Sự kiện & Bình luận

Khánh thành nhà lưu niệm nhà văn Kim Lân

Chính trị xã hội 10:15 | 24/07/2017
Sáng ngày 22/7, tại làng Phù Lưu, Đông Ngàn, Phủ Từ Sơn (nay là phường Đông Ngàn, Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) đã diễn ra lễ Khánh thành nhà lưu niệm nhà văn Kim Lân, nhân 10 năm ngày mất của ông (2007 – 2017).
aa

Sáng ngày 22/7, tại làng Phù Lưu, Đông Ngàn, Phủ Từ Sơn (nay là phường Đông Ngàn, Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) đã diễn ra lễ Khánh thành nhà lưu niệm nhà văn Kim Lân, nhân 10 năm ngày mất của ông (2007 – 2017).

Lễ khánh thành đúng kỷ niệm tròn 10 năm ngày mất của nhà văn (20/7/2007 – 20/7/2017).
Khu nhà lưu niệm nhà văn Kim Lân được xây dựng trên mảnh đất thuộc khu Văn Chỉ, Hương Hiền Từ, với diện tích gần 40m2, trưng bày hàng trăm những hiện vật thời Kim Lân còn sống. Phát biểu tại buổi lễ, họa sĩ Nguyễn Thị Hiền – con gái cả nhà văn Kim Lân - thay mặt gia đình xúc động nói: Cha tôi vẫn nói với chúng tôi: “Thầy là nhà văn của làng quê, của những người nghèo khổ, nên khi thầy ra đi, các con hãy đưa thầy về Làng, về cạnh u của các con, về với tổ tiên và làng xóm – Trở về với nguồn cội”. Chúng tôi vô cùng cảm ơn sự quan tâm chia sẻ của chính quyền, nhân dân Làng đối với cha chúng tôi. Chúng tôi tự hào là con của ông – nhà văn Kim Lân. Được biết, trước khi có Nhà lưu niệm nhà văn Kim Lân tại làng Phù Lưu, Nhà lưu niệm Kim Lân - ở ngõ 424 số 35 đường Trần Khát Chân, Hà Nội do con gái nhà văn - họa sỹ Nguyễn Thị Hiền và 5 người con làm cho ông đã tạo ấn tượng tốt đẹp, đón tiếp nhiều lượt khách đến thăm. Nay sau 10 năm ra đi, nhà văn viết về Làng với lòng trân trọng tự hào, yêu mến làng quê của mình lại được trở về với Làng và được trân trọng đón nhận.

Nhà văn Kim Lân, tên thật là Nguyễn Văn Tài (1921 – 2007) là một nhà văn nổi tiếng viết về làng quê giản dị trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 với các tác phẩm như: Vợ nhặt, Làng hay Những con chó xấu xí... Sau 10 năm ra đi, nhà văn viết về Làng nay lại được trở về "Làng" và được "Làng" đón nhận. TL
Thanh xuân của ngoại

Thanh xuân của ngoại

Baovannghe.vn - Ngoại hay bảo mình chẳng có thanh xuân. Bởi suốt cả thời tuổi trẻ mòn mỏi chạy giặc, nuôi con, khi tấm ảnh thờ chồng là tấm bằng Tổ quốc ghi công, ngoại chưa từng có khắc nào sống cho riêng mình.
Hi sinh ở mặt trận phía Nam. Bút ký của Nguyễn Ngọc Lợi

Hi sinh ở mặt trận phía Nam. Bút ký của Nguyễn Ngọc Lợi

Baovannghe.vn- “…Hi sinh ngày 18 tháng 11 năm 1972 tại mặt trận phía Nam” - Đó là mấy lời ghi trong giấy báo tử cậu em vợ tôi. Liệt sĩ Vũ Bá Tốp, nhập ngũ tháng 1 năm 1972. Lần nào đọc lại dòng chữ này lòng tôi cũng bứt dứt không yên.
Khai mạc trưng bày "Ký ức thời hoa lửa" tại Huế

Khai mạc trưng bày "Ký ức thời hoa lửa" tại Huế

Baovannghe.vn - Ngày 25/7, Bảo tàng Lịch sử thành phố Huế đã khai mạc trưng bày chuyên đề Ký ức thời hoa lửa tại Khu di tích lịch sử Chín Hầm. Trưng bày chuyên đề giới thiệu gần 120 hình ảnh, tư liệu và hiện vật tiêu biểu.
Góc nhìn mới về  “Mùa thu độc lập và Khát vọng phồn vinh”

Góc nhìn mới về “Mùa thu độc lập và Khát vọng phồn vinh”

Baovannghe.vn - Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thuỷ đã ký Quyết định số 2568/QĐ-BVHTTDL ban hành Kế hoạch tổ chức Triển lãm tư liệu Kỷ niệm 80 năm Ngày Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2025) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 - 02/9/2025) với chủ đề “Mùa thu độc lập và Khát vọng phồn vinh”.
Đào tạo nguồn nhân lực phê bình nghệ thuật số

Đào tạo nguồn nhân lực phê bình nghệ thuật số

Baovannghe.vn - Phê bình nghệ thuật số có thể được hiểu là việc đánh giá, phân tích và bình luận về các tác phẩm nghệ thuật được tạo ra hoặc lan truyền trên môi trường kỹ thuật số, bao gồm việc xem xét các khía cạnh như tính sáng tạo, kỹ thuật, ảnh hưởng văn hóa và ý nghĩa xã hội của nghệ thuật số