Sự kiện & Bình luận

Bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ

Tin 24 giờ 08:25 | 31/07/2023
Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 898/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
aa

Theo đó, Quyết định 898/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kỳ, thể hiện phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính nơi có Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ thuộc địa phận thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên, với diện tích khoảng 283.826,76 ha.

Quy mô lập quy hoạch có diện tích khoảng 308 ha

Quy mô lập quy hoạch có diện tích khoảng 308 ha, bao gồm: Diện tích khu vực bảo vệ của 45 điểm di tích thuộc Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ (theo Quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày 12-8-2009 và Quyết định số 2367/QĐ-TTg ngày 23-12-2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt).

Diện tích của 5 điểm di tích đề xuất bổ sung, bao gồm: Sở Chỉ huy Đại đoàn 308 của bộ đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ; Sở Chỉ huy Trung đoàn 36, Đại đoàn 308; Đồi Xanh; Sở Chỉ huy Đại đoàn 316; Trận địa pháo 105 mm của Đại đội 805, Tiểu đoàn 954, Trung đoàn 45, Đại đoàn 351 trong chiến dịch Điện Biên Phủ; nằm trên địa bàn 7 phường và 3 xã thuộc thành phố Điện Biên Phủ, 3 xã và 1 thị trấn thuộc huyện Tuần Giáo, 8 xã thuộc huyện Điện Biên.

Ranh giới lập quy hoạch bao gồm các cụm di tích thuộc Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ; trong đó: 36 di tích và điểm di tích thuộc địa bàn Thành phố Điện Biên Phủ; 3 điểm di tích thuộc huyện Tuần Giáo; 11 di tích và điểm di tích thuộc huyện Điện Biên.

Mục tiêu lập quy hoạch nhằm bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ trở thành điểm thăm quan về nguồn, nơi tìm hiểu, tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng cho các thế hệ người Việt Nam; phát huy giá trị di sản văn hóa của các dân tộc và nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa truyền thống...

Khoanh vùng bảo vệ, cắm mốc, đối với 50 điểm di tích thành phần

Văn bản nêu rõ yêu cầu về nội dung nhiệm vụ lập quy hoạch, trong đó có định hướng bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Cụ thể là đề xuất giữ nguyên, mở rộng và thu hẹp khu vực bảo vệ đối với từng điểm di tích theo bản đồ khoanh vùng di tích; khoanh vùng bảo vệ, cắm mốc, đối với 50 điểm di tích thành phần thuộc di tích Quốc gia đặc biệt chiến trường Điện Biên Phủ.

Các bên liên quan tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm hiện vật, tài liệu, hoàn thiện hồ sơ khoa học di tích đối với 22 điểm di tích được xếp hạng đặc cách chưa có đủ thành phần hồ sơ theo quy định và 5 điểm di tích đề xuất bổ sung.

Định hướng bảo tồn, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị di tích là: Xác định ranh giới khu vực bảo vệ I và II của di tích; kiến nghị về việc điều chỉnh mở rộng hoặc thu hẹp các khu vực bảo vệ di tích cho phù hợp; xác định khu vực cảnh quan thiên nhiên, khu vực hạn chế xây dựng, khu vực xây dựng mới. Bên cạnh đó cần định hướng công tác đền bù giải phóng mặt bằng, giải tỏa các vi phạm lấn chiếm và phương án bố trí tái định cư.

Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, bao gồm: Phương án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích của toàn khu vực quy hoạch; lập danh mục các công trình cần bảo quản, tu bổ, phục hồi và mức độ bảo quản, tu bổ, phục hồi đối với từng hạng mục; nguyên tắc và giải pháp cơ bản đối với việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch bền vững của tỉnh Điện Biên

Văn bản cũng đề cập đến định hướng phát triển du lịch tại khu di sản, định hướng phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch bền vững của tỉnh Điện Biên; phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, tạo sức hút đối với khách du lịch trong nước và quốc tế.

Các bên liên quan nghiên cứu xây dựng mới, cải tạo một số công trình dịch vụ tại các điểm di tích, hoàn thiện kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch tại một số điểm di tích tiêu biểu. Đồng thời cần xây dựng, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng, gắn với giá trị của di tích, có khả năng cạnh tranh cao, phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa.

Đơn vị liên quan cần đề xuất các tuyến tham quan di tích kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng. Đồng thời cần sự liên kết, phát huy giá trị di tích với điểm di tích khác trong vùng và khu vực; nghiên cứu giải pháp liên kết, phát triển du lịch gắn với bản cộng đồng.

Văn bản cũng đề nêu rõ giải pháp đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích cả về số lượng và chất lượng; đặc biệt chú trọng nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ ngoại ngữ.

VK


Mẹ ru - Thơ Mai Hoàng Hanh

Mẹ ru - Thơ Mai Hoàng Hanh

Baovannghe.vn- Mẹ ru ngan ngát hương cau/ Mẹ ru phơ phất bờ lau nhập nhòa
Sau cánh rừng xanh lá

Sau cánh rừng xanh lá

Baovannghe.vn - Có một làng quê vẫn đều đặn xuất hiện trong giấc mơ của tôi. Nó vừa xa lại vừa gần. Xa về không gian nhưng gần trong nỗi nhớ. Khi nhắm mắt lại tôi có thể chạm vào từng chiếc cột nhà sàn, cả những chiếc lạt, mái tranh từng ngôi nhà ở đấy. Khi nhắm mắt lại, tôi cũng dễ dàng nắm tay một ai đó trong đám bạn thuở nhỏ mà tôi vẫn nô đùa cùng họ bên con khe, góc núi… Đó là cách của nỗi nhớ.
“Hồ Chí Minh - Chân dung một con người” qua tranh của họa sĩ Việt Kiều

“Hồ Chí Minh - Chân dung một con người” qua tranh của họa sĩ Việt Kiều

Baovannghe.vn - Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Văn phòng Quốc hội tổ chức triển lãm "Hồ Chí Minh - Chân dung một con người" do họa sĩ Đào Trọng Lý, Việt Kiều tại Thái Lan thực hiện.
Thời gian thơm hương ánh sáng - Thơ Khaly Chàm

Thời gian thơm hương ánh sáng - Thơ Khaly Chàm

Baovannghe.vn- Em nói, không cần tiên đoán điều gì/ khi mùa xuân đã đến và tự thầm lặng ra đi
Hải Phòng: Bế mạc Liên hoan Múa rối mở rộng 2025

Hải Phòng: Bế mạc Liên hoan Múa rối mở rộng 2025

Baovannghe.vn - 10 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trong nước và quốc tế, 3 Phường rối đã mang tới Liên hoan những tinh hoa văn hóa đặc trưng của từng vùng miền.