Sự kiện & Bình luận

Công viên địa chất Lạng Sơn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Nguyệt Anh
Tin 24 giờ
08:00 | 08/09/2024
Baovannghe.vn - Ngày 8/9, Công viên địa chất Lạng Sơn được Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu đánh giá, biểu quyết công nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO
aa

Chiều 8/9, trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Phiên họp Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO diễn ra tại tỉnh Cao Bằng (Việt Nam) đã tiến hành họp, đánh giá và biểu quyết công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.

Công viên Ðịa chất Lạng Sơn có phạm vi thuộc 8 huyện, thành phố: Bắc Sơn, Chi Lăng, Hữu Lũng, Lộc Bình, Văn Quan và thành phố Lạng Sơn (cùng một phần địa giới hành chính của huyện Bình Gia và một phần địa giới hành chính của huyện Cao Lộc) với tổng diện tích 4.842,58km2 và dân số gần 627.000 người, tương ứng khoảng 58% diện tích và 78% dân số toàn tỉnh.

Công viên địa chất Lạng Sơn được Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn quyết định thành lập từ năm 2021, bao gồm 38 điểm tham quan thuộc 4 tuyến du lịch đó là: Khám phá Thế giới Thượng ngàn; hành trình về miền Thiên giới; cuộc sống dân dã nơi trần thế và đường đến Thủy cung./

Trước đó, ngày 30/11/2023, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam (Bộ Ngoại giao) hoàn thiện Hồ sơ đề nghị Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, sau đó, đệ trình lên Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).

Công viên địa chất Lạng Sơn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Phiên họp Hội đồng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO biểu quyết công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Ảnh: Lang Son Geopark

Tiếp đến trong chương trình thẩm định thực địa hồ sơ đề nghị công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu, từ ngày 6-9/7, Đoàn chuyên gia UNESCO đã thực địa tại 26/38 điểm tham quan trên 4 tuyến du lịch Công viên địa chất Lạng Sơn ở các huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Văn Quan, Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình và thành phố Lạng Sơn. Cùng với đánh giá thẩm định của chuyên gia UNESCO, tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng kế hoạch khai thác, quảng bá hình ảnh Công viên địa chất Lạng Sơn, hình thành 4 tuyến với 38 điểm du lịch tại Công viên địa chất Lạng Sơn gồm khám phá thế giới thượng ngàn; hành trình về miền thiên giới; cuộc sống dân dã nơi trần thế; đường đến thủy cung...

Việc công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO sẽ giúp cho tỉnh Lạng Sơn có thêm động lực cũng như cơ hội tập trung nguồn lực hơn nữa để tăng cường, đẩy mạnh công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản địa chất, di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ, đa dạng sinh học, cũng như các danh lam thắng cảnh đặc sắc của tỉnh Lạng Sơn.

Được biết, lễ đón nhận danh hiệu công viên địa chất toàn cầu UNESCO, dự kiến vào năm 2025 tại Chile.

---------

Bài viết cùng chuyên mục:

Sớm đưa Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Quy hoạch Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn Công viên Địa chất Đắk Nông trở thành Công viên Địa chất Toàn cầu thứ ba ở Việt Nam Công viên Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Trường Sa Lập quy hoạch bảo tốn di tích quốc gia đặc biệt Khởi nghĩa Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Từ láy trong thơ Hồ Xuân Hương

Từ láy trong thơ Hồ Xuân Hương

Baovannghe.vn - Những từ láy tạo thanh mà Hồ Xuân Hương dùng không nhiều nhưng rất đắt, rất độc đáo, và thể hiện rất đúng chức năng của nó.
Lập thể tình yêu - Thơ Hồ Thế Sinh

Lập thể tình yêu - Thơ Hồ Thế Sinh

Baovannghe.vn- Thoảng thi rưng rức thịt da/ để còn thổn thức đàn bà đàn ông
Nhà văn khoác áo lính “phức tạp nhất” và “đáng đọc nhất” hiện nay

Nhà văn khoác áo lính “phức tạp nhất” và “đáng đọc nhất” hiện nay

Được đánh giá là nhà văn đương đại hàng đầu Việt Nam hiện nay, văn chương của Nguyễn Bình Phương vẫn luôn là một bài toán khó với đa số độc giả. Nổi bật ở cả lĩnh vực tiểu thuyết và thơ, mỗi cuốn sách của Nguyễn Bình Phương xuất hiện đều trở thành một cơn cớ để khuấy động cộng đồng yêu văn chương.
Nếm mật nằm gai có thực sự liên quan đến Việt vương Câu Tiễn?

Nếm mật nằm gai có thực sự liên quan đến Việt vương Câu Tiễn?

Nếm mật nằm gai là thành ngữ Trung quốc - "Thường đảm ngọa tân". Nhưng "Thường đảm" - nếm mật - ý nghĩa là gì? Sử sách giai đoạn này, có thể kể tới Sử ký, Ngô Việt xuân thu, Việt tuyệt thư viết về Câu Tiễn đều không hề nhắc tới nằm gai.
Ra mắt sách "Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân"

Ra mắt sách "Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân"

Baovannghe.vn - Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập QĐND, NXB Kim Đồng ra mắt cuốn sách "Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân" của đại tá, PGS-TS Nguyễn Mạnh Hà