Sự kiện & Bình luận

50 năm mối quan hệ ngoại giao Pháp - Việt

Chính trị xã hội
08:58 | 01/05/2023
Muốn tìm hiểu rõ mối quan hệ ngoại giao Pháp - Việt thì phải đi ngược lại từ năm 1954, nó được ghi dấu ấn bởi Hiệp định Genève được ký kết dẫn đến chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp trên bán đảo Đông Dương và chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Đó là một tình trạng quan hệ có tính chất xen kẽ, và diễn tiến trong ba giai đoạn
aa

Trong Hội thảo Quan hệ Hà Nội - Paris & khu phụ cận năm 2019, Chủ tịch Hội đồng Vùng Paris và phụ cận, bà Valerie Pécresse, cho rằng trong nhiều năm qua, hai bên đã hợp tác rất hiệu quả trong các lĩnh vực bảo tồn di sản, phát triển hạ tầng giao thông, du lịch...

Trong kỳ này Hà Nội và Vùng Paris & khu phụ cận đã ký kết nhiều Bản ghi nhớ hợp tác, như Phát triển mô hình vườn ươm khởi nghiệp tại Hà Nội; giữa Đô thị cổ Provins (Pháp) và Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long Hà Nội về hợp tác phát triển du lịch. Việc mở rộng hợp tác sang những lĩnh vực mới sẽ ngày càng thúc đẩy quan hệ Hà Nội và Vùng Paris & phụ cận thêm gắn kết, thiết thực và hiệu quả. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Quan hệ ngoại giao Pháp – Việt, được thiết lập ngay sau khi Hiệp định Hòa bình Paris được ký vào ngày 27 tháng 1 năm 1973 và kể từ đó quan hệ này đã không ngừng được củng cố và dần phát triển mạnh để đạt đến Quan hệ song phương về mọi mặt, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Pierre Journoud, Giáo sư Sử học Đương đại của trường Đại học Paul-Valéry Montpellier 3, Pháp, một chuyên gia về Việt Nam, ông đã xuất bản nhiều tác phẩm nghiên cứu lịch sử về Việt Nam.

Giáo sư Pierre Journoud

* PV: Thưa giáo sư, trong hội thảo bàn tròn, ông có nhắc đến sự phát triển Quan hệ Pháp – Việt trong 50 năm qua, ông có thể giải thích rõ hơn?

- Giáo sư Piere Journoud: Muốn tìm hiểu rõ mối quan hệ ngoại giao Pháp - Việt thì phải đi ngược lại từ năm 1954, nó được ghi dấu ấn bởi Hiệp định Genève được ký kết dẫn đến chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp trên bán đảo Đông Dương và chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương. Đó là một tình trạng quan hệ có tính chất xen kẽ, và diễn tiến trong ba giai đoạn.

Giai đoạn đầu tiên, là năm 1954, kết thúc chiến tranh giữa hai quốc gia, đánh dấu thời điểm khởi đầu của tiến trình xích lại gần nhau, được hai Thủ tướng thời ấy là Phạm Văn Đồng và Pierre Mendès France tự nguyện chịu trách nhiệm. Một văn bản chính thức cho ra đời một qui chế quan hệ về kinh tế và văn hóa. Điều này rất quan trọng vì qua đó, nước Pháp đã chính thức ghi nhận thời kỳ thuộc địa đã chấm dứt và cả sự thất bại của họ khi Điện Biên Phủ bị thất thủ. Cuối cùng là họ ghi nhận một kỷ nguyên mới đã mở ra ở châu Á, đặt biệt là ở Việt Nam. Đối với Việt Nam, được ghi nhận khi mở ra một mối quan hệ về kinh tế và văn hóa này.

