Sự kiện & Bình luận

Hội Nhà văn TPHCM: Nỗ lực cho những hoạt động văn chương năm 2024

Tin 24 giờ 10:15 | 13/01/2024
Ngày 12-1, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức tổng kết hoạt động, trao giải thưởng văn học năm 2023 và kết nạp hội viên mới. Dự tổng kết có PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương; nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.
aa

Ngày 12-1, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức tổng kết hoạt động, trao giải thưởng văn học năm 2023 và kết nạp hội viên mới. Dự tổng kết có PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương; nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam.

Đại biểu tham dự lễ tổng kết

Báo cáo của hội cho biết, năm 2023, Hội đã nỗ lực tổ chức bản thảo và in ấn 4 quyển sách văn học được chương trình mục tiêu của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam hỗ trợ về kinh phí, hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, gồm: tập truyện ký Âm thanh và ký ức, tập truyện ngắn Ngôi nhà rường bản Trăng, tập Lý luận phê bình Đổi mới và tiếp nhận, tập thơ Thành phố này tôi đến tôi yêu với với sự tham gia của 400 tác giả.

Có hai hội viên của Hội Nhà văn TPHCM đã đạt giải C Giải thưởng Sáng tạo TPHCM là nhà văn Trình Quang Phú với tác phẩm Ký sự xứ người và nhà văn Lại Văn Long với bộ sách Hồ sơ lửa.

Ngoài ra, khép lại năm 2023, Ban Chấp hành Hội Nhà văn TPHCM đã chốt danh mục giải thưởng, tặng thưởng. Giải Cống hiến được trao cho hai tác giả đã có những đóng góp xuất sắc cho văn học: nhà thơ Hải Như (1923 - 2017) và nhà thơ Đỗ Nam Cao (1948 - 2011). Giải thưởng Văn học dành cho nhà văn Hoàng Lại Giang với tác phẩm Võ Văn Kiệt - trí tuệ và sáng tạo (NXB Chính trị Quốc gia Sự thật). Giải thưởng Văn học thiếu nhi thuộc về tác giả Trung Dũng KQĐ với tập thơ Sài Gòn sót mấy con ve (NXB Kim Đồng). Giải thưởng Văn học trẻ được trao cho tác giả Huỳnh Trọng Khang với tác phẩm Bể trăng côi (NXB Trẻ). Giải thưởng Văn học dịch gọi tên dịch giả J.B (Huỳnh Hữu Phước) với tác phẩm Con gái (NXB Phụ nữ Việt Nam).

Hội cũng đã trao tặng thưởng cho hai tiểu thuyết Người đi tìm bóng núi (NXB Đà Nẵng) của Thu Trân, Mưa lẻ (NXB Tổng hợp TPHCM) của Thạch Cương; hai tập thơ Anh đi giữa mùa hoa tam giác mạch (NXB Hội Nhà văn) của Lương Minh Cừ và Thơ mười năm (NXB Hội Nhà văn) của Hoàng Đình Quang, hai tập lý luận phê bình Đọc thơ bạn (NXB Tổng hợp TPHCM) của Trần Bảo Định và Mấy tác giả văn học hiện đại ở Nam bộ (NXB Đại học Quốc gia TPHCM) của Nguyễn Công Lý.

Hội Nhà văn TPHCM cũng đã kết nạp 31 hội viên: Nhà thơ Phan Tùng Sơn, Dịch giả Phan Xuân Loan, Nhà thơ Nguyễn Thị Sơn, Nhà thơ Phan Nhật Tiến, Nhà thơ Trần Ngọc Mai, Nhà thơ Ngô Minh Oanh, Nhà thơ Minh Hạnh, Nhà thơ Vũ Tuấn, Nhà thơ Tú Nhật, Nhà văn Cao Bảo Vy, Nhà thơ Ngọc Vân, Nhà thơ Vũ Thụy Nhung, Nhà thơ Bùi Trọng Hiển, Nhà thơ Ngọc Tình, Nhà thơ Nguyễn Minh Tơ, Nhà thơ Kim Châu, Nhà thơ Bùi Đức Hiền, Dịch giả Trường An, Nhà thơ Trúc Linh, Nhà thơ Mai Tuần Biên, Nhà thơ Trường Lưu Thủy, Nhà thơ Lê Thanh, Nhà văn Phan Ngọc Quang, Nhà văn Nguyễn Huy Bang, Nhà văn Lệ Hồng, Nhà văn Nguyễn Quốc Bảo, Nhà văn Tử Dao, Nhà văn Phùng Quang Thuận, Nhà văn Nguyễn Danh Vàn, Dịch giả Tăng Quảng Kiện, Nhà thơ Nguyễn Xuân Lộc.

Bước sang năm 2024, được biết, Hội Nhà văn TPHCM sẽ triển khai các hoạt động then chốt, gồm: hướng tới và ưu tiên thực hiện các hoạt động có chất lượng, tính chuyên môn nghề nghiệp, nhằm từng bước làm cho sáng tác hội viên nâng cao, hướng đến tính chuyên nghiệp trong sáng tạo; chú trọng công tác bồi dưỡng đội ngũ tác giả trẻ có tiềm năng văn chương; quan tâm đặc biệt đến mảng văn học dịch và đội ngũ dịch giả; tổ chức Hội nghị Những người viết văn trẻ TPHCM, mời cả những tác giả trẻ chưa phải là hội viên cùng tham dự...

VK


Đọc truyện: Giấc mơ đi lạc - Truyện ngắn của Nguyễn Thị Loan

Đọc truyện: Giấc mơ đi lạc - Truyện ngắn của Nguyễn Thị Loan

Baovannghe.vn - Giọng đọc: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Những vị thần trong vườn

Những vị thần trong vườn

Baovannghe.vn - Khu vườn nhà ngoại đón Thành bằng những cơn gió mát lồng lộng mùi lá cây. Hình như có mùi lá xoài non thoang thoảng chua. Mùi ổi chín thơm nhè nhẹ. Mùi những loài hoa dại không tên. Những mùi hương dìu dịu theo gió xua đi bực bội trong lòng Thành.
Em dâu - Thơ Nguyễn Thị Thúy Ngoan

Em dâu - Thơ Nguyễn Thị Thúy Ngoan

Baovannghe.vn- Nhớ ngày em về làm dâu/ Trăng tròn mười sáu lưng cầu gió đưa
Tiếng gọi ở Trường Sa - Thơ Hoài Khánh

Tiếng gọi ở Trường Sa - Thơ Hoài Khánh

Baovannghe.vn- Giọng hò kéo chài của năm mươi người con trai theo cha Lạc Long Quân/ Gọi ta về nơi cội nguồn xa thẳm
Nửa thế kỷ chuyển động của mỹ thuật Việt Nam

Nửa thế kỷ chuyển động của mỹ thuật Việt Nam

Baovannghe.vn - ..Sau nhiều năm chiến tranh, được sự quan tâm đầu tư bài bản, mỹ thuật về đề tài LLVT, chiến tranh cách mạng đã khởi sắc, song công bằng nhận xét thì vẫn chưa nhiều tác phẩm lớn thuyết phục, có sức lan tỏa mạnh mẽ.