Sự kiện & Bình luận

Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên: hướng đến nhân văn và tiến bộ

PV
Chính trị xã hội
14:21 | 23/10/2024
Baovannghe.vn - Sáng 23/10, tiếp tục Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên.
aa

Xuất phát từ quan điểm chung về dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên là tiếp tục kế thừa quy định của Bộ luật Hình sự về 3 loại hình phạt khác (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ) các đại biểu quốc hội đã cơ bản đồng thuận với báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật, của Bộ Tư pháp.

Dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên: hướng đến nhân văn và tiến bộ
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Lâm Hiển

Thể chế hóa quan điểm giảm hình phạt tù

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc Hội Lê Thị Nga cho biết, dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp này gồm 5 phần, 11 chương và 176 điều.

Về các hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, Điều 111 quy định người chưa thành niên phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm, gồm: Cảnh cáo; phạt tiền; cải tạo không giam giữ; tù có thời hạn.

Nhiều ý kiến nhất trí với quy định của dự thảo luật về hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên. Nhiều ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát kỹ lưỡng các quy định cụ thể trong bốn loại hình phạt nêu trên để đảm bảo thể chế hóa được yêu cầu về xử lý nhân văn hơn đối với người chưa thành niên phạm tội.

Theo UBTVQH, ngoài hình phạt tù có thời hạn, việc dự thảo luật tiếp tục kế thừa quy định của Bộ luật Hình sự về 3 loại hình phạt khác (gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ) nhằm bảo đảm phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của từng hành vi phạm tội, đồng thời thể chế hóa Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị "Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ....

Về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội, bà Nga cho biết, nhiều ý kiến nhất trí với quy định trong dự thảo luật. Có ý kiến đề nghị giữ nguyên quy định của pháp luật hiện hành nhằm bảo đảm tính răn đe. Có ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát.

UBTVQH đã chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng và thấy rằng quy định như Điều 103 Bộ Luật Hình sự hiện hành về tổng hợp hình phạt là bất hợp lý, dẫn đến thiếu công bằng đúng như báo cáo tổng kết đã nêu. Việc sửa đổi như khoản 2 và khoản 3 Điều 117 dự thảo Luật đã khắc phục được sự thiếu công bằng nêu trên.

Tuy nhiên, về mức tổng hợp hình phạt chung đề xuất chỉnh lý theo hướng: Không quá 12 năm tù đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và không quá 18 năm tù đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và áp dụng thống nhất với mọi tội phạm (mà không chỉ áp dụng với 5 tội như dự thảo luật).

Quy định như vậy vừa bảo đảm phân hóa được chính sách xử lý giữa người chưa thành niên phạm 1 tội với người chưa thành niên phạm nhiều tội; vừa không tăng nặng trách nhiệm xử lý so với quy định của Bộ luật Hình sự; vừa khắc phục được bất cập trong quy định của Bộ luật Hình sự về tổng hợp hình phạt; vừa không phát sinh những mâu thuẫn mới trong tổng hợp hình phạt.

Tiếp thu ý kiến của nhiều đại biểu Quốc hội, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho giữ quy định của dự thảo Luật về 4 loại hình phạt, đồng thời Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo rà soát kỹ lưỡng nội dung quy định của từng loại hình phạt nêu trên để vừa bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa tội phạm, vừa đề cao tính nhân văn, hướng thiện trong xử lý người chưa thành niên phạm tội (tại mục 1 Chương VII).

Cho ý kiến về việc thi hành án phạt tù của người chưa thành niên ĐBQH Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) đề nghị bổ sung quy định “ưu tiên cho người chưa thành niên chấp hành án phạt tù tại cơ sở giam giữ gần gia đình, địa phương cư trú”. Điều này thể hiện tính nhân văn, tạo điều kiện cho gia đình thăm nom, gặp gỡ, động viên người chưa thành niên phạm tội, góp phần cải thiện tâm lý của người chưa thành niên theo hướng tích cực".

Thực hiện chính sách chuyên biệt, nhân văn

Liên quan đến việc tách vụ án hình sự có người chưa thành niên phạm tội (Điều 140), đa số ý kiến nhất trí với dự thảo luật phải tách riêng vụ án có người chưa thành niên phạm tội để giải quyết.

