Lịch thi cụ thể như sau:
Lịch thi dành cho các thí sinh thi theo chương trình mới 2018:
![]() |
Lịch thi dành cho thí sinh dự thi theo chương trình cũ 2006:
![]() |
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT trước đó, tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 1.165.289. Trong đó, thí sinh là học sinh lớp 12 học Chương trình GDPT 2018 là 1.122.507 (chiếm 96,33%); thí sinh tự do là 42.782 (chiếm 3,67%).
Tính riêng nhóm thí sinh tự do, thí sinh tự do của Chương trình GDPT 2018 là 16.072 (chiếm 1,38%), thí sinh tự do của Chương trình GDPT 2006 là 26.711 (chiếm 2,29%).
Ghi nhận tại TP Hà Nội, địa phương có hơn 124.000 em (trong đó có 2.565 thí sinh theo chương trình GDPT 2006), Hà Nội đã chủ động triển khai các phương án tổ chức thi một cách chặt chẽ. Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, thành phố đã bố trí 233 điểm thi với 5.587 phòng thi. Số lượng cán bộ, giáo viên và nhân viên được điều động lên tới hơn 16.000 người. Ngoài ra, Công an Thành phố điều động gần 900 chiến sĩ tham gia tại các điểm thi, làm phách, chấm thi. 625 cán bộ làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát tại các điểm thi; cùng với đó là 16 - 17 tổ kiểm tra đột xuất và 5 đoàn kiểm tra công tác bảo vệ đề thi, bài thi ngoài giờ hành chính. |
Đối với Tp Hồ Chí Minh, tại báo cáo củaBan Chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT TP. Hồ Chí Minh cho biết, năm nay, thành phố có 99.578 thí sinh đăng ký dự thi (tăng gần 9.000 thí sinh so với năm trước), trong đó 97.940 thí sinh học chương trình GDPT 2018 và 1.638 thí sinh chương trình 2006. Môn thi có tỷ lệ thí sinh chọn cao nhất là Ngoại ngữ (50,37%), tiếp đến là Vật lý, Hóa học, Địa lý, Lịch sử... Thành phố có 171 điểm thi với 4.242 phòng thi, trong đó có 3 điểm thi riêng cho thí sinh chương trình 2006. Mỗi điểm thi có 3 phòng dự phòng. Lực lượng phục vụ kỳ thi gồm 16.880 người. |
Một số điểm mới của kỳ thi TN THPT 2025
- Điểm mới của kỳ thi TN THPT 2025, chính là giảm số buổi thi từ 4 buổi thi như những năm trước xuống còn 3 buổi thi. Đề thi theo hướng đánh giá năng lực, có các môn thi mới theo Chương trình GDPT 2018; môn Ngữ văn có thể sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa.
- Kỳ thi năm 2025 hướng đến đẩy mạnh chuyển đổi số, 100% thí sinh đều có thể đăng ký dự thi trực tuyến. Đồng thời, tăng cường sử dụng kết quả đánh giá quá trình trong xét công nhận tốt nghiệp THPT, từ 30% lên 50%. Thay đổi về chứng chỉ và điểm khuyến khích đối với Ngoại ngữ, Tiếng Việt, chứng chỉ nghề.
- Quy trình coi thi, chấm thi được điều chỉnh để bảo đảm phù hợp với phương án tổ chức kỳ thi, đồng thời khắc phục các hạn chế bất cập trước đây để tạo thuận lợi hơn cho các đơn vị trong quá trình tổ chức thực hiện. Ngoài ra, vì kỳ thi năm nay có hai nhóm thí sinh với lịch thi, số môn khác nhau nên các địa phương không bố trí hai nhóm ở cùng một điểm thi.
- Bộ GD&ĐT chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi, tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi theo thẩm quyền.
- UBND tỉnh chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi trên địa bàn, tổ chức thanh tra, kiểm tra tất cả các khâu của kỳ thi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, Thanh tra Chính phủ (nếu có) và các quy định pháp luật, bảo đảm an toàn, nghiêm túc, không để xảy ra sai sót, tiêu cực, vi phạm Quy chế thi.
Bên cạnh đó, tăng cường phân cấp, phân quyền cho các Sở GD&ĐT, cơ sở đào tạo trong công tác tổ chức, tham gia thanh tra, kiểm tra các khâu của kỳ thi.
Trước đó, tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Thủ tướng nhấn mạnh, công tác tổ chức kỳ thi cần tuyệt đối không chủ quan, lơ là vì có thể xuất hiện những yếu tố đột xuất, bất ngờ, cần phải chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó; chú trọng phòng chống tiêu cực trong tất cả các khâu của kỳ thi và không xảy ra tiêu cực ở bất cứ khâu nào.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT, các cấp, các ngành, các cơ quan liên quan, các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả Chỉ thị số 37/CT-TTg ngày 7/10/2024, Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 8/5/2025, Công điện số 61/CĐ-TTg ngày 10/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Như vậy, ngày mai, 26/6, hơn 1,1 triệu thí sinh cả nước sẽ chính thức bước vào Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2025.
Đây là kỳ thi đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 nên để đảm bảo công bằng cho các thí sinh học theo chương trình 2006, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức kỳ thi với hai đề thi theo hai chương trình khác nhau.
Các thí sinh học theo chương trình 2006 thi theo chương trình cũ và quy chế thi cũ, mỗi thí sinh thi 6 môn. Thí sinh học theo chương trình mới thi theo quy chế thi mới, mỗi thí sinh thi 4 môn.