Diễn đàn lý luận

Đào Quốc Minh: Sáng tác thơ phải... gắn liền với cái đẹp

Chân dung văn học
03:36 | 25/04/2016
Lâu nay, những người yêu thơ và bạn đọc không chỉ biết đến thơ Đào Quốc Minh với tình yêu quê hương đất nước, thiên nhiên, lịch sử thiết tha mà còn đậm chất hùng ca, tráng ca với âm
aa





Ngô Xuân Lộc
Lâu nay, những người yêu thơ và bạn đọc không chỉ biết đến thơ Đào Quốc Minh với tình yêu quê hương đất nước, thiên nhiên, lịch sử... thiết tha mà còn mang đậm sự ngẫm ngợi về thế sự. Đồng thời, trong thiên hướng sáng tác của mình, Đào Quốc Minh luôn đề cao cái đẹp và gắn liền với cái đẹp mỹ học... Phóng viên đã có cuộc phỏng vấn Đào Quốc Minh xoay quanh quan niệm cái đẹp.
*PV: Anh có thể chia sẻ “cơ duyên” nào đã đưa anh đến với việc sáng tác thơ?*Đào Quốc Minh: Tôi đến với thơ ca một cách rất tự nhiên. Ngay từ hồi nhỏ tôi đã rất thích đọc sách văn chương rồi dần trở thành người sáng tác thơ. Tuy nhiên, với tôi, ký ức về Ngày nhà giáo Việt Nam năm 2007, thực sự là ngày rất đáng nhớ, tôi viết bài thơ đầu tiên để tặng thầy giáo chủ nhiệm Lê Mộng Ngọc với rất nhiều xúc cảm và từ đó, tôi bắt đầu sáng tác thơ. Trong những năm học đại học, cuộc sống của một sinh viên vốn rất nhiều khoảng trống, tôi có cơ hội được tiếp xúc với nhiều tác phẩm triết học của thế giới. Từ khoảng trống của cuộc sống và niềm say mê mỹ học văn chương đó, tôi bắt đầu những quá trình thử nghiệm sáng tác thơ.



Đào Quốc Minh

*PV: Đây là tập thơ thứ 5 của anh có độ dày 600 trang với hơn 500 bài thơ, vậy anh muốn gửi gắm điều gì trong tập thơ này?*Đào Quốc Minh: Đây là tập thơ được chắt lọc rất kỹ từng bài tôi cảm thấy tâm đắc rồi in thành một tập chứ không có ý định xây dựng một tổng thể thơ để gửi gắm điều gì cả. Với tôi, không quan niệm văn dĩ tải đạo, văn dĩ ngôn chí, mà đơn giản là sáng tác thơ vừa có tính xã hội, vừa có tính nội tâm. Do đó, nó bao hàm cả tính tải đạo và tính ngôn chí, nhưng thuộc tính cao nhất của thơ không nằm ở xã hội tính và nội tâm tính, mà nó nằm ở cái đẹp tự thân, cái đẹp không định hướng.

*PV: Trong sáng tác thơ, anh rất “chuộng” trạng thái Tháp Ngà để bày tỏ nỗi niềm trong thơ, điều này có ý nghĩa như thế nào thưa anh?*Đào Quốc Minh: Tôi thử nghiệm sáng tác thơ theo nhiều mô hình mỹ học, từ thơ Đường luật, rồi thơ mới, thơ tự do không vần, thơ hiện sinh, thơ hậu hiện đại, thơ haiku, thơ siêu thực, thơ giải huyền thoại, thơ tượng trưng, thơ hai câu, thơ triết học, thơ duy mỹ, thơ duy cảm, thơ văn xuôi, thơ tân hình thức, thơ dada... Có thể tôi nhớ không đúng thứ tự của những thử nghiệm sáng tác thơ, nhưng đại thể là tôi sáng tác theo rất nhiều trường phái, nhiều xu hướng, nhiều lý thuyết, nhưng tôi tâm đắc nhất với thể thơ hai câu mà cho đến thời điểm này có rất ít người viết. Với tôi, trạng thái “Tháp ngà” là từ mà tôi dùng để chỉ một trạng thái viết về thực tại nhưng đã vượt trên tầm của thực tại trần trụi (cấp thấp nhất), vượt lên tầm của con mắt nhìn đời tiêu cực, thể hiện được đúng những gì thuộc về bản chất nỗi đau bản chất tình yêu, bản chất con người và bản chất thánh thần, bản chất cái chết và bản chất sự sống. Thực tế, triết gia hiện đại không xây dựng mệnh đề triết học của họ trong không gian trầm tư mặc tưởng, mà xuất phát từ việc phổ quát ở mức cao nhất những đặc điểm cụ thể của thế giới thực.