UBTVQH nêu rõ, nhằm thể chế hóa các yêu cầu của Đảng về "phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em", thực thi đầy đủ các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, dự thảo luật đã bổ sung nhiều chính sách và quy định chuyên biệt, thân thiện và nhân văn hơn dành cho người chưa thành niên…

Để thực hiện được đầy đủ các chính sách nhân văn này, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao đều thống nhất việc tách vụ án trong trường hợp vụ án có bị can là người chưa thành niên và người trưởng thành.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho biết, về thời điểm tách vụ án trong giai đoạn điều tra, Bộ Công an đề nghị quy định khi xét thấy đã làm rõ hành vi phạm tội của người chưa thành niên và các tình tiết có liên quan; tòa án nhân dân Tối cao đề nghị không quy định cụ thể thời điểm tách vụ án trong luật và nên giao cho liên ngành tư pháp Trung ương quy định chi tiết để bao quát các trường hợp trong thực tiễn giải quyết án.

Tiếp thu ý kiến của đa số ĐBQH và các cơ quan hữu quan, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho giữ quy định của dự thảo luật phải tách vụ án có người chưa thành niên phạm tội trong giai đoạn điều tra để giải quyết, nhằm bảo đảm thực thi đầy đủ, hiệu quả các chính sách nhân văn, thân thiện, tiến bộ của dự thảo luật.

Ngoài ra, một số đại biểu cho rằng, biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và giáo dục tại trường giáo dưỡng là các biện pháp xử lý hành chính được quy định tại các Điều 89, 90, 91 và 92 của Luật Xử lý vi phạm hành chính; tuy nhiên, đối tượng áp dụng tại Luật Xử lý vi phạm hành chính rất rộng, bao gồm cả đối tượng được quy định tại Điều 44 và Điều 52 của dự thảo Luật này.

Vì vậy, đề nghị rà soát, so sánh kỹ lưỡng các điều khoản quy định về việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và giáo dục tại trường giáo dưỡng để có quy định phù hợp, thống nhất; tránh chồng chéo hoặc mâu thuẫn dẫn tới khó áp dụng và hạn chế tính khả thi của Luật sau khi ban hành.

Phiên làm việc Chiều: Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư bổ sung vốn nhà nước tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB); Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); sau đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) (Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên Truyền hình Quốc hội Việt Nam)./.

Chính thức xây dựng Nhà hát Kịch Việt Nam cơ sở 2

Chính thức xây dựng Nhà hát Kịch Việt Nam cơ sở 2

Baovannghe.vn - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL) vừa ban hành quyết định số 3117/QĐ-BVHTTDL về việc xây dựng cơ sở thứ 2 cho Nhà hát Kịch Việt Nam.
Ghế ngồi cứng. Truyện ngắn của Vân Hạ

Ghế ngồi cứng. Truyện ngắn của Vân Hạ

Baovannghe.vn- Bên ghế đối diện mới chỉ có một hành khách, một phụ nữ khoảng ngoài 40. Chị ta chiếm luôn phần ghế trống để nằm, hai chân bắt chéo gác lên mặt chiếc bàn ăn nhỏ.
Tự do của con cá nhỏ

Tự do của con cá nhỏ

Baovannghe.vn- Dino Buzzati (1906-1972) là nhà văn lớn của Italia, xứng đáng được coi là một trong những trụ cột của nền văn học đất nước hình chiếc ủng ở nửa cuối của thế kỷ XX. Xin được giới thiệu với bạn đọc Văn nghệ truyện ngắn dưới đây của ông.
Giọt long lanh. Tạp bút của Hoàng Vinh

Giọt long lanh. Tạp bút của Hoàng Vinh

Baovannghe.vn - Bàn tay em mềm mại, bé nhỏ. Không biết khi đó trông tôi thế nào, chỉ thấy em quay nghiêng người, cố xòa mái tóc che nụ cười tinh nghịch.
Chuyện kể từ chiếc bánh cắt

Chuyện kể từ chiếc bánh cắt

Baovannghe.vn - Có lẽ tôi nên bắt đầu bài viết này từ câu chuyện về chiếc bánh cắt của một họa sĩ nổi tiếng, được nhiều người yêu quý.