Sự kiện & Bình luận

Phương án môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chính trị xã hội
09:16 | 03/06/2022
Ngày 2/6/2022, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 3414/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về phương án môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.
aa

Ngày 2/6/2022, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 3414/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về phương án môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Xét Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đề ngày 31/5/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị đồng chí Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục lắng nghe ý kiến của cử tri, Đại biểu Quốc hội liên quan đến Chương trình giáo dục môn Lịch sử cấp trung học phổ thông; khẩn trương tổ chức Hội thảo với các cơ quan, đơn vị liên quan, các chuyên gia, các nhà khoa học để thảo luận kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện để đề xuất phương án phù hợp, báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; làm tốt hơn công tác truyền thông để xã hội được cập nhật đầy đủ hơn đối với chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác giáo dục lịch sử cho học sinh.

-------------

Trước đó, theo báo cáo của bộ GD&ĐT, chương trình môn học Lịch sử là nội dung bắt buộc trong toàn bộ giai đoạn giáo dục cơ bản (cấp tiểu học và trung học cơ sở) và là môn lựa chọn trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (trung học phổ thông), được thiết kế theo hướng chuyên sâu.

Giai đoạn giáo dục cơ bản: Giáo dục lịch sử là nội dung bắt buộc.

Ở cấp tiểu học (lớp 4 và lớp 5), nội dung giáo dục lịch sử được tích hợp trong môn Lịch sử và Địa lí, với tổng thời lượng 140 tