Diễn đàn lý luận

Nhà văn, doanh nhân và đường đi tác phẩm

Chân dung văn học
07:21 | 15/10/2022
Doanh nhân nhiều nhưng nho thương hiếm. Vì hiếm nên rất quý, rất cần những tác phẩm văn học viết về tầng lớp tinh hoa đã đem trí tuệ, công sức mình tạo nên những giá trị lợi nhuận, góp phần chấn hưng và xây dựng đất nước. Đất nước ta từng có được những doanh nhân giàu lòng yêu nước như chí sĩ Lương Văn Can - người đã sáng lập nên trường Đông kinh Nghĩa Thục, nhằm nâng cao lòng yêu nước, chí tiến thủ và tự hào dân tộc; truyền bá tư tưởng tiến bộ, nếp sống văn minh; hỗ trợ phong trào Đông Du và Duy Tân
aa

Món nợ nho thương

Doanh nhân nhiều nhưng nho thương hiếm. Vì hiếm nên rất quý, rất cần những tác phẩm văn học viết về tầng lớp tinh hoa đã đem trí tuệ, công sức mình tạo nên những giá trị lợi nhuận, góp phần chấn hưng và xây dựng đất nước. Đất nước ta từng có được những doanh nhân giàu lòng yêu nước như chí sĩ Lương Văn Can - người đã sáng lập nên trường Đông kinh Nghĩa Thục, nhằm nâng cao lòng yêu nước, chí tiến thủ và tự hào dân tộc; truyền bá tư tưởng tiến bộ, nếp sống văn minh; hỗ trợ phong trào Đông Du và Duy Tân. Hậu thế nợ ông cuộc đời bị Pháp lưu đày sang Nam Vang suốt 8 năm, được giảm án về Hà Nội vẫn tiếp tục mở trường, soạn sách. Chúngta nợ cuộc đời Nguyễn An Ninh bán dầu cù là, bán ruộng đất mua máy in, làm báo Tiếng chuông rè hoạt động cách mạng. Chúng ta nợ nhan sắc và thanh xuân của chủ nhân Chiêu Nam lầu, mở khách sạn làm hậu thuẫn cho phong trào yêu nước đầu thế kỷ. Chúng ta nợ cô sáu Cầu ông Lãnh (Trương Thị Sáu) - dốc sức kinh doanh giúp chồng làm nên phong trào Thanh niên cao vọng, phát triển hội kín Nguyễn An Ninh làm nên một phong trào yêu nước. Chúng ta nợ chủ nhân nước mắm Liên Thành - một thương hiệu của lòng yêu nước. Chúng ta nợ Quách Đàm - thương nhân người Hoa đã xây dựng chợ Bình Tây, góp phần kiến tạo, phát triển một vùng đất trù phú...

Bà Nguyễn Thị Xuyên (Cô ruột Nguyễn An Ninh) mở Chiêu Nam lầu (đường Nguyễn Huệ ngày nay) làm hậu thuẫn cho phong trào yêu nước đầu thế kỷ

Sau chiến tranh, nhiều doanh nhân đã dám đối mặt với thử thách, đặt những viên gạch đầu tiên cho sự phát triển kinh tế, văn hoá... Đó là anh hùng Đinh Văn Vui – chủ nhân khu du lịch Suối Tiên; Người phụ nữ anh hùng trong chiến tranh, toả sáng trong hoà bình được mệnh danh nữ hoàng coopmark - Anh hùng Nguyễn Thị Nghĩa; người nữ anh hùng "tay không bắt giặc" ngành du lịch - Nguyễn Thị Hoa Lệ - Chủ nhân du lịch Hoà Bình. Câu chuyện nữ doanh nhân Trần Thị Lệ - từ một bác sĩ rẻ hướng kinh dong, sáng lập nên Nutifood vì nỗi trăn trở góp phần cải thiện thể lực người Việt Nam truyền cảm hứng mạnh mẽ cho những người cầm bút. Nhiều và rất nhiều doanh nhân - những nho thương mà chúng ta mắc nợ những hy sinh thầm lặng, những nỗ lực, rào cản, những bước đi đầu tiên, khó khăn thách thức trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt của thế giới ngày càng trở nên rất phẳng... Mỗi cưộc đời doanh nhân gợi mở những quyển sách chưa viết ra, hay những quyển sách đã được viết để chúng ta tìm đọc, tôn vinh và ngưỡng mộ.

Tuy nhiên, viết về doanh nhân rất khó...

