Những bài thơ của Cao Bá Quát mà tôi dẫn dưới đây, sách này đều không chọn.
Sách giáo khoa môn Văn lớp 11 CCGD có giảng văn về thơ Cao Bá Quát, và giới thiệu sơ lược tác giả, nhưng tất nhiên không đi sâu được gì hơn; ngay cả các giáo trình Đại học Sư phạm và Đại học Tổng hợp bấy lâu nay cũng vậy thôi.
Năm 1971, Trung tâm học liệu Bộ Giáo dục Sài Gòn xuất bản 2 tập Cao Chu Thần thi tập; có thể coi đó là tài liệu sau chót được in dưới chế độ Sài Gòn về Cao Bá Quát, cũng không thêm gì mới trong bài viết về TIỂU SỬ họ Cao của dịch giả Tạ Thúc Khải, dù rằng ông nói rõ đã tham khảo không ít sách báo. Tuy vậy, điều quan trọng ở đây là trong phần thơ văn của bộ sách, ta thấy Cao Bá Quát có lúc đã tự nói về lai lịch dòng dõi bản thân mình.
Bộ Cao Chu Thần thi tập của Trung tâm học liệu được in rất công phu, mỗi quyền gần 500 trang, khổ 16 x 24 cm. Quyển một, in lại theo cách chụp ảnh toàn bộ từng trang nguyên bản chữ Hán. Quyển hai chọn phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích.
Và chính ở Quyển hai này, chúng tôi đã phát hiện được mấy bài thơ nói về quê gốc Cao Bá Quát ở ngay bài 1 của bài Tiễn Thanh Hoa tộc nhân tam thủ (Tiễn người trong họ ở Thanh Hóa, ba bài), họ Cao viết:
Tư nhân nhi đặc kiến
U ngã diệc Cao Dương
Thế hệ phân chi viễn,
Môn phong dịch diệp trường
(Người này mãi đến nay mới được gặp, với ta cùng là họ Cao Dương (1)
Đời này sang đời khác chia ra các chi lâu rồi
Mà con cháu noi theo nếp xưa vẫn nối dài mãi).
Bốn câu thơ trên khẳng định: tác giả chính là họ Cao; Cao Bá Quát nhận mình có họ cùng tổ tiên với một người quê quán Thanh Hóa, và bây giờ làm ba bài thơ đưa tiễn. Ở bài II của Tiễn Thanh Hoa tộc nhân tam thủ, họ Cao giải thích tại sao mình làm những 3 bài thơ :
Tam Điệp quan sơn vạn lý trường,
Vi ca tam điệp tặng quân hàng
(Đường dài muôn dặm khách đi về cửa Tam Điệp.
Vì vậy ta cũng làm ba khúc ca để tiễn khách lên đường).
Đến một bài thơ khác, bài Nhập Thanh Hóa giới (vào địa giới Thanh Hóa), thì đoạn cuối là :
Ngõ văn thủy thổ hậu thả thảm
Thánh hiền hào kiệt thế tương tục
Lam sáo cơ đồ tứ bách niên,
Tống huyện nhỏ kim tác thang mộc.
Ngõ tông chi tiền cư thử bang,
Dịch diệp phân chi giai vọng tộc
Cố nhượng, trùng lại hữu túc kỳ,
Khởi y dị hương dị phong tục.
(Ta nghe nói núi sông ở đây vừa trùng điệp vừa sâu thẳm,
Thánh hiền hào kiệt tiếp nối đời đời
Ngọn giáo núi Lam đã dựng cơ đồ bốn trăm năm.
Huyện Tống Sơn bây giờ chính là đất thang mộc.
Tổ tông của ta trước cũng ở vùng đất này(2))
Tộc phái lâu đời đều có tiếng tăm lớn cả.
Nay ta trở lại chốn này cũng là duyên số từ trước.
Đâu phải bây giờ khác làng, khác phong tục mà hờ hững).
Những câu thơ này khẳng định thêm: Cao Bá Quát rất tự hào đối với dòng dõi “vọng tộc" của mình vốn có nguồn góc ở một địa bàn thuộc xứ Thanh “thang mộc)".
