Sự kiện & Bình luận

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời ở tuổi 75

Tin 24 giờ 08:18 | 08/07/2023
Để bảo đảm văn hóa phát triển cùng với kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường… cần xem xét lại quá trình bảo tồn, bảo vệ, phát triển, phát huy các giá trị, tầm quan trọng của văn hoá. Trong thời gian tới cần làm gì để quan tâm thực chất, đúng mức, đúng tầm đối với văn hoá? chính là nội dung
aa

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã qua đời vào lúc 5h sáng ngày 6.7.2023 (nhằm ngày 19 tháng Năm năm Quý Mão), hưởng thọ 75 tuổi. Lễ nhập quan lúc 14h ngày 6.7.2023; lễ viếng cùng ngày lúc 15h tại Chung cư Samland, lầu 10, phòng 5, 178/5 Nguyễn Văn Thương, P25, quận Bình Thạnh; lễ động quan lúc 8h ngày 9.7.2023 (nhằm ngày 22 tháng Năm năm Quý Mão); hoả táng tại Phúc An Viên, thành phố Thủ Đức, TPHCM.

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ (1949-2023). Ảnh Nguyễn Đình Toán

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ sinh ngày 18.9.1949, quê quán xã Lộc Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1978.

Quá trình học tập, công tác, sáng tác:

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ từng là biên tập viên, phóng viên trong những năm chiến tranh. Bà tốt nghiệp khoá bồi dưỡng viết văn trẻ ở Quảng Bá Hà Nội năm 1971, trường Đại học Văn hoá (khoa Viết văn) 1979-1983, khoá học 3 tháng Học viện Văn học M. Gorky (Liên Xô cũ) 1998. Bà nguyên là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên- Huế, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III, khoá VI, Ủy viên Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam khoá V. Ủy viên Ban Chấp hành Hội Phụ nữ Việt Nam khoá VII.

Tác phẩm chính đã xuất bản:

Thơ: Trái tim sinh nở (1974, in chung với nhà thơ Ý Nhi); Bài thơ không năm tháng (1983); Hái tuổi em đầy tay (1990); Mẹ và con (1995); Đề tặng một giấc mơ (thơ, 1999); Tập thơ “Green Rice” (Cốm non, in và phát hành tại Hoa Kỳ, 2005); Hồn đầy hoa cúc dại (2007); Thơ tình Lâm Thị Mỹ Dạ (2008).

Truyện thiếu nhi: Danh ca của đất (1984); Nai con và dòng suối (1989); Nhạc sĩ Phượng Hoàng (1989); Tuyển tập thơ và truyện thiếu nhi (2006).

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ được trao tặng nhiều giải thưởng văn học: Giải nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1973. Giải A về đề tài thương binh liệt sĩ – Bộ Nội vụ năm 1973. Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 1981-1983 cho tập thơ Bài thơ không năm tháng. Giải A thơ 1999 của Uỷ ban toàn quốc Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam: tập thơ Đề tặng một giấc mơ. Giải thưởng Văn học Cố Đô – Giải A Thơ (1998-2003), (2005-2009) với tập thơ Hồn đầy hoa cúc dại. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.

Suy nghĩ về nghề văn, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ từng viết:

“Không thể lấy một tải thơ nào làm chuẩn chân lý cho thơ. Mỗi thi nhân đích thực đều có sự “lấp lánh” riêng, không ai giống ai. Người có bản lĩnh thơ là người biết chấp nhận sự thách đố của thời gian chứ không chấp nhận sự thách đố nào khác. Sự đam mê thơ, đam mê cái đẹp là sự thành công một nửa của người làm thơ.

Thơ là cái mới mẻ trong cái bình thường. Nhìn thấy nó đã khó, mà diễn tả được nó càng khó. Người ta chỉ đạt đến thơ như khi một quả trứng nóng bức tới mức tự nó phải tách vỏ nở ra đời sống – một đời sống sinh động, có hình hài. Nếu vội vã bóc lớp vỏ đi khi chưa đến độ thì sẽ chẳng bao giờ đạt đến thơ mà chỉ có những ngôn từ chết”.

Vì tuổi cao sức yếu bệnh nặng, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã qua đời vào lúc 5h sáng ngày 6.7.2023 (nhằm ngày 19 tháng Năm năm Quý Mão) tại TPHCM, hưởng thọ 75 tuổi.

Hội Nhà văn Việt Nam và Ban Biên tập Vanvn.vn xin chia buồn sâu sắc với gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, học trò và những người yêu quý nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ!

Nguồn Vanvn.vn


Em kể chuyện Trường Sa - Thơ Trần Nhã My

Em kể chuyện Trường Sa - Thơ Trần Nhã My

Baovannghe.vn- Giữa rừng xanh biên giới/ em sẽ kể về trùng dương biển thẳm
Khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học nghệ thuật Việt Nam với việc phát huy bản sắc dân tộc trong xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa”

Khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học nghệ thuật Việt Nam với việc phát huy bản sắc dân tộc trong xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa”

Baovannghe.vn - Sáng 25/7, tại tỉnh Ninh Bình, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức khai mạc Lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật (VHNT) Việt Nam với việc phát huy bản sắc dân tộc trong việc xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp văn hoá (CNVH).
Người hùng. Truyện ngắn Sue Ragaland (Mỹ)

Người hùng. Truyện ngắn Sue Ragaland (Mỹ)

Baovannghe.vn - Ông bà ngoại tôi là người Hungary, nhưng ông ngoại lại học hành ở Đức. Mặc dù Hungary là ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, ông vẫn thích tiếng Đức hơn tất cả các ngôn ngữ khác mà ông nói được.
Vinmec Central Park mở lối đi mới trong điều trị động kinh bằng công nghệ Robot đỉnh cao

Vinmec Central Park mở lối đi mới trong điều trị động kinh bằng công nghệ Robot đỉnh cao

Baovannghe.vn - Lần đầu tại Việt Nam, một ca động kinh kháng trị ở trẻ em được điều trị thành công bằng công nghệ robot định vị AutoGuide. Ca phẫu thuật do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park (TP.HCM) thực hiện đánh dấu bước đột phá trong điều trị bệnh lý thần kinh phức tạp, mở ra hy vọng cho hàng ngàn bệnh nhân động kinh tại Việt Nam.
Ngày hội văn hóa hữu nghị Việt - Hàn: Lan tỏa những giá trị truyền thống

Ngày hội văn hóa hữu nghị Việt - Hàn: Lan tỏa những giá trị truyền thống

Baovannghe.vn - “Ngày hội văn hóa hữu nghị Việt - Hàn 2025” sẽ diễn ra tại TP Hồ Chí Minh trong 2 ngày 26 & 27/7 với nhiều hoạt động phong phú nhằm lan tỏa những giá trị truyền thống