Sự kiện & Bình luận

Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám mới là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội

Tin 24 giờ
12:38 | 30/03/2017
Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám mới là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội, đó là khẳng định của lãnh đạo Sở Văn hoá Thể Thao (VHTT) Hà Nội trước thông tin về ý tưởng xây dựng tượng rùa vàng nặng 10 tấn ở Hồ Gươm của công dân Tạ Hồng Quân khiến dư luận quan tâm đặc biệt thời gian gần đây.
aa

Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám mới là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội, đó là khẳng định của lãnh đạo Sở Văn hoá Thể Thao (VHTT) Hà Nội trước thông tin về ý tưởng xây dựng tượng rùa vàng nặng 10 tấn ở Hồ Gươm của công dân Tạ Hồng Quân khiến dư luận quan tâm đặc biệt thời gian gần đây.

Kinh phí dựng tượng được huy động từ nguồn xã hội hóa và được xây dựng trong khoảng 2 năm. Ảnh Internet

Cụ thể, Giám đốc Sở VHTT Hà Nội Tô Văn Động cho biết hiện Sở chưa thể đưa ra ý kiến về việc nên hay không xây dựng tượng rùa vàng ở Hồ Gươm, vì hiện vẫn chưa nhận được văn bản, hay chỉ đạo, xin ý kiến từ phía UBND TP.Hà Nội.

Làm rõ hơn về vấn đề này, ông Trương Minh Tiến – Phó giám đốc Sở cho biết, "Hà Nội đã có biểu tượng để nhận diện, được quy định rất rõ trong Luật Thủ đô đã được Quốc hội thông qua. Theo đó, Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được chọn là biểu tượng của thủ đô, tượng trưng cho tinh thần hiếu học của người dân các thế hệ. Đồng thời khẳng định: “Hồ Gươm là di tích quốc gia đặc biệt, nên mọi công trình đưa vào đều phải rất cẩn thận, phải tham khảo ý kiến nhân dân, các nhà khoa học, cũng như Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL)”.

Trước đó, chiều 28.3, ông Tạ Hồng Quân - một công dân ở Hà Nội - đã trình UBND TP.Hà Nội đề án “Đúc biểu tượng rùa vàng Hồ Gươm”. Tượng rùa vàng có kích thước vừa phải với chiều dài từ 2,5 - 3,5m, chiều cao (cả phần đế) khoảng 2,5m, nặng 10 tấn và dự kiến đúc bằng đồng và vàng. Đồng thời ông Quân cũng đề xuất vị trí đặt tượng rùa vàng ở khu vực ngã tư Hàng Khay – Đinh Tiên Hoàng hoặc khu vực vườn hoa nhìn sang tượng đài Lý Công Uẩn. Kinh phí dựng tượng được huy động từ nguồn xã hội hóa và được xây dựng trong khoảng 2 năm.

------------------

Hiện Thủ đô Hà Nội đã có 2 tượng cụ rùa, một do nghệ nhân Trần Độ và các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng tặng Hà Nội nhân dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long- Hà Nội. Tượng được tạo bằng chất liệu gốm có kích thước 3,3m x 2,6m x 1,36m, nặng gần 4 tấn và tặng Hà Nội. Ngoài ra, hiện đã có rùa Hồ Gươm thật được ướp trong tủ kính tại đền Ngọc Sơn.

PV


Nguyễn Đình Thi - Thơ Nguyên Hùng

Nguyễn Đình Thi - Thơ Nguyên Hùng

Baovannghe.vn- Sinh ở Lào nhưng là người Hà Nội/ Một nghệ sĩ hào hoa sắc sảo đa tài
Triển lãm nghệ thuật "Sắc màu bừng nở"

Triển lãm nghệ thuật "Sắc màu bừng nở"

Baovannghe.vn - Từ ngày 23/11 đến ngày 15/12/2024, tại Nguyen Art Gallery (Hà Nội), sẽ diễn ra triển lãm tranh màu nước Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở của nhóm 6 họa sĩ trẻ.
Yêu người cây mở đất - Thơ Chung Tiến Lực

Yêu người cây mở đất - Thơ Chung Tiến Lực

Baovannghe.vn- Như những mũi lao cắm vào vùng ngập mặn/ Mầm sống gieo trên sóng nước hoang sơ
Nên bị gai đâm - Tản văn của Chu Văn Sơn

Nên bị gai đâm - Tản văn của Chu Văn Sơn

Baovannghe.vn - Và ta cứ yên trí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: Tổn thương là rỉ máu.
Trịnh Hoài Đức - Nhà thơ, nhà viết kịch tài hoa

Trịnh Hoài Đức - Nhà thơ, nhà viết kịch tài hoa

Baovannghe.vn - Kịch Trịnh Hoài Đức ngoài chất hài ý nhị, sâu cay, cười ra nước mắt còn bao hàm cả triết lý sâu sắc về thế giới quan, nhân sinh quan... Thơ của ông như gieo vào lòng người cái tình sâu lắng, ngôn ngữ giản dị mà nhân văn đa nghĩa đầy tính bác học...