Diễn đàn lý luận

Nhà văn, dịch giả Lê Sơn: Người âm thầm cống hiến cho chữ nghĩa

Chân dung văn học
10:54 | 02/11/2020
Sáng ngày 30 tháng 10, tôi cùng đoàn nhà văn (Liên chi hội Hội nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn TP.HCM) đến viếng Phó giáo sư - Nhà văn, dịch giả Lê Sơn tại Nhà tang lễ Bệnh viện Thống Nhất.
aa

Sáng ngày 30 tháng 10, tôi cùng đoàn nhà văn (Liên chi hội Hội nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn TP.HCM) đến viếng Phó giáo sư - Nhà văn, dịch giả Lê Sơn tại Nhà tang lễ Bệnh viện Thống Nhất.

Dịch giả Lê Sơn ( Lê Xuân Vĩnh), sinh năm 1938.. Quê quán: phố Tiền Quan Thành (nay là Phó Đức Chính), Hà Nội. Từ trần lúc 21: 20 ngày 28 -10-2020 tại TP. Hồ Chí Minh. Là Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1984

Thuở nhỏ, Lê Xuân Vĩnh học trường Nguyễn Thượng Hiền, Thanh Hóa; sau qua học tại Trường Thiếu nhi Việt Nam và Khu Học xá trung ương, tại Nam Ninh và Quế Lâm, Trung Quốc. 1954-1961, học Nga văn, tốt nghiệp Khoa Ngữ Văn Đại học Sư phạm Quốc gia Moscow, Liên Xô. 1961-1973: Công tác tại Ban Văn học Thế giới, Viện Văn học. Từ 1973 cho tới khi nghỉ hưu: Công tác tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội. Phó Giáo sư. Những năm cuối đời, Lê Sơn chuyển vào sống tại Sài Gòn.

Dịch giả Phó giáo sư, nhà văn dịch giả Lê Sơn dịch nhiều công trình nghiên cứu văn học và văn học như: Những ước mơ của tôi (1975); Truyện dân gian Ấn Độ (1977); Cá tính sáng tạo của nhà văn và tác phẩm văn học; Không chốn nương thân (1979); Thành phố thiên thần (1984); Kết Cục (1985); Khi lương tâm nổi giận; Nền văn hóa biết xấu hổ; Chuyện con vẹt…

Sau khi trò chuyện với cô con gái Lê Thu Lan của cố nhà văn, dịch giả Lê Sơn, tôi có cảm giác hổ thẹn là mình từng đọc quyển sách “Một nền văn hóa biết xấu hổ” cách đây mấy năm (Quyển sách được Hội Nhà văn gởi tặng cùng số báo Văn nghệ) nhưng tôi lại không nhớ người dịch là Lê Sơn mà tôi chỉ nhớ cụm từ “ một nền văn hóa không biết xấu hổ” là của Chekhov, một nhà văn mà tác phẩm luôn có sức lay động trong tôi.
“Một nền văn hóa biết xấu hổ” (quyển sách tập hợp nhiều bài viết của nhiều văn nghệ sĩ Nga do Trung tâm nghiên cứu Quốc học và NXB Văn học ấn hành), có lẽ là dịch phẩm sau cùng của dịch giả Lê Sơn.
Trước đó, ông dịch một số tác phẩm được nhận tặng thưởng của Hội Nhà văn, như: Nỗi đau và niềm tin, Lương tâm nổi giận. Hai quyển sách này cũng gần như quyển sách “Một nền văn hóa biết xấu hổ”, là những bài viết của nhiều tác giả mà Lê Sơn tuyển chọn và biên dịch với mẫu số chung là lương tri, văn hóa, sự được - mất của con người cũng như sự sống - còn của nhân loại.
Sự đóng góp không nhỏ của dịch giả Lê Sơn có lẽ chính là công lao của một người nghiên cứu, người làm tư liệu và là một nhà giáo góp phần đào tạo nhiều thế hệ. Ở khía cạnh này, trên Status của mình, nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân viết: “Trong chuyện làm nghề, tôi và một số bạn như tôi đã từng chịu ơn Anh, thời anh làm trưởng phòng tư liệu văn học nghệ thuật của Viện Thông tin khoa học xã hội, 26 Lý Thường Kiệt, những năm 1973-1980. Nhờ được anh giao xử lý các bài nghiên cứu hoặc sách nghiên cứu văn học, nghệ thuật, bọn tôi vừa có dịp đọc để biết nhiều vấn đề, hiện tượng văn nghệ các nước ngoài, vừa có dịp luyện tay nghề dịch thuật, biên dịch, lược thuật…”và Lê Sơn là “người môi giới trung thành và tận tụy của văn học, văn hóa Xô-viết với bạn đọc Việt Nam”.

Còn nhà phê bình văn học Lê Thanh Nghị có nhận định ngắn gọn về dịch giả Lê Sơn: “Ông là một nhà văn hoá uyên bác, có nhiều đóng góp cho sự phát triển văn học Việt Nam. Nhưng ông lặng lẽ cống hiến như một phẩm cách văn hoá, không màng đến hư danh”

Khi tôi viết những dòng này, thì Phó Giáo sư - nhà văn, dịch giả Lê Sơn đã rời xa cõi thế hơn 2 ngày (Ông từ trần hồi 21g20 ngày 28//10/2020) nhưng hình như trên các trang báo đều chưa có một dòng tin về sự ra đi của một con người đã lặng lẽ dành suốt một cuộc đời đóng góp cho văn học cho văn hóa.
Trong khi đó những nghệ sĩ thuộc giới showbiz chỉ cần hắt hơi sổ mũi lập tức được nhảy phốc lên trên nhiều trang báo. Phải chăng đây cũng là một thứ " văn hóa" không biết xấu hổ mà Chekhov muốn đề cập đến cách đây hơn một thế kỷ?
Xin được vĩnh biệt Phó giáo sư - Nhà văn, dịch giả Lê Sơn, người âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho chữ nghĩa…

Bích Ngân


Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Thời tiết ngày 20/9: Thanh Hóa - Quảng Trị tiếp tục có mưa lớn diện rộng

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ đêm 19/9 - 20/9, mưa lớn xảy ra tại khu vực từ Thanh Hóa - Quảng Trị
Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Báo Văn nghệ nhận Tặng thưởng của Ban Bí thư về hoạt động tuyên truyền lý luận, phê bình VHNT năm 2023

Baovannghe.vn - Tối ngày 19.9.2024 Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức lễ trao Tặng thưởng các tác phẩm lý luận, phê bình VHNT năm 2023, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội)
Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.