Tri kỷ giữa nhà văn và doanh nhân

Lòng yêu mến, ngưỡng mộ, sự thấu hiểu là điều kiện cần của nhà văn để viết về doanh nhân, Ngược lại, doanh nhân phải mở lòng, đồng hành cùng nhà văn trong quá trình sáng tạo tác phẩm. Nhà văn và doanh nhân phải hiểu nhau, yêu mến nhau, trân quý những giá trị của nhau. Tiếc thay, mối quan hệ này đôi khi chỉ một chiều. Nhiều doanh nhân nghĩ rằng có tiền là có được tác phẩm. Thật sự, doanh nhân đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm nên tác phẩm viết về họ. Đôi khi, họ có những vấn đề riêng tư, những bí mật phải chôn vùi, những bí quyết không thể chia sẻ. Đọc Hòn tuyết lăn - quyển sách viết về cuộc đời và sự nghiệp của Warren Buffett - nhà đầu tư huyền thoại xứ Omala; chúng ta hiểu tình bạn giữa ông và Alice Schroeder. Phải có sự thấu hiểu của tình bạn, con người vốn kín tiếng, chừng mực như Warren Buffett mới trải lòng để tác giả thấu hiểu quá khứ, những khởi nghiệp không dễ dàng, những xung đột và nghịch lý, những bí quyết để trở thành một trong những con người giàu có nhất hành tinh. Trong khi Warren Buffett luôn được các phương tiện truyền thông săn lùng nhưng những gì xuất hiện ở truyền thông chỉ là bề nổi, bởi ông chưa từng chia sẻ những câu chuyện trọn vẹn cuộc đời mình cho ai, cho đến khi ông gặp Alice Schroeder - một nhà phân tích tài chánh bảo hiểm thành đạt tại phố Wall. Warren Buffett đã đề nghị bà dành trọn thời gian viết quyển sách về ông. Alice Schroeder nhận lời. Bà làm việc với ông trên dưới 2.000 giờ, thực hiện hàng trăm cuộc phỏng vấn với những người liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của ông. Bà tìm ra những chi tiết đắt để thể hiện con người độc đáo của Warren Buffett. Tại sao Warren Buffett chỉ đặt niềm tin và ký thác quyển sách cuộc đời mình chỉ vào Alice Schroeder mà không là ai khác?! Phải chăng ông nhận ra khả năng của bà bằng sự thấu hiểu. Bà thấu hiểu, đồng cảm với biểu tượng hòn tuyết lăn mà ông ví von: "Cuộc đời như một quả bóng tuyết. Điều quan trọng là bạn tìm ra những bông tuyết đủ sức bám dính và một sườn đồi đủ dài để nó lăn đi...". Chưa bao giờ ông dành quỹ thời gian gần như vô hạn cho một quyển sách. Tình tri kỷ ấy đã cho ra đời Hòn tuyết lăn - một câu chuyện giải mã những bí ẩn về nhà đầu tư được xếp hạng giàu nhất thế giới rất đáng đọc.

Không có giá trị vĩnh hằng

Ông Trần Hoàng, Tổng Biên tập Tạp chí Doanh nhân Sài Gòn chia sẻ: “Mỗi doanh nhân thành công đều có một cuốn sách gối đầu giường để tìm ra định hướng kinh doanh, điều hành công ty. Khi các doanh nhân viết sách và chia sẻ những bài học kinh nghiệm, triết lý kinh doanh tới cộng đồng, sẽ có ý nghĩa khích lệ, truyền cảm hứng vô cùng lớn tới giới trẻ, nhất là những bạn trẻ đang trong quá trình lập thân, lập nghiệp. Giúp họ rút ngắn hành trình chạm tới thành công. Tại các trường đại học ngày nay, giáo trình giảng dạy và truyền cảm hứng kinh doanh cho sinh viên phần lớn lấy từ những cuốn sách của doanh nhân nước ngoài. Điều ấy tốt nhưng chưa trọn vẹn, khi văn hóa của Việt Nam có những đặc thù riêng. Do vậy, việc có nhiều sách hay do doanh nhân Việt viết và viết về doanh nhân Việt để giảng dạy hoặc truyền cảm hứng cho giới trẻ sẽ gần gũi và phù hợp với thực tiễn Việt Nam”. Ảnh Nguyễn Hoàng, toạ đàm “Doanh nhân viết và viết về doanh nhân” ngày 5/10/2022

