Sự kiện & Bình luận

Mùa tuyển sinh Đại học, Cao Đẳng 2016-2017: ỔN ĐỊNH TRONG CĂNG THẲNG

Chính trị xã hội
09:33 | 16/08/2016
Tính đến thời điểm hiện tại, công tác xét tuyển đầu vào đại học đã kết thúc đợt I với ghi nhận bước đầu tương đối ổn định. Song những lo lắng xung quanh điểm sàn xét tuyển đang khiến dư luận xôn xao với những ý kiến trái chiều. Đặc biệt trước ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị tổng kết năm học 2015 -2016 đề nghị “Trường Đại học top trên phải công bố mức điểm xét tuyển cao hơn điểm sàn của Bộ Giaos dục & đào tạo, trường công bố rồi thì rút lại, đưa ra thông báo mới để các trường phía dưới có cơ hội”. Trước đó, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Bùi Văn Ga đã lưu ý các thí sinh, hiện nay một số trường top cao nhưng vẫn thông báo nhận Đăng ký xét tuyển bằng với điểm sàn của Bộ nên thí sinh cần lưu ý tham khảo điểm chuẩn ở các trường đó để quyết định nộp hồ sơ xét tuyển phù hợp với kết quả thi của mình, tránh việc đánh mất cơ hội
aa

Tính đến thời điểm hiện tại, công tác xét tuyển đầu vào đại học đã kết thúc đợt I với ghi nhận bước đầu tương đối ổn định. Song những lo lắng xung quanh điểm sàn xét tuyển đang khiến dư luận xôn xao với những ý kiến trái chiều. Đặc biệt trước ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ tại Hội nghị tổng kết năm học 2015 -2016 đề nghị “Trường Đại học top trên phải công bố mức điểm xét tuyển cao hơn điểm sàn của Bộ Giaos dục & đào tạo, trường công bố rồi thì rút lại, đưa ra thông báo mới để các trường phía dưới có cơ hội”. Trước đó, Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Bùi Văn Ga đã lưu ý các thí sinh, hiện nay một số trường top cao nhưng vẫn thông báo nhận Đăng ký xét tuyển bằng với điểm sàn của Bộ nên thí sinh cần lưu ý tham khảo điểm chuẩn ở các trường đó để quyết định nộp hồ sơ xét tuyển phù hợp với kết quả thi của mình, tránh việc đánh mất cơ hội.

Thận trọng, lo lắng là tâm trạng chung của thí sinh khi đến trường nộp hồ sơ xét tuyển. Nguồn Internet

Vẫn biết điểm xét tuyển là quyền tự chủ của các trường nhưng những điều chỉnh trong quá trình xét tuyển thật sự đã không còn khách quan nếu như không muốn nói là thiếu công bằng đối với những hồ sơ được nộp ngay tại thời điểm đầu tiên của kỳ xét tuyển. Chưa kể theo ghi nhận chung, nhiều trường top trên đang công bố điểm sàn bằng hoặc thấp hơn ngưỡng của Bộ Giáo dục & Đào tạo (15 điểm) trước mắt gây lo ngại cho các trường top dưới về nguy cơ thí sinh ảo và không tuyển đủ chỉ tiêu, sau nữa khó tránh khỏi rối như gà mắc tóc ở chẳng cuối mùa tuyển sinh

Trước tiên, phải thừa nhận một điều, ý kiến chỉ đạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo về công tác tuyển sinh đã góp phần quan trọng nhằm lập lại trật tự mùa tuyển sinh năm nay, tránh gây ra những bất ổn không đáng có như đã từng xảy ra tại mùa tuyển sinh năm trước. Song, hiệu ứng của nó lại đang có xu hướng ngược, bởi dư luận cho rằng thời điểm đưa ra những chỉ đạo này không còn phù hợp. Cụ thể, cần phải sớm hơn, thậm chí là ngay từ đầu mùa xét tuyển chứ không phải chờ đến khi các trường thông báo điểm sàn, nhận hồ sơ và bắt đầu xét tuyển.

