Sự kiện & Bình luận

Hội thảo khoa học " "Thơ Đường thời nhà Trần"

Tin 24 giờ 09:15 | 31/08/2022
Hội thảo khoa học "Thơ Đường thời nhà Trần" do Trung tâm Minh triết thơ Đường Việt Nam kết hợp Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa tộc Trần tổ chức tại Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc ( Hà Nội).
aa
Đoàn Chủ tịch chủ trì Hội thảo Ảnh : Vân Ngà

Sáng 30/8 , Hội thảo khoa học "Thơ Đường thời nhà Trần" do Trung tâm Minh triết thơ Đường Việt Nam kết hợp Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa tộc Trần tổ chức tại Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc ( Hà Nội).

Hội thảo đã lắng nghe 10 /54 tham luận của các học giả, nhà sư, nhà nghiên cứu Phật học, nhà nghiên cứu thơ Đường, thơ Thiền đời Trần, các tướng lĩnh trong toàn quốc tập trung vào các nội dung: Hào khí Đông A trong thơ Đường luật nhà Trần; Những tác giả, tác phẩm về thơ Đường luật nhà Trần; Những đóng góp của thơ Đường luật nhà Trần trong thơ ca Việt Nam nói chung, thơ Thiền đời Trần nói riêng. Hội thảo cũng làm nổi bật những cảm hứng chủ đạo: Hào khí Đông A, hào khí Thăng Long; khí thế chiến thắng hào hùng giặc Nguyên xâm lược; tư thế bình đẳng của dân tộc trước kẻ thù hùng mạnh qua những vần thơ đối đáp sứ nhà Nguyên; thiên đạo; triết lý Cư Trần lạc đạo; thiên nhiên đất trời về mùa xuân; thế sự và nhân văn; vận nước đổi thay...

Trong diễn văn khai mạc, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Hùng ( Trung tâm Minh triết thơ Đường Việt Nam) nhận xét: "Thơ Đường luật Việt Nam được Việt hóa từ một thể thơ cổ truyền của dân tộc láng giềng Trung Hoa, qua quá trình tiếp biến văn hóa, cha ông ta đã biến thơ Đường luật thành một công cụ hữu hiệu phản ảnh trí tuệ Việt Nam, tâm hồn Việt Nam như một thứ vũ khí sắc bén chống lại dã tâm xâm lược của mọi kẻ thù. Những bài thơ Đường luật của các vị quân vương, các tướng lĩnh, các nhà bang giao và các thiền sư...viết về mình, về những sự kiện, chiến công bằng những tấm lòng ái quốc bao dung thể hiện hình ảnh những con người tự tin, hào hùng, phóng khoáng và trong sáng."

Thơ Đường luật thời Trần cũng cho thấy thời đại với những con người có tấm lòng son, nhán ái, nhân văn, thực sự vì dân vì nước, những con người đã làm nên hào khí Đông A bất tử. Giáo sư Nguyễn Đình Chú đánh giá: "Thơ Đường luật thời Trần đã kết tinh, đã thăng hoa với những cảm hứng cao cả, thiêng liêng trên cơ sở vừa kế thừa vừa nâng cao thơ Đường luật thời Lý. Thơ Đường luật Lý, Trần là ngọn nguồn là đỉnh cao nhất của thơ Đường luật Việt Nam ". Nhà sư Thích Tâm Thuần , trụ trì Thiền viện Trúc Lâm Sùng Phúc đúc kết: "Hội thảo đã góp phần quảng bá và phát huy tinh hoa thơ Đường luật Việt Nam, di sản văn hóa uyên thâm do ông cha để lại. Ngoài việc động viên tinh thần đánh giặc giữ nước, yêu nước, thương dân, các thiền sư, nhà sư là tác gia đã ngộ ra nhân quả, lẽ vô thường, con đường tu tập giải thoát khỏi sinh, lão, bệnh, tử cõi kiếp người". Ban tổ chức đề nghị, sau hội thảo này sẽ tiến đến hội thảo thơ Đường luật Nhà Lê trong các năm tới.

Lê Anh Dũng


Kí ức chiến tranh. Truyện ngắn của Trần Quốc Cưỡng

Kí ức chiến tranh. Truyện ngắn của Trần Quốc Cưỡng

Baovannghe.vn - Nửa đêm. Bà nội rón rén bước xuống giường. Tiếng dép va vào nền xi măng lẹp xẹp. Tiếng ho khục khặc. Giọng thảng thốt: “Út! Út ơi! dậy! dậy! tháo huy chương…”.
Diễn ngôn về văn hóa Việt Nam và những đối thoại xuyên thời từ một tiểu thuyết du ký

Diễn ngôn về văn hóa Việt Nam và những đối thoại xuyên thời từ một tiểu thuyết du ký

Baovannghe.vn - Cuốn sách Hồ Xuân Hương và Tôi của tác giả Đông Di được xếp - có lẽ do chính tác giả xếp - vào thể loại tản văn. Nhưng khi đọc xong và nghĩ sâu về tác phẩm này, tôi vẫn cứ muốn xem nó là một tiểu thuyết, chính xác là một tiểu thuyết du ký.
Tiếng lòng của người lính Hà Nội trên mặt trận vùng biên năm ấy

Tiếng lòng của người lính Hà Nội trên mặt trận vùng biên năm ấy

Baovannghe.vn - Hoàng Nguyên yêu thơ lắm. Ở đâu và lúc nào anh cũng đắm đuối thơ. Anh thuộc Thơ Mới, nhất là Nguyễn Bính. Anh noi gương mà làm thơ. Nhưng thơ anh lại rất ít lục bát. Anh làm thơ thể dài, nhưng cũng không phải thơ tự do.
Tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025

Baovannghe.vn - Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025 dự kiến kéo dài 5 ngày từ ngày 14 đến 18/11, tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.
Nhận diện truyền thống và hiện đại

Nhận diện truyền thống và hiện đại

Baovannghe.vn- Hiện đại hóa xã hội Việt Nam đang diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng, với những tác động nhanh chóng và phức tạp tới mọi lĩnh vực đời sống. Trong bối cảnh đó, vấn đề kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc trở thành một yêu cầu cụ thể và cấp bách trong chiến lược phát triển bền vững.