Sự kiện & Bình luận

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành Bão số 4: Dự báo 2 kịch bản ảnh hưởng đất liền nước ta

Cẩn Tú
Đời sống
14:41 | 17/09/2024
Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khoảng sáng 17/9 khi đi vào Biển Đông áp thấp nhiệt đới mạnh dần. Ngày 18/9 sẽ mạnh thành bão
aa

Cơ quan khí tượng nhận định, khoảng sáng 17/9 khi đi vào Biển Đông áp thấp nhiệt đới sẽ có xu hướng mạnh dần, nhưng đến ngày 18/9, áp thấp nhiệt đới mới có khả năng mạnh lên thành bão.

Sau đó, khi bão di chuyển đến khu vực giữa Biển Đông, khu vực quần đảo Hoàng Sa, tại đây, bão sổ 4 có khả năng xảy ra 2 kịch bản ảnh hưởng đến đất liền nước ta.

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành Bão số 4: Dự báo 2 kịch bản ảnh hưởng đất liền nước ta
Hướng đi của áp thấp nhiệt đới. (Ảnh: TT KTTV)

Cơ quan khí tượng Thủy văn nhận định, nếu theo kịch bản số hai thì tác động bão sẽ ảnh hưởng vào đất liền vào cuối tuần này.

Còn nếu theo kịch bản số một thì khi đi vào Trung Trung Bộ tác động của bão có thể sớm hơn so với kịch bản số một từ 1 đến 2 ngày

Kịch bản thứ nhất:

- Khi mạnh lên thành bão sẽ di chuyển thẳng vào khu vực Trung Trung Bộ.

Kịch bản thứ hai:

- Sau khi mạnh lên thành bão sẽ đổi hướng di chuyển lên Tây Tây Bắc ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, dự báo nếu theo kịch bản này, bão số 4 sẽ ảnh hưởng đến đất liền vào cuối tuần này.

Ghi nhận chung từ tất cả các mô hình dự báo của Việt Nam và quốc tế, cường độ của áp thấp nhiệt đới sau khi mạnh lên thành bão không lớn và không thể mạnh như bão Yagi

Trước sự hình thành và diễn biến phức tạp của áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4, Cơ quan khí tượng Thủy văn đề nghị, trước mắt, với diễn biến của áp thấp nhiệt đới, sau khả năng cao trở thành cơn bão số 4, cần đề phòng gió mạnh, sóng lớn trên biển ở khu vực phía Đông của Bắc Biển Đông, phía Đông của Kinh tuyến 114, phía Bắc vĩ tuyến 14.

Dự báo, từ sáng 17/9, vùng biển phía Đông của Bắc Biển Đông có mưa rào và giông mạnh, gió mạnh cấp 7 giật cấp 9, biển động. Tàu thuyền hoạt động trong khu vực này đều nguy hiểm.

Về tác động trên đất liền, hiện vẫn còn cần phải theo dõi, vì bão sẽ có nhiều thay đổi sau khi đi vào Biển Đông và khi di chuyển đến khu vực giữa Biển Đông.

-----------

Bài viết cùng chuyên mục:

Đã xử lý thành công 70 sự cố đê điều của 11 tình, thành phố Thủ tướng yêu cầu: Vận hành linh hoạt hồ chứa thủy điện đảm bảo an toàn cho đê miền Bắc Chính phủ: 4 mục tiêu lớn trong khắc phục hậu quả bão lũ Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông, có thể mạnh lên thành bão Đảm bảo đủ sách để học sinh kịp trở lại trường học
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.
Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Baovannghe.vn - Bà ngoại chỉ nói: "Đừng thúc ép gì nhiều. Phải tội. Đời người bạc, phận mỏng, biết sao được số trời. Mày làm thế không sợ chuốc khổ cho con bé".
Bản tin Văn nghệ: Cuộc thi "Đưa Văn vào đời" - trao thiệp gửi yêu thương

Bản tin Văn nghệ: Cuộc thi "Đưa Văn vào đời" - trao thiệp gửi yêu thương

Baovannghe.vn - Cuộc thi thiết kế thiệp Văn học: Đưa Văn vào đời 2024, do Nxb Hội Nhà văn phối hợp tổ chức, Hội Nhà văn Việt Nam bảo trợ chuyên môn