Giai đoạn thứ hai là dưới nhiệm kỳ của Tướng de Gaulle. Pháp và nhất là Tướng de Gaulle khi ấy nhận ra sai lầm của mình vào năm 1945-1946, về nguồn gốc của cuộc chiến tranh Đông Dương, trách nhiệm của họ trong việc khai hỏa cuộc chiến tranh ấy kéo dài suốt 8 năm, nên họ quay về sang ngạch ngoại giao, có nghĩa là đẩy mạnh tiến trình kết thúc chiến tranh chống Mỹ ở Việt Nam. Chúng ta cũng không quên bài phát biểu nhân chuyến thăm chính thức Căm-pu-chia của Tướng de Gaulle vào tháng 9 năm 1966. Khi đó viên tướng Pháp đã dự báo rằng Hoa Kỳ sẽ không thể giành chiến thắng ở Việt Nam về mặt quân sự và đề xuất cường quốc này nên tìm kiếm hòa bình trên bình diện ngoại giao, và chỉ có như vậy Mỹ mới có thể rút khỏi sự sa lầy tại Việt Nam trên danh dự… Chính phủ Pháp khi ấy đã cố gắng làm mọi chuyện trong lĩnh vực ngoại giao, xen lẫn công khai và bí mật, hoặc cá nhân để hạn chế sự chịu đựng của nhân dân Việt Nam. Vậy nên có sự thống nhất rất mật thiết giữa hai dân tộc Pháp - Việt, có sự huy động rất mạnh trong dân chúng ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống lại những người Việt ủng hộ Mỹ ở Miền nam Việt Nam. Hơn nữa tinh thần huy động ấy đã chẳng bao giờ tái diễn nữa cho đến tận bây giờ, khi liên quan đến cuộc chiến Ucraina. Điều đó được thể hiện không chỉ ở những cố gắng trên phương diện ngoại giao để kết thúc chiến tranh và còn là sự ra đời của các Hội đoàn nhân đạo để ủng hộ nhân dân Việt Nam, các hội đoàn về y tế, v.v… Pha thứ hai rất mạnh và nó đánh dấu trong lịch sử mối quan hệ, dẫu gì cũng từ một nửa thế kỷ nay.

Giai đoạn thứ ba, đương nhiên là khi chiến tranh chống Mỹ kết thúc. Nó được đánh dấu thoạt đầu bằng Hiệp định Paris năm 1973, nhưng đó chỉ là giai đoạn đầu trong thời kỳ kết thúc chiến tranh. Và đoạn cuối của cuộc chiến đối đầu với những người Việt Nam Cộng hòa thì phải đợi đến năm 1975, chúng ta mới có thể được thấy thảm kịch khủng khiếp ấy kết thúc ở Việt Nam. Sau đó, việc Pháp quay trở lại khu vực Đông nam Á sẽ được ghi dấu vào đoạn cuối của cuộc chiến tranh lạnh, cuối những năm 1980 đến những năm 1990. Chuyến thăm của Tổng thống François Mitterrand năm 1993 là giai đoạn quyết định, thế nên có sự xích lại gần nhau và cả sự đánh giá cao lẫn nhau giữa hai quốc gia. Bởi Tổng thống François Mitterrand là Nguyên thủ quốc gia phương Tây đến thăm Việt Nam vào thời điểm mà Việt Nam vẫn còn chưa thực sự xích lại với Trung Quốc do có cuộc chiến tranh biên giới phía bắc, kéo dài suốt 10 năm, hoặc Hoa Kỳ khi ấy vẫn chưa quay trở lại Việt Nam bởi họ vẫn chưa chính thức công nhận nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

* Những diễn biến sau đó thì thế nào?

- Kể từ đó Cộng hòa Pháp đã đầu tư để đánh dấu một mối quan hệ mới của hai nước. Tức là kể từ khi ấy mối quan hệ được dần dần củng cố từ thập kỷ này sang thập kỷ khác để đạt tới mức độ quan hệ chính trị hết sức mật thiết và mạnh mẽ và điều này chưa bao giờ bị phủ nhận kể từ đó đến giờ, nó đã cho phép hai quốc gia ký kết hợp tác chiến lược vào năm 2013. Và điều có thể là một điểm yếu mà ban nãy chúng tôi đã đề cập trong cuộc thảo luận bàn tròn, đó là lĩnh vực kinh tế, đã không vượt quá 1% thị trường, có nghĩa là Pháp đầu tư chưa đến 1% tại thị trường Việt Nam. Nhưng nước Pháp đã có những cố gắng để nâng cao mối quan hệ về kinh tế. Chúng ta đã có quan hệ tốt về Chính trị, Văn hóa, Những mối quan hệ về Hợp tác đại học, Y tế, Khoa học lâu dài và rất mật thiết. Điều chúng ta thiếu hiện nay, đó là chìa khóa để bắt đầu lại, để tăng cường những mối quan hệ về kinh tế.

* Ý kiến cá nhân của giáo sư về Quan hệ này?

