Văn hóa nghệ thuật

Mùa kịch Lưu Quang Vũ

Âm nhạc
10:07 | 13/08/2022
4 vở kịch của tác giả Lưu Quang Vũ: “Lời thề thứ 9”, “Ai là thủ phạm”, “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” và “Ông không phải là bố tôi” sẽ được Nhà hát Tuổi trẻ phục vụ khán giả trong “Mùa kịch Lưu Quang Vũ” bên cạnh các hoạt động tưởng nhớ, tri ân cặp vợ chồng nghệ sĩ tài danh Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh.
aa

4 vở kịch của tác giả Lưu Quang Vũ: “Lời thề thứ 9”, “Ai là thủ phạm”, “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” và “Ông không phải là bố tôi” sẽ được Nhà hát Tuổi trẻ phục vụ khán giả trong “Mùa kịch Lưu Quang Vũ” bên cạnh các hoạt động tưởng nhớ, tri ân cặp vợ chồng nghệ sĩ tài danh Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh. Cụ thể, các tác phẩm sẽ được trình diễn trong tháng 8 và tháng 9, tại Nhà hát Tuổi trẻ (11 Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Cảnh trong vở “Ông không phải là bố tôi”

Vở kịch “Lời thề thứ 9” do Nghệ sĩ ưu tú Chí Trung dàn dựng, mang đầy tính chính luận về sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, với nhiều tình tiết kịch tính, đem đến những bài học giá trị cho ngày nay.

“Ai là thủ phạm” cũng do Nghệ sĩ ưu tú Chí Trung đạo diễn, kể về đời sống thường nhật của người dân thành thị trong những năm 1980 ở Hà Nội. Một lớp trẻ sinh ra và lớn lên với nhiều môi trường giáo dục và hoàn cảnh sống khác nhau… đã đưa số phận các nhân vật tới những ngã rẽ khác nhau trong cuộc đời.

Tác phẩm “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” do Nghệ sĩ ưu tú Sĩ Tiến đạo diễn, là một câu chuyện đi trước thời đại, có những yếu tố giả tưởng như phát minh ra loại robot giống hệt con người, hành trình trốn chạy của các robot…, sẽ đem đến nhiều giây phút thú vị cho khán giả. Vở diễn đã đoạt Huy chương Vàng tại Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2018.

Còn “Ông không phải là bố tôi” là một trong những tác phẩm cuối cùng trong sự nghiệp của nhà viết kịch tài hoa Lưu Quang Vũ. Vở kịch do Nghệ sĩ ưu tú Sĩ Tiến dàn dựng, nói về một người đã chối bỏ vợ con, sau bao năm xa cách với nhiều biến cố, ông quay về tìm lại gia đình. Sự thấu hiểu, sẻ chia, tình người mà tác giả muốn gửi gắm lại từ hơn 30 năm trước vẫn hiện hữu như một chân lý sống, đủ khiến khán giả rung động.

Tham gia thể hiện trong các vở kịch là những nghệ sĩ được yêu mến của Nhà hát Tuổi trẻ: Nghệ sĩ ưu tú Đức Khuê, Nguyệt Hằng, Thanh Tú, Anh Thơ, Thu Quỳnh, Thanh Sơn, Lương Thu Trang, Thanh Dương, Chí Huy, Anh Tuấn, Lệ Quyên…

Được biết, lịch diễn cụ thể vở “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” sẽ biểu diễn vào tối 13/8, vở “Ai là thủ phạm” diễn vào tối 14/8, vở “Lời thề thứ 9” diễn vào tối 19/8.

VK


Mẹ. Tản văn của Trần Mỹ Thương

Mẹ. Tản văn của Trần Mỹ Thương

Baovannghe.vn - Mẹ của con, chẳng một lời oán than dù phải thui thủi một mình khi chúng con lớn khôn sải cánh tự lập. Tuổi thất thập ăn ngủ vò võ một mình.
Vị phố. Truyện ngắn dự thi Kiều Bích Hương

Vị phố. Truyện ngắn dự thi Kiều Bích Hương

Baovannghe.vn- Nhìn từ ngoài vào, Phở Hà lặng bặt trước cái siêu thị lúc nào cũng như siêu nước sôi réo. Phở Hà như cái bánh cuốn mỏng tang. Hàng thịt của ông Thổ như chiếc Kebab sắp bung nứt vì nhồi nhiều thịt và hành tím. Mỗi sáng Phở Hà nhường nhịn hàng người dài rì rầm trò chuyện chờ đến lượt vào hàng bánh mì Muối và Đường của chị Hà Lan phía bên kia phố.
Nhà thơ của đường Trường Sơn huyền thoại

Nhà thơ của đường Trường Sơn huyền thoại

Baovannghe.vn - Trong thế hệ nhà thơ những năm đánh Mỹ, Phạm Tiến Duật có nhiều đóng góp xuất sắc về giọng điệu thơ, về cách tân thơ. Ông dựng nên một tượng đài Trường Sơn hùng vĩ bằng thơ. Phạm Tiến Duật là nhà thơ của đường Trường Sơn huyền thoại...
Con mộng trắng. Truyện ngắn của Song Ngư

Con mộng trắng. Truyện ngắn của Song Ngư

Baovannghe.vn - Cái chuồng trâu nằm dưới gốc nhãn. Nó sơ sài, được quây bốn xung quanh bởi mười bốn thân cây gỗ to bằng bắp chân. Mái chuồng lợp tranh, trong mái tranh có đôi vợ chồng thằn lằn sống đã nhiều năm, đôi lần con mèo mướp tìm được mấy quả trứng thằn lằn nhỏ như đầu ngón tay út trẻ con, hình trái xoan, vỏ trắng mềm nhẵn nhụi.
Chiếu không - Truyện ngắn của Tống Phước Bảo

Chiếu không - Truyện ngắn của Tống Phước Bảo

Baovannghe.vn - Thiệt chỉ biết con người chỉ sống cuộc đời này một lần mà thôi. Vậy nên thương là thương, chứ câu nệ làm gì mấy chuyện xưa xa cũ càng. Chiếu đêm ấm hơi. Bếp tráng bánh bận đó cũng có đôi. Tiếng bìm bịp gọi bầy cũng ngọt lừ trên dòng sông Đợi.