thế Du), Kim tiền (Vi Huyền Đắc), Bỉ vỏ (Nguyên Hồng), Nỗi lòng (Nguyễn Khắc Mẫn), Tâm hồn tôi (Nguyễn Bính), Làm lẽ (Mạnh Phú Tư), Cái nhà gạch (Kim Hà), Bức tranh quê (Anh Thơ), Nghẹn ngào (Tế Hanh).

Tự lực văn đoàn qua hiện vật trưng bày ở Bảo tàng Văn học Việt Nam
Giấy chứng nhận giải thưởng văn chương của nhóm Tự lực văn đoàn trao cho nữ sĩ Mộng Tuyết - Ảnh: BTVHVN

Ngoài các thành viên chính, Tự lực văn đoàn còn tập hợp được nhiều văn nghệ sĩ, các nhà hoạt động văn hóa tên tuổi thời đó như: nhà văn Trọng Lang; các nhà thơ Đoàn Phú Tứ, Thanh Tịnh, Huy Cận; họa sĩ Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân; kiến trúc sư Nguyễn Cao Luyện, Hoàng Như Tiếp...

Trong khoảng thời gian mười năm tồn tại rực rỡ (1932-1942), Tự lực văn đoàn không chỉ ảnh hưởng đến văn học và xã hội thời kỳ này mà còn là một trong số những tổ chức văn học danh giá nhất trong lịch sử Văn học Việt Nam. Hy vọng, những câu chuyện về hiện vật sẽ giúp những nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên, những người yêu văn chương có thể hiểu biết thêm những Di sản văn hóa - văn học to lớn mà Tự lực văn đoàn đã trao truyền lại cho hậu thế.

Theo Bảo tàng Văn học Việt Nam

Hai ông Trương với Tự lực văn đoàn Xuân Diệu trong Tự lực văn đoàn - Một tiếng nói Queer Khái Hưng - những ngày tháng cuối Xã hội đương thời trong tác phẩm tâm huyết nhất của Nhất Linh Trở lại với Thạch Lam
Thêm cơ hội cho phim lịch sử

Thêm cơ hội cho phim lịch sử

Baovannghe.vn - Ngày 8/4 tại Hà Nội, Hội Điện ảnh Việt Nam đã ra mắt dự án Quỹ hỗ trợ chuyển thể kịch bản điện ảnh từ tiểu thuyết lịch sử. Đây được xem là cơ hội mới cho dòng phim lịch sử.
"Nhà tiên tri" được công chiếu trong "Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp"

"Nhà tiên tri" được công chiếu trong "Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp"

Baovannghe.vn - Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp sẽ diễn ra từ 10-20/5/2025. Tuần phim giới thiệu 6 bộ phim đã từng giành được giải thưởng trong nước và nước ngoài phản ánh lịch sử, văn hoá, đất nước và con người Việt Nam
Khai thác sức mạnh mềm văn hóa: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

Khai thác sức mạnh mềm văn hóa: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

Baovannghe.vn - Chiều 8/4, Viện Văn hóa, Nghệ thuật, Thể thao và Du lịch Việt Nam (VICAST) phối hợp với Viện Pháp tại Hà Nội tổ chức chương trình đối thoại "Sức mạnh mềm văn hóa".
Chính phủ: Nhiều quy định mới trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Chính phủ: Nhiều quy định mới trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Baovannghe.vn - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Gắng đi tiễn bạn - Thơ Quang Chuyền

Gắng đi tiễn bạn - Thơ Quang Chuyền

Baovannghe.vn- Bạn bè khuất bóng nắng mưa/ Số tên điện thoại vắng thưa dần dần