Văn hóa nghệ thuật

Công diễn nhạc kịch “Dế Mèn phiêu lưu ký”

Âm nhạc
08:23 | 05/09/2023
Vở nhạc kịch “Dế Mèn phiêu lưu ký” sẽ chính thức ra mắt khán giả TPHCM tại Nhà hát TPHCM (quận 1) vào đêm 10/9. Đây là sự kiện nổi bật trong chuỗi chương trình kỷ niệm 30 năm thành lập Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TPHCM (HBSO).
aa

Vở nhạc kịch “Dế Mèn phiêu lưu ký” sẽ chính thức ra mắt khán giả TPHCM tại Nhà hát TPHCM (quận 1) vào đêm 10/9. Đây là sự kiện nổi bật trong chuỗi chương trình kỷ niệm 30 năm thành lập Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ Kịch TPHCM (HBSO).

Dế Mèn phiêu lưu ký là vở nhạc kịch thuần Việt và mang phong cách Broadway hoàn chỉnh đầu tiên của HBSO. Vì thế, tác phẩm được kỳ vọng trở thành một trong những chương trình nghệ thuật chất lượng cao và thu hút công chúng, đồng thời sẽ được biểu diễn định kỳ phục vụ khán giả và du khách đến TPHCM.

Theo đó, " Dế Mèn phiêu lưu ký" do tổng đạo diễn: thạc sĩ Tuyết Minh, âm nhạc - phối khí: Vũ Việt Anh, đạo diễn âm nhạc - chỉ huy dàn nhạc và hợp xướng: Trần Nhật Minh, biên đạo múa: Tuyết Minh - Phúc Hùng - Hoàng Yến). Trong lần ra mắt phiên bản sân khấu kết hợp âm nhạc và diễn xuất, công nghệ sân khấu, phục trang, vũ đạo này, nhạc kịch Dế Mèn phiêu lưu ký là tác phẩm đã nhận được nhiều kỳ vọng của công chúng lẫn giới chuyên môn

Được xây dựng dựa theo tác phẩm văn học cùng tên của nhà văn Tô Hoài. Trong đó, nhân vật chính là Dế Mèn phải trải qua nhiều khó khăn và thử thách để có được nhiều bài học quý giá cho bản thân. Vở diễn cũng mong muốn truyền tải thông điệp đến các bạn trẻ là hãy dám mơ ước, dám hành động, dám thể hiện khát vọng, cùng tinh thần chung sống hòa bình, xóa tan xung đột, thù ghét trong cộng đồng, xã hội. Vở diễn tập hợp những soloist tài năng của Đoàn Nhạc kịch HBSO: Đào Mác (Dế Mèn), Phan Hữu Trung Kiệt (Dế Trũi), Phạm Khánh Ngọc (chị Cốc), Trần Thanh Nam (Xiến Tóc), Trần Thị Kim Anh (Nhà Trò), Vũ Minh Trí (thầy đồ Cóc)… cùng nhiều diễn viên khác.

Thảo Vy


Văn chương về đề tài tam nông – suy ngẫm từ văn hóa

Văn chương về đề tài tam nông – suy ngẫm từ văn hóa

Baovannghe.vn - Vì sao có những mùa bội thu đề tài “tam nông” trong quá khứ? Câu trả lời không khó. Vì thời ấy, nhà văn theo phương châm “sống đã rồi mới viết”.
Tìm em ở hội làng - Thơ Nguyễn Đình Minh

Tìm em ở hội làng - Thơ Nguyễn Đình Minh

Baovannghe.vn- Rủ em về với hội làng/ Mắt em hẹn làm lòng anh bối rối
Nhớ Tuy Hòa - Thơ Trần Lê Anh Tuấn

Nhớ Tuy Hòa - Thơ Trần Lê Anh Tuấn

Baovannghe.vn- Phố thành thật rét/ một chiều đông
Đón Tết nơi xứ người

Đón Tết nơi xứ người

Theo nhà báo Pierre Daum, trong Thế chiến thứ Nhất (1914-1918), đã có khoảng 50.000 người Đông Dương được đưa sang Pháp để làm việc trong các xưởng đóng tàu và xưởng vũ khí. Họ được đặt dưới quyền quản lý của một đơn vị trực thuộc Bộ Thuộc địa; một nửa được sung làm thợ trong các nhà máy hoặc thợ đào đắp đất, 5.000 người làm tài xế xe tải, 8.000 y tá và 12.000 công nhân quốc phòng . Cho đến nay, thông tin về cuộc sống của những người Việt sang Pháp trong hai cuộc Thế chiến vẫn còn nhiều góc khuất. Bài báo của René Dubreuil trên báo Paris Soir cho chúng ta biết thêm về một cái Tết cổ truyền trên đất Pháp của một bộ phận lính khố đỏ Việt Nam tham gia Thế chiến thứ Nhất.
Liên hiệp các Hội VHNT: Nỗ lực cao nhất để Văn học, nghệ thuật phát triển toàn diện

Liên hiệp các Hội VHNT: Nỗ lực cao nhất để Văn học, nghệ thuật phát triển toàn diện

Baovannghe.vn - Hoạt động Văn học, nghệ thuật năm 2024 có sự bứt phá ngoạn mục các Hội VHNT tỉnh, thành phố nỗ lực phấn đấu và đạt được kết quả khá toàn diện.