*PV: Được biết, nhà văn Tạ Duy Anh và nhà thơ Lê Tiến Vượng đã “chắp cánh” ước mơ cho những vần thơ bay bổng của anh. Vậy, hai nhà văn, nhà thơ trên có ảnh hưởng như thế nào đến phong cách thơ của anh? *Đào Quốc Minh: Nhà thơ, họa sĩ Lê Tiến Vượng, bản thân cuộc đời sáng tác của ông xoay quanh việc sáng tác logo. Đó là một ý tưởng rất tuyệt vời cho những người sáng tác thơ như tôi thủa còn chập chững. Logo không đơn giản chỉ là một hình vẽ được thiết kế đồ họa. Logo chính là một tác phẩm nghệ thuật mang tính tượng trưng. Chỉ một nét phác thảo như cánh hoa sen, người xem có thể liên tưởng đến ngọn bút lông và cũng có thể liên tưởng đến một lưỡi mác. Sau nhiều năm xa rời con đường thơ của thầy tôi, những tác phẩm cuối cùng in trong tập Những người vũ công Memphis, mỗi một bài thơ dù rất ngắn, lại rất gần với chủ nghĩa tượng trưng trong cuộc đời sáng tác logo của thầy tôi, thầy Lê Tiến Vượng. Còn nhà văn Tạ Duy Anh là một người thầy nghiêm khắc trong việc duyệt những sáng tác thơ của tôi từ khi “chập chững” viết, nhưng đồng thời là một nhà văn tâm huyết với nghề, luôn đau đáu vì thân phận con người, một người thầy đáng kính. Thời gian đầu, tôi đã xóa bỏ gần hết những bài viết mà thầy Tạ Duy Anh đánh giá là yếu kém, nếu có thể xuất hiện lại trong thư mục lưu trữ, số lượng bài bị xóa có lẽ là cả trăm bài.

*PV: Anh nhìn nhận thế nào về thơ trẻ hiện nay? *Đào Quốc Minh: Theo tôi, viết về thực tại quá trần trụi không phải là biểu hiện của việc thơ đã tiệm cận đời sống, mà chỉ thể hiện thơ chưa có tầm phổ quát ở bình diện nhân bản và nhân văn. Đó, dĩ nhiên chỉ là quan điểm đề cao cái đẹp vị nghệ thuật mang tính phổ quát, mà có lẽ đã từng bị đả phá cách đây hơn nửa thế kỷ, nhưng đó là quan điểm của tôi. Và đó cũng không phải toàn bộ chân lý.

*PV: Trân trọng cảm ơn anh!

Đào Quốc Minh sinh năm 1986 tại Hà Nội trong một gia đình trí thức. Anh đã tốt nghiệp Thạc sĩ tại trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Đào Quốc Minh bắt đầu làm thơ từ năm 2007 đến nay đã cho ra mắt bạn đọc 5 tập thơ gồm: Hoa xuân và nắng hồng 1, Hoa xuân và nắng hồng 2, Mưa tháng Ba, Dấu vân tay màu xanh lục. Đặc biệt, quý II/2014 vừa qua, anh tiếp tục "trình làng" tập thơ Những người vũ công Memphis đã tập hợp hơn 500 bài thơ với gần 600 trang in đã thu hút sự chú ý của bạn đọc…


Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Baovannghe.vn - Chiến dịch thần tốc như một cơn lốc không ngày không đêm, đơn vị vừa đánh vừa hành quân gần như xuyên dọc theo Quốc lộ 13 hướng về Sài Gòn mỗi ngày một gần thêm.
Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Baovannghe.vn - Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc ngày 22/11 với phiên thảo luận tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Baovannghe.vn - Mây đen tan. Nắng nhẹ. Hương sen còn sót hòa cùng hương bùn đánh dạt mùi khói xe, đưa nụ cười của hai người đàn ông lấp đầy mi mắt đang nhìn về phía mặt trời.
Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Baovannghe.vn - Bài thơ Thề non nước không chỉ là lời tự tình đằm thắm của một tâm hồn thủy chung, tin cậy mà còn cất giấu trong mình một bức tranh thiên nhiên tráng lệ và quyến rũ mê hồn vì một vẻ đẹp như sinh ra bởi con người và cũng chỉ dành để cho con người.
Nhà văn Nguyễn Chí Trung

Nhà văn Nguyễn Chí Trung

Baovannghe.vn - Nhà văn Nguyễn Chí Trung trưởng thành từ thiếu sinh quân. Đi lính từ bé và làm cán bộ đại đội từ trẻ - ngày nền nông nghiệp của ta xứng danh với cái tên “nghèo nàn và lạc hậu” thì ông hòa nhập vào lớp thanh niên “vượt lên hàng đầu, vượt là vượt như tên bay”...