Doanh nhân Việt Nam khởi nghiệp và kinh doanh trong một đất nước vận hành cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhiều thành phần kinh tế có quá nhiều cơ hội, lẫn thách thức, rủi ro. Còn nhớ những chính sách, nghị định về đất đai, chỉ qua một đêm thức dậy, nhà đầu tư trắng tay. Anh hùng và tội phạm chỉ trong nửa bước chân. Vì đâu nên nỗi khiến doanh nhân hôm qua còn là Anh hùng được tôn vinh thì hôm sau đã mất trắng cơ nghiệp, sa vào nhà tù. Nhiều doanh nhân một bước lên trời nhờ vào kẻ hỡ pháp luật. Nhiều giá trị ảo dẫn dắt xã hội, được tụng ca. Chứng khoán Việt Nam một thời xanh màu hy vọng thì nay rơi vào màu đỏ lè của hoài nghi và bất an. Một doanh nhân chia sẻ: "Cần lắm những tác phẩm viết về doanh nhân Việt Nam để những sinh viên Việt Nam tham khảo, bởi những bạn trẻ trong nước khi học kinh doanh lại được đọc nhiều sách về doanh nhân nước ngoài!". Tôi hiểu nỗi trăn trở đó của anh, bởi với môi trường kinh doanh đặc thù của Việt Nam, nhà đầu tư vĩ đại Warren Buffett chắc cũng khó vượt qua những rào cản, giới hạn. Doanh nhận Việt Nam vừa làm, vừa run, vừa liều... Chưa bao giờ họ mong muốn có được môi trường kinh doanh bình đẳng, ổn định như lúc này, đặc biệt sau dịch covid, cần lắm những cú hích phát triển kinh tế. Những quy định về khung giá đất, những kẽ hở pháp luật về luật đất đai, những văn bản dưới luật, những quy định lỗi thời... tạo những quả bom rủi ro lơ lửng có thể phá làm phá sản doanh nghiệp bất cứ lúc nào. Cũng dễ hiểu vì sao những người bạn doanh nhân của tôi tuy giàu có nhưng đời sống đầy bất an. Tóc họ bạc sớm và sức khoẻ bị huỷ hoại dù rất nhiều tiền. Có quá nhiều bất trắc trong môi trường kinh doanh. Nhữg người trẻ khởi nghiệp không kém phần gian nan, đầy rủi ro, thách thức. Chính vì lẽ đó, sự thành đạt của doanh nhân ở Việt Nam là điều thật đáng trân trọng. Thành công của họ thật đáng học hỏi, cần được chia sẻ và truyền cảm hứng vượt qua số phận, những giới hạn, rào cản. Và cũng không có gì phải kinh ngạc khi nghe tin đồn đoán một doanh nghiệp Việt Nam đang đình đám, từng được báo chí ca ngợi, hào phóng chi cho những dự án án thiện nguyện lại rơi xuống vực thất bại, nợ nần phải phá sản, chủ doanh nghiệp vào tù.

Không có bữa trưa miễn phí

Cuộc đời doanh nhân với những nỗ lực, thăng trầm, đầy kịch tính là nguồn dữ liệu giàu có, chất liệu phong phú để nhà văn sáng tạo nên tác phẩm. Doanh nhân chịu mở lòng, dành thời gian, đồng hành với trang viết nhà văn là một điều kiện thuận lợi để làm nên sự thành công của tác phẩm. Vì lẽ đó, khi viết về doanh nhân, tôi không bao giờ yêu cầu họ phải dành cụ thể bao nhiêu tiếng đồng hồ cho mình, cũng không yêu cầu cụ thể về tiền bạc (lý tưởng là doanh nhân bằng sự thấu hiểu, tạo điều kiện cho nhà văn an tâm ngồi viết); bởi thời gian của nhà văn lẫn doanh nhân đều vô giá. Những trải nghiệm, giá trị, bí quyết kinh doanh doanh nhân trải lòng, chia sẻ thật quý báu. Điều quan trọng là có được tình tri kỷ giữa nhà văn và doanh nghiệp, để họ tin cậy, gởi gắm tâm tự, sẵn sàng trả lời những câu hỏi khó, tự nguyện dành thời gian vô hạn định cho mình, sẵn sàng bộc lộ tính cách, nội tâm con người đầy mâu thuẩn, xung đột và nghịch lý của họ; những bước đi táo bạo, những bức phá và quyết liệt hành động... Để có được tình tri kỷ ấy, nhà văn cũng phải học tư duy của doanh nhân, phải có kiến thức về lĩnh vực doanh nghiệp mình thể hiện. Cần đặt mình vào vai trò doanh nhân để thể hiện nội tâm. Không phải ngẫu nhiên mà Warren Buffett chọn Alice Schroeder là người viết hồi ký cho mình, nếu bà không phải là một người ngoài khả năng văn chương, sự thấu hiểu còn là một nhà phân tích tài chính thành đạt. Và Alice Schroeder đã không phụ lòng Warren Buffett, bởi sau khi "Hòn tuyết lăn" ra đời, đã "lăn" đến tay bạn đọc khắp thế giởi. Quyển sách không chỉ kể về cuộc đời ông mà còn là kho báu đúc kết những kinh nghiệm đầu tư tài chính... Và ngược lại, Warren Buffett cũng phải học tư duy nhà văn để mở lòng, để kể chuyện, chân thành bộc lộ con người thật của mình, những góc khuất, cả sai lầm, thất bại và đặc biệt biết hài hước, biết nâng niu những chi tiết sống động... Đôi khi chỉ vài chi tiết độc đáo khiến độc giả kiên nhẫn với hàng ngàn trang quyển sách để tìm kiếm, tò mò. Alice Schroeder rất thông minh nên bà không hề bỏ qua những chi tiết độc đáo mà Warren Buffett đã kể...

