Sự kiện & Bình luận

Nữ quyền luận ở Pháp và tiểu thuyết nữ đương đại Việt Nam'

Tin 24 giờ
08:24 | 17/10/2016
Nhân kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam, chiều 16/10, Hội Nhà văn Thừa Thiên-Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức giới thiệu tác phẩm “Nữ quyền luận ở Pháp và tiểu thuyết nữ đương đại Việt Nam”- chuyên luận phê bình và nghiên cứu văn học của Trần Huyền Sâm.
aa

Nhân kỷ niệm Ngày Phụ nữ Việt Nam, chiều 16/10, Hội Nhà văn Thừa Thiên-Huế phối hợp với Tạp chí Sông Hương tổ chức giới thiệu tác phẩm “Nữ quyền luận ở Pháp và tiểu thuyết nữ đương đại Việt Nam”- chuyên luận phê bình và nghiên cứu văn học của Trần Huyền Sâm.

Buổi giới thiệu tác phẩm.

Phê bình nữ quyền, theo tác giả Trần Huyền Huyền Sâm xuất hiện ở Pháp từ thập niên 80 của thế kỷ trước và đã tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa, chính trị của xã hội Pháp và cả châu Âu; trong khi đó tại Việt Nam, việc nghiên cứu nữ quyền còn hạn hẹp.

Tác phẩm dẫn luận về phê bình nữ quyền và lối viết nữ giới, giới thiệu tư tưởng của các nữ quyền Pháp, trong đó tiên phong là Simone de Beauvoir và phong trào giải phóng nữ giới Pháp với các gương mặt tiêu biểu như: Antoinette Fouque, Lucce Irigaray, Hélène Cixous, Julia Kristeva, Béatrice Didier…Trên cơ sở đó, tác giả nghiên cứu tinh thần của hơn 20 cuốn tiểu thuyết của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại qua các thế hệ nhà văn nữ trước và sau chiến tranh như: Đoàn Lê, Y Ban, Đỗ Hoàng Diệu,Võ Thị Hảo, Dạ Ngân, Võ Thị Xuân Hà, Đoàn Minh Phương, Lý Lan, Phong Điệp, Trần Thu Trang, Đoàn Minh Phượng, Lê Vân…Thông qua các dạng thức trần thật, tiểu thuyết các nữ Việt đã thể hiện được những sắc thái khắc nhau về tinh thần nữ quyền trong những giai đoạn lịch sử cụ thể.

Do vậy theo nhận định của nhiều người, đây tác phẩm đầu tiên nghiên cứu rộng và sâu về nữ quyền luận ở nước ta .

Linh Lan


Bạch Tuyết qua các văn bản chuyển thể - một diễn giải văn hóa đại chúng từ điểm nhìn nữ quyền

Bạch Tuyết qua các văn bản chuyển thể - một diễn giải văn hóa đại chúng từ điểm nhìn nữ quyền

Từ bình hoa di động đến chiến binh nổi loạn, Bạch Tuyết không còn là cô công chúa thụ động chờ đợi hoàng tử. Qua các bản chuyển thể, nàng được khoác lên những lớp vỏ nữ quyền mới – nhưng liệu đó có thực sự là tiến bộ hay chỉ là “nữ quyền cổ tích” bị thị trường hóa?
Thủ tướng: Không yêu cầu công chứng với giấy tờ đã tích hợp trên VNeID

Thủ tướng: Không yêu cầu công chứng với giấy tờ đã tích hợp trên VNeID

Baovannghe.vn - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 171/TB-VPCP ngày 11-4-2025 kết luận Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06.
Khi ngòi bút trở thành tiếng nói của kẻ giết người

Khi ngòi bút trở thành tiếng nói của kẻ giết người

Cuộc tranh luận dữ dội về cuốn tiểu thuyết El odio (Hận Thù) ở Tây Ban Nha hé lộ một thực tế nhức nhối: đâu là giới hạn của tự do sáng tạo văn chương, khi sự im lặng của nạn nhân bị thay thế bằng tiếng nói của kẻ sát nhân?
Hơn 10 năm vẽ – hơn 10 năm đi – hơn 3.000 lần cúi đầu trước lịch sử

Hơn 10 năm vẽ – hơn 10 năm đi – hơn 3.000 lần cúi đầu trước lịch sử

Hơn 3.000 bức chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng do họa sĩ Đặng Ái Việt thực hiện suốt hơn một thập kỷ đã chính thức được số hóa và giới thiệu qua website “Chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng” tại TP.HCM, trong khuôn khổ chương trình giao lưu do Thành đoàn và Sở Khoa học – Công nghệ TP.HCM tổ chức sáng 11/4.
Định hướng - Thơ Bùi Thúy

Định hướng - Thơ Bùi Thúy

Baovannghe.vn- Trong giọng nói như mơ như thực/ có làn gió định hướng tôi