Sự kiện & Bình luận

Bạc Liêu: Tháp Vĩnh Hưng trở thành điểm đến hấp dẫn

Minh Ngọc
Đời sống
13:17 | 05/08/2024
Baovannghe.vn - Tháp Vĩnh Hưng (thuộc địa phận ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu)
aa

Tháp Vĩnh Hưng được xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt vào ngày 18/7/2024 tại Quyết định số 694/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long. Đây là ngôi tháp có bề dày lịch sử lâu đời được các nhà khoa học biết đến và bắt đầu nghiên cứu những năm đầu thập niên của thế kỷ XX.

Tháp Vĩnh Hưng - Bạc Liêu
Tháp Vĩnh Hưng - Bạc Liêu
Tháp Vĩnh Hưng là một quần thể kiến trúc mang vẻ ngoài dung dị nhưng vẫn giữ vẻ uy nghiêm của một công trình văn hóa tín ngưỡng độc đáo.

Tài liệu ghi chép cho biết, người đầu tiên phát hiện ra Tháp Vĩnh Hưng và công bố với tên gọi Tháp Trà Long vào năm 1911 là ông Lunet de Lajonquière, một học giả người Pháp. Sau đó, năm 1917, Henri Parmentier (nhà khảo cổ học người Pháp) đến khảo sát khu vực này và công bố kết quả trong tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp (BEFEO) với tên gọi mới - Tháp Lục Hiền.

Năm 1990, Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Viện Phát triển bền vững vùng Nam Bộ) phối hợp với Bảo tàng tỉnh Minh Hải (nay là tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau) khảo sát và thực hiện thám sát, phát hiện một số hiện vật như: đầu tượng thần, bàn nghiền, Linga-Yoni... có niên đại từ thế kỷ 7 - 8 sau Công nguyên, thuộc giai đoạn phát triển cuối của nền văn hóa Óc Eo.

Kết quả nghiên cứu cũng cho biết, với kiểu dáng hiện có (tháp Vĩnh Hưng không xây giật cấp, xây trụ, cột giả, không có vết tích của các đồ án trang trí hoa văn bên ngoài cũng như trước cửa tháp, lại không có cửa giả ở các mặt lưng và mặt hông) hoàn toàn khác với các tháp Champa ở miền Trung Việt Nam. Đặc biệt, cửa tháp không xây về hướng Đông mà quay về hướng Tây Nam.

Hiện vật được trưng bày bên trong nhà trưng bày
Hiện vật được trưng bày bên trong nhà trưng bày

Vào các năm 2002 và 2011, Trung tâm Nghiên cứu khảo cổ phối hợp với Bảo tàng tỉnh Bạc Liêu tiến hành khai quật xung quanh tháp. Quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện được nhiều hiện vật trong đó có tượng đồng, linga bằng đá, những mảnh ngói hoặc những viên gạch của thời xưa.

Bạc Liêu: Đưa Di tích Quốc gia Đặc biệt Tháp Vĩnh Hưng thành điểm đến hấp dẫn

5 hiện vật là bảo vật quốc gia

Hiện Tháp Vĩnh Hưng có 5 hiện vật là bảo vật quốc gia gồm: Tượng Nữ thần Laksmi, Tượng Thần Sada Shiva, Đầu tượng Thần Shiva, Tượng Nam thần và Phù điêu Nữ thần Uma.

Hiện tỉnh Bạc Liêu đang tiến hành việc trùng tu, tôn tạo, mở rộng xứng tầm Di tích cấp Quốc gia đặc biệt, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu chi biết, sẽ phối hợp với UBND huyện Vĩnh Lợi đầu tư nâng cấp tuyến đường vào tháp để đảm bảo lưu thông thuận lợi, sớm đưa quần thể tháp Vĩnh Hưng trở thành điểm đến du lịch Văn hóa hấp dẫn.

Minh Ngọc | Báo Văn Nghệ (tổng hợp)

--------

Bài viết cùng chuyên mục

Chính thức có thêm 5 di tích quốc gia đặc biệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt chùa Đọi Sơn, tỉnh Hà Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050 Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre Phục hồi di tích quốc gia đặc biệt Nhà đày Buôn Ma Thuột Việt Nam chính thức có thêm 3 di tích Quốc gia đặc biệt
Dấu mốc trên hành trình tiểu thuyết

Dấu mốc trên hành trình tiểu thuyết

Baovanghe.vn - Tấn kịch ở Hạ Lỗi là tiểu thuyết thứ 6 trên hành trình tiểu thuyết của Nguyễn Nhuận Hồng Phương. Thiên truyện bắt đầu bằng cuộc hồi hương nhọc nhằn và bất đắc dĩ của thông phán Trịnh Huệ và cậu con trai Trịnh Hạ mới 7 tuổi đầu của ông.
Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.