Tác giả trò chuyện cùng doanh nhân Nguyễn Thị Cúc

Viết về doanh nhân đúng là khó. Đường đi một quyển sách viết về doanh nhân đến với công chúng cũng là câu chuyện đáng bàn. Nhà văn không phải là người viết thuê (ngoại trừ khi họ tự nguyện) mà đồng sở hữu tác phẩm. Sự thành công tác phẩm, sách "lăn" vào tay nhiều bạn đọc sẽ mang lại sự khích lệ, động viên về tinh thần lẫn vật chất cho những người cùng kiến tạo nên tác phẩm.

Nguồn Văn nghệ số 42/2022

-------------------------------------

* Doanh nhân Nguyễn Thị Cúc - nguyên Chủ nhiệm Hợp tác xã Mây tre lá Ba Nhất, năm 2019. Sau chiến tranh, bà Cúc khép lại quá khứ của một “nữ y tá Việt cộng”, một người cầm bút tham gia lực lượng “ký giả ăn mày”1 cùng với sinh viên Sài Gòn xuống đường đấu tranh đòi hòa bình; bước vào cuộc chiến cho người nghèo. Trận chiến ấy muôn phần cam go, khốc liệt nhưng bà đã vượt qua, nhiều lần xé rào đưa sản phẩm sang Mỹ và các nước Đông Âu. Khởi nghiệp bằng đôi bàn tay trắng, với tình thương dành cho người nghèo, với lòng quả cảm, nghị lực phi thường; hợp tác xã Ba Nhất của bà ngày nay trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hàng thủ công mỹ nghệ, có thị trường ở 40 quốc gia, nuôi sống hàng vạn lao động. Ảnh Nguyễn Hoàng

[1] Ký giả ăn mày: Ngày 10/10/1974, Chính phủ Miền Nam Việt Nam áp đặt một sắc lệnh vi phạm quyền tự do báo chí. Để phản đối sắc lệnh này, rất nhiều ký giả xuống đường biểu tình với banner có dòng chữ: “Hôm nay, ký giả phải đi ăn mày.”


Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Baovannghe.vn - Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc ngày 22/11 với phiên thảo luận tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Baovannghe.vn - Mây đen tan. Nắng nhẹ. Hương sen còn sót hòa cùng hương bùn đánh dạt mùi khói xe, đưa nụ cười của hai người đàn ông lấp đầy mi mắt đang nhìn về phía mặt trời.
Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Baovannghe.vn - Bài thơ Thề non nước không chỉ là lời tự tình đằm thắm của một tâm hồn thủy chung, tin cậy mà còn cất giấu trong mình một bức tranh thiên nhiên tráng lệ và quyến rũ mê hồn vì một vẻ đẹp như sinh ra bởi con người và cũng chỉ dành để cho con người.
Nhà văn Nguyễn Chí Trung

Nhà văn Nguyễn Chí Trung

Baovannghe.vn - Nhà văn Nguyễn Chí Trung trưởng thành từ thiếu sinh quân. Đi lính từ bé và làm cán bộ đại đội từ trẻ - ngày nền nông nghiệp của ta xứng danh với cái tên “nghèo nàn và lạc hậu” thì ông hòa nhập vào lớp thanh niên “vượt lên hàng đầu, vượt là vượt như tên bay”...
Đại biểu Quốc hội: Làm rõ "Tiêu chuẩn Việt Nam" trong áp thuế tiêu thụ đặc biệt

Đại biểu Quốc hội: Làm rõ "Tiêu chuẩn Việt Nam" trong áp thuế tiêu thụ đặc biệt

Baovannghe.vn - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, sáng nay, 22.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).