Hà xứ khê sơn thị cố hương - Trong vùng núi khe kia, đâu là làng cũ? |
Trong Quyền một của bộ Cao Chu Trần thi tập (phần nguyên tác chữ Hán), chúng tôi còn tìm thấy một bài mà Tạ Thúc Khải không dịch, nhưng bài này nói rõ rất cụ thể hơn nữa lai lịch họ Cao; đó là bài Tĩnh Gia phùng Cao Thạc tú tài tẩu vi tặng (Qua Tĩnh Gia gặp tú tài Cao Thạc, viết vội để tặng) với các câu:
Quy khách đàn chiêm Hoành Lĩnh bắc
Phùng nhân sơ kỳ Lãnh Tuyền khê
(Người trở về - tôi, đã nhìn giải đất phía bắc Đèo Ngang
Gặp bác mới nhớ thêm vùng Khe Nước Lạnh); và:
Đối quân thiên hữu hồ khâu cảm
Hà xứ khê sơn thị cố hương?
(Nói chuyện với bác có sự đồng cảm như những con cáo ở chung một gò(3)
Trong vùng núi khe kia, đâu là làng cũ?)
Đặc biệt cuối bài Tĩnh Gia phùng Cao Thạc... này có mấy chữ chú thích nhỏ: Dư tiên Ngọc Sơn, Đồng Đội nhân, dữ y đồng xuất nhất hương, nghĩa là: tổ tiên của ta là người ở Đồng Đội, huyện Ngọc Sơn, với tú tài Cao Thạc là người cùng làng (Xem ảnh chụp nguyên bản bài thơ kèm theo). Rõ ràng là bài thơ này, Cao Bá Quát đã trực tiếp giới thiệu: mình là người gốc làng Đồng Đội, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia (thuộc xứ Thanh).
Theo Đại Nam nhất thống chí, phủ Tĩnh Gia được lập từ thời Lê với tên gọi. Tĩnh Ninh, đến thời Lê Trung hưng, đổi thành Tĩnh Gia, và thời Nguyễn vẫn để nguyên gồm ba huyện: Nông Cống; Quảng Xương, và huyện Ngọc Sơn (địa bàn huyện Tĩnh Gia bây giờ).
Tìm thêm đến sách Tên các làng xã Việt Nam (Nxb Khoa học xã hội – 1981), ở phần vần Đ, ta sẽ thấy có dòng ghi: Đồng Đội, tổng Duyên La, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia. Hỏi thêm các vị hiểu biết vùng đất này, thì làng Đồng Đội, hiện nay chính là xã Hải Yến thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Cuối cùng, chúng tôi thấy cần nói thêm rằng: người xưa ghi chép, sưu tầm văn thơ thường chỉ ở phạm vi cho cá nhân, gia đình...; cho nên có khi chép lẫn (thường ở cuối sách) thơ văn của người khác mà không chú thích rõ. Ở phần chụp nguyên bản chữ Hán Cao Chu Thần thi tập này, chúng tôi cũng nhận ra điều ấy. Phần cuối là thơ Tự Đức, Trần Bích San,... đó là những bài có ghi tên tác giả hoặc không; cũng có bài chắc chắn không phải của Cao Bá Quát như Nguyên Tương hữu hoài Tam Lư đại phu, vì họ Cao không bao giờ đặt chân lên đất Trung Hoa để mà Ở Nguyên Tương nhớ Tam Lư đại phu. Nhưng những dẫn chứng tôi vừa nêu trên đầu trong các bài thơ thuộc phần đầu của bộ Cao Chu Thần thi tập - Sách gồm 616 bài thì các bài này lần lượt có thứ tự là: 226, 225, 160 và 103.
---------
(1) Họ Cao của Cao Bá Quát thời Lê Trung hưng có Cao Dương Trạc khoa đến tiến sĩ, hoan đến Thượng Thư. Trong Tự tỉnh khúc, khi nhắc tới gia thế, tác giả Cao Bá Nhạ (gọi Cao Bá Quát là chú) viết:
Ngòi Đức thủy khơi dòng kinh sử
Phả Cao Dương treo chữ tần thân (B.T)
(2) Chúng tôi nhấn mạnh (LVĐ).
(3) Câu này cũng có thể hiểu theo tục ngữ: Cáo chết ba năm quay đầu về núi. Cao Bá Quát có ý muốn trở về quê cũ. Hồ khâu cảm : Tình cảm của mình lúc này giống tình cảm của con cáo muốn quay đầu, muốn trở về gò cũ (LVĐ)