- Cá nhân tôi mong muốn những mối quan hệ sẽ được củng cố tốt hơn và tôi nghĩ chúng sẽ được củng cố thêm bởi chúng ta là hai quốc gia đều quan trọng đối với nhau. Không chỉ bởi mối quan hệ lịch sử, bởi bây giờ điều đó đã trở thành thứ yếu rồi, mà vì những lý do chính trị cũng như chiến lược cho Việt Nam vì Pháp là điểm tựa quan trọng cho Việt Nam tiến vào Liên minh châu Âu, trong khi Việt Nam và Liên Minh châu Âu đã đàm phán và ký Hiệp ước Tự do Trao đổi Thương mại, tôi hi vọng điều ấy sẽ sớm có thành quả.

* Theo Giáo sư, trong những năm tới mối Quan hệ Pháp – Việt này sẽ phát triển như thế nào?

- Với Pháp mà nói, Việt Nam là một quốc gia quan trọng, có tiếng nói ở Asean, và Việt Nam cũng sẽ trở thành một cường quốc trong tương lai. Với tất cả những lý do đó, tôi nghĩ rằng mối quan hệ giữa hai quốc gia chỉ có thể sâu rộng và thắt chặt hơn. Trong chuyện này, chúng ta cũng không quên mối lợi ích của cả hai bên qua những câu chuyện lịch sử đôi khi vẫn còn rất sống động và cũng còn cả những gì mà thế hệ trẻ hơn sẽ đem lại. Có thể không theo cách ào ạt bởi các bạn trẻ Việt Nam quan tâm nhiều hơn đến Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc v v. Nhưng điều đó cũng dễ hiểu bởi họ sống trong môi trường châu Á thì dễ hội nhập hơn, nhưng khi họ nghĩ đến châu Âu, thì sẽ nghĩ tới Pháp bởi Pháp có một cộng đồng người Việt rất hùng hậu, lượng sinh viên đông đảo. Và tôi cũng nghĩ đến thế hệ trẻ Pháp, họ có thể có bằng cấp liên quan đến Việt Nam. Ví dụ ở trường Đại học nơi tôi giảng dạy, Việt Nam vẫn thu hút rất nhiều sinh viên trẻ Pháp, trong những lĩnh vực khác nhau như Xã hội học, Tâm lý học và họ muốn khám phá đất nước này, và họ sẽ góp phần vào sự phát triển các lĩnh vực. Theo tôi đây cũng là một phần tiềm năng để cải thiện và đi sâu vào mối quan hệ.

* Xin cám ơn những chia sẻ của Giáo sư, chúc Giáo sư luôn mạnh khỏe và bình an!

Hiệu Constant (Thực hiện)

Nguồn Văn nghệ số 17+18/2023


Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Baovannghe.vn - Mây đen tan. Nắng nhẹ. Hương sen còn sót hòa cùng hương bùn đánh dạt mùi khói xe, đưa nụ cười của hai người đàn ông lấp đầy mi mắt đang nhìn về phía mặt trời.
Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Baovannghe.vn - Bài thơ Thề non nước không chỉ là lời tự tình đằm thắm của một tâm hồn thủy chung, tin cậy mà còn cất giấu trong mình một bức tranh thiên nhiên tráng lệ và quyến rũ mê hồn vì một vẻ đẹp như sinh ra bởi con người và cũng chỉ dành để cho con người.
Nhà văn Nguyễn Chí Trung

Nhà văn Nguyễn Chí Trung

Baovannghe.vn - Nhà văn Nguyễn Chí Trung trưởng thành từ thiếu sinh quân. Đi lính từ bé và làm cán bộ đại đội từ trẻ - ngày nền nông nghiệp của ta xứng danh với cái tên “nghèo nàn và lạc hậu” thì ông hòa nhập vào lớp thanh niên “vượt lên hàng đầu, vượt là vượt như tên bay”...
Đại biểu Quốc hội: Làm rõ "Tiêu chuẩn Việt Nam" trong áp thuế tiêu thụ đặc biệt

Đại biểu Quốc hội: Làm rõ "Tiêu chuẩn Việt Nam" trong áp thuế tiêu thụ đặc biệt

Baovannghe.vn - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, sáng nay, 22.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Bản tin Văn nghệ ngày 22/11/2024

Bản tin Văn nghệ ngày 22/11/2024

Baovannghe.vn - Bộ VHTT&DL tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam.