Chuyên đề

Bài thơ được sáng tác sau chuyến thăm thiếu nhi miền núi được đưa vào sách giáo khoa

Văn học nhà trường
13:17 | 09/04/2024
Bài thơ “Hội xuân vùng cao” của nhà thơ Hoài Khánh, nhà thơ với 40 năm sáng tác thơ thiếu nhi, được đưa vào sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5, bộ sách “Cánh diều”.
aa

Bài thơ “Hội xuân vùng cao” của nhà thơ Hoài Khánh, nhà thơ với 40 năm sáng tác thơ thiếu nhi, được đưa vào sách giáo khoa tiếng Việt lớp 5, bộ sách “Cánh diều”.

Nhà thơ Hoài Khánh, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hải Phòng, cho ra đời khoảng 200 bài thơ thiếu nhi trong suốt 40 năm sáng tác của mình.

Gần đây, ông cũng được biết đến là nhà thơ có duyên với sách giáo khoa khi có nhiều tác phẩm được đưa vào sách dành cho học sinh tiểu học. Một trong số đó phải kể đến bài thơ “Hội xuân vùng cao” (Sách tiếng Việt lớp 5, bộ sách “Cánh diều”).

Bài thơ “Hội xuân vùng cao” của nhà thơ Hoài Khanh trong sách tiếng Việt lớp 5, bộ sách “Cánh diều” (Ảnh: Sách “Cánh diều”)

Bài thơ là một trong những tác phẩm được sáng tác cách đây 4 năm sau chuyến đi công tác của tác giả tại những tỉnh miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Sơn La,… Khi đắm mình vào những phong tục tập quán của người dân tộc thiểu số, nhà thơ Hoài Khánh càng thêm trân trọng, yêu thương những giá trị văn hóa của họ.

“Là một nhà thơ đến từ vùng biển Hải Phòng, tôi luôn muốn thử sức ở đề tài về vùng cao, về miền núi.

Bên cạnh đó, tôi cũng nhận thấy rằng, một trong những vai trò của người cầm bút là nâng niu những giá trị văn hóa của dân tộc thiểu số, bổn phận của một nhà thơ thiếu nhi là giúp các em hiểu được sự đa dạng trong các giá trị văn hóa đó”, nhà thơ chia sẻ.

Từ đó, nhà thơ Hoài Khánh cho ra đời nhiều tác phẩm về đề tài người dân vùng núi, “Hội xuân vùng cao” là một trong số đó. Bài thơ khắc họa lên bức tranh về lễ hội Lồng Tồng của người đồng bào dân tộc Tày và các em thiếu nhi vào mùa xuân.

Nhà thơ cho hay, lễ hội Lồng Tồng có sự tham gia của nhiều dân tộc khác cùng chung sống với người Tày nên rất phổ biến ở nhiều địa phương, thiếu nhi vì thế tham gia rất đông.

“Tôi viết dưới góc nhìn của mình, một người đến từ vùng biển đến trải nghiệm và hòa mình vào những sự khác biệt trong tập quán. Tôi tìm hiểu đời sống văn hóa của họ từ nhiều nguồn thông tin qua việc tiếp cận với người dân bản địa và các em thiếu nhi ở đó”, nhà thơ cho hay.

Trong đó, thiếu nhi vẫn luôn là niềm cảm hứng lớn trong sáng tác của tác giả. Trong mỗi chuyến đi công tác của mình, nhà thơ Hoài Khánh luôn dành thời gian tới thăm các trường học, thôn bản, giao lưu, gặp gỡ với trẻ em ở đó.

Nhà thơ Hoài Khánh cùng các em thiếu nhi dân tộc thiểu số trong một chuyến đi công tác tới vùng cao

Có những lúc gặp phải tình huống bất đồng trong ngôn ngữ, ông lại nhờ bạn bè địa phương giải thích hoặc quan sát sinh hoạt của các em thiếu nhi để hiểu hơn những câu chuyện của các em.

“Tôi nhận thấy, trong điều kiện sống còn nhiều khó khăn, vất vả, nhưng các em vẫn sống rất hồn nhiên, yêu đời.

Vậy nên, tôi muốn viết những bài thơ như một quà tặng cho các em để các em yêu cuộc sống, yêu quê hương đồi núi của mình và khi lớn lên sẽ trở thành công dân có ích cho vùng quê, cho đất nước”, nhà thơ chia sẻ.

Khi tác phẩm của mình trở thành ngữ liệu cho sách giáo khoa cho học sinh tiểu học, nhà thơ Hoài Khánh cảm thấy vui mừng vì nhờ thế tác phẩm của ông được sống lâu hơn với thời gian.

Nhưng bên cạnh đó, để một tác phẩm được đưa vào sách giáo khoa không phải đơn giản. Bài thơ “Hội xuân vùng cao” tuy được sáng tác cách đây 4 năm nhưng trước khi được đưa vào sách vẫn phải trải qua nhiều lần chỉnh sửa để phù hợp với tính thời đại và dung lượng phù hợp cho việc dạy và học của cả thầy và trò.

Ngoài bài thơ “Hội xuân vùng cao”, nhà thơ Hoài Khánh cũng có nhiều tác phẩm khác được đưa vào làm ngữ liệu trong sách giáo khoa.

Trong đó, bài thơ “Đồng hồ báo thức” (Sách tiếng Việt lớp 2, tập 1, bộ sách “Cánh diều”); bài thơ “Bên ô cửa đá” (Sách tiếng Việt lớp 3, tập 2, bộ sách “Cánh diều”) sáng tác về thiếu nhi dân tộc miền núi; bài thơ “Chú hải quân” (Sách tiếng Việt lớp 3, tập 2, bộ sách “Cánh diều”) ngợi ca chiến sĩ hải quân trong thời bình và bài thơ “Mỗi lần cầm sách giáo khoa” (Sách tiếng Việt lớp 4, tập 1, bộ sách “Cánh Diều”). truyền cảm hứng về văn hóa đọc và nâng cao ý thức giữ gìn trang sách tới các em học sinh.

Đinh Phương Nhung


Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Baovannghe.vn - Tối ngày 19.9.2024 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình VHNT năm 2023, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội)
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.