Văn hóa nghệ thuật

Lời tri ân quê hương của nghệ sĩ đương đại Ngô Hồng Quang

Âm nhạc
08:58 | 05/02/2021
Sinh sống tại Den Haag (Hà Lan) nhưng, mỗi khi có cơ hội quay về Việt Nam, Ngô Hồng Quang đều thực hiện các dự án góp phần làm đa dạng và đưa âm nhạc dân tộc đến gần hơn với công chúng.
aa

Sinh sống tại Den Haag (Hà Lan) nhưng, mỗi khi có cơ hội quay về Việt Nam, Ngô Hồng Quang đều thực hiện các dự án góp phần làm đa dạng và đưa âm nhạc dân tộc đến gần hơn với công chúng.

Là ca sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ đương đại hàng đầu Việt Nam trong việc thể nghiệm kết hợp nhạc cụ dân tộc với các thể loại nghệ thuật đương đại, mang thanh âm truyền thống của Việt Nam vươn ra thế giới, Ngô Hồng Quang đã thực hiện rất nhiều tour lưu diễn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Và mỗi lần về quê, anh đều tham gia nhiều chuyến điền dã để sáng tạo nghệ thuật...

Lời tri ân quê hương của nghệ sĩ đương đại Ngô Hồng Quang
Nghệ sĩ Ngô Hồng Quang. (Ảnh: NVCC)

Tình Đàn ở quê nhà

Tình Đàn là tên album sắp ra mắt của nghệ sĩ Ngô Hồng Quang. Những giai điệu của tác phẩm đã được nghệ sĩ Ngô Hồng Quang cùng nhóm Đàn Đó thổi hồn bằng âm thanh mộc mạc đầy tính biểu cảm của cây Đàn Tính và hòa quyện trong đó là âm sắc tự nhiên đầy chất bản địa của Đàn Đó, Trống Chum, Trống Lãng, Sáo Thiu và Đàn Môi.

Không chỉ được chăm chút kĩ lưỡng về chất lượng âm thanh, cảnh đẹp thiên nhiên Việt Nam hùng vĩ trong MV cũng sẽ mang đến cho khán giả một trải nghiệm âm nhạc hoàn thiện cả phần nghe và phần nhìn, với những cảnh quay được thực hiện tại lòng hồ thủy điện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Đây là nơi sinh sống lâu đời và mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Tày - cảm hứng khởi nguồn cho tác phẩm Tình Đàn.

Tình Đàn sử dụng chất liệu chính từ yếu tố bản địa trong âm nhạc Việt Nam, nhưng đồng thời, cũng được truyền cảm hứng từ những trải nghiệm và tiếp xúc với âm nhạc quốc tế trong những chuyến công diễn của nghệ sĩ Ngô Hồng Quang.

Ngô Hồng Quang bật mí, Tình Đàn giống như một cuốn nhật kí ghi lại hành trình mang âm nhạc dân tộc Việt Nam vươn ra thế giới. Sự giao thoa và song hành vô cùng tự nhiên của âm nhạc dân tộc cùng thanh âm đa dạng từ âm nhạc quốc tế, sự tổng hòa của truyền thống và hiện đại, cùng niềm hoài cổ, sự tương tác và môi trường âm nhạc không biên giới chính là nguồn cảm hứng vô tận mà anh mong muốn được truyền tải đến khán giả.

Album có các tác phẩm được sáng tác mới và cả các tác phẩm truyền thống được phối lại, kết hợp với hai nhạc cụ quốc tế là Đàn Santur và Bộ Gõ Senegal với mong muốn gửi lời tri ân tới những khán giả yêu âm nhạc đã đồng hành cùng mình trong suốt 20 năm sự nghiệp.

Ước vọng bảo tồn âm nhạc dân tộc

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật, Ngô Hồng Quang đã sớm bén duyên với âm nhạc thông qua cây đàn nhị. Anh trở thành học sinh khoa Âm nhạc truyền thống của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam từ khi còn rất trẻ. Tốt nghiệp rồi trở thành giảng viên tại trường giống như một con đường được định sẵn cho một tài năng trẻ xuất sắc như Ngô Hồng Quang.

Tuy nhiên, anh luôn cảm thấy mình được thôi thúc bởi những điều mới mẻ, bởi những khả năng vô tận đang chờ mình khai phá, và những chuyến du học tại Hà Lan đã mở ra cho anh cơ hội để bay nhảy, thử nghiệm và định hình phong cách âm nhạc đặc trưng của riêng mình.

Ngô Hồng Quang chia sẻ, khi theo học chuyên ngành Sáng tác đương đại tại Hà Lan, anh mới tìm ra con đường đúng đắn nhất cho bản thân mình. Nỗi lo sợ sẽ mất đi cái chất truyền thống của dân tộc đã hoàn toàn được loại bỏ bởi một môi trường học tập tuyệt vời, nơi anh được khích lệ để phát triển toàn diện và tạo nên dấu ấn riêng với tư cách là một nghệ sĩ đương đại.

Lời tri ân quê hương của nghệ sĩ đương đại Ngô Hồng Quang
Album Tình Đàn của nghệ sĩ Ngô Hồng Quang sắp được ra mắt khán giả. (Ảnh: NVCC)

Âm nhạc của Ngô Hồng Quang luôn đặc biệt, bởi con người anh và phong cách của anh chính là điểm giao thoa hài hòa giữa những giá trị tưởng chừng như đối lập: của âm hưởng truyền thống và thanh âm hiện đại, của văn hóa Đông - Tây, của mong muốn gìn giữ những giá trị lâu đời của ông cha và khát khao mang âm thanh ấy hội nhập với bạn bè năm châu.

Sự giao thoa ấy được thể hiện trong âm nhạc của Ngô Hồng Quang bằng các sáng tác dựa trên nhạc cụ truyền thống bản địa được biến tấu theo những kĩ thuật Tây phương, hoặc sự kết hợp khéo léo giữa các giai điệu dân tộc Việt Nam với thanh âm truyền thống của các quốc gia trên thế giới.

Có thể thấy, Ngô Hồng Quang chính là gương mặt tiêu biểu của lớp nghệ sĩ đương đại, với tình yêu cháy bỏng cho âm nhạc dân tộc nhưng không hề mòn cũ trong lối suy nghĩ, mà ngược lại, không ngừng sáng tạo, khao khát mang âm hưởng dân tộc đến với bạn bè quốc tế.

Nguồn TG&VN

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.
Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Baovannghe.vn - Bà ngoại chỉ nói: "Đừng thúc ép gì nhiều. Phải tội. Đời người bạc, phận mỏng, biết sao được số trời. Mày làm thế không sợ chuốc khổ cho con bé".
Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4  trên khu vực trung Lào

Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4 trên khu vực trung Lào

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm 2024.