Phụ huynh kiểm tra thông tin cùng con trước khi nộp hồ sơ xét tuyển. Nguồn Internet

Hiện có hai giả thiết đặt ra, thứ nhất, nếu các trường nâng điểm sàn thì những thí sinh có điểm bằng mức sàn chung của Bộ (như các trường công bố) hẳn nhiên sẽ bị loại một cách oan uổng vì Bộ không cho phép thí sinh được rút hồ sơ khi đã nộp đăng ký xét tuyển tại trường. Thứ hai, sẽ tái diễn cảnh căng thẳng, và hỗ độn trong kỳ xét tuyển thứ hai, và đây được coi là điều bất lợi không nên để xảy ra và cần phải nghiên cứu kỹ. Đặc biệt, nếu thí sinh bị hút hết vào các trường đại học không phân biệt top trên hay dưới thì đầu vào của các trường Cao đẳng, trường nghề hẳn sẽ gặp vô vàn khó khăn, tác động không nhỏ đến nền kinh tế. Theo Ts. Bùi Thế Đức, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, cho rằng, công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ công nhân có tay nghề cao ở các khu công nghiệp - khu chế xuất trong cả nước hiện nay còn nhiều yếu kém, bất cập. Trong đó, đáng chú ý là việc kết nối giữa đào tạo với sử dụng lao động ở các doanh nghiệp còn hạn chế, chất lượng và cơ cấu nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu và nhu cầu của các doanh nghiệp. “Khoảng 80% lao động trong khu chế xuất - khu công nghiệp là lao động phổ thông. Thực tế hiện nay nhiều lao động sau khi đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, do đó rất nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không muốn nhận sinh viên tốt nghiệp do không tin tưởng vào chất lượng của nhiều cơ sở đào tạo ở Việt Nam. Các doanh nghiệp đã thực hiện việc đào tạo ngay tại doanh nghiệp mình”, ông Bùi Thế Đức cho biết. “Cả nước có 5 trường Đại học Sư phạm kỹ thuật đào tạo giảng viên dạy nghề có trình độ đại học cho các trường cao đẳng nghề. Tuy nhiên, các trường này trong hàng chục năm qua chỉ đạo tạo được giáo viên cho khoảng 35 nghề nên đã bão hòa, trong khi đó các trường cao đẳng nghề đang đào tạo hơn 300 nghề, do vậy, đại bộ phận các nghề không có giáo viên được đào tạo đúng nghề để dạy học có chất lượng.

Hiện đã kết thúc việc xét tuyển nguyện vọng 1, nên với những trường lấy điểm chuẩn cao nhưng ngưỡng điểm xét tuyển thấp phải công bố lại điểm để tránh khoảng lệch lớn là điều khó thực hiện. Nếu công bố lại điểm thì phải có phương án cho những thí sinh nộp hồ sơ rồi mà dưới mức điểm công bố lại sẽ gây nhiều khó khăn. Chủ trương của Bộ cho mùa tuyển sinh năm nay là thí sinh đăng ký một số nguyện vọng nhất định, sau đó không được rút ra nộp vào như trước, nghĩa là thí sinh chỉ đăng ký một lần, không được thay đổi nguyện vọng nữa, chắc chắn sẽ tạo nên cơn sốt hồ sơ đăng ký ảo. Và điều này hẳn là bất lợi lớn cho các trường top dưới và ngoài công lập.

Vẫn biết vấn đề xét tuyển đã được bàn thảo rất nhiều trước khi hoàn thiện quy chế của kỳ thi chung cấp Quốc gia. Song dù với giải pháp nào cũng cần đến sự nhân văn, đảm bảo quyền lợi của thí sinh, của cơ sở giáo dục. Nhưng với diễn biến được thay đổi ở phút chót của cấp quản lý, cơ sở giáo dục thì những lo ngại về một mùa vỡ trận tuyển sinh như 2015 là hoàn toàn có cơ sở.


Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Baovannghe.vn - Tối ngày 19.9.2024 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình VHNT năm 2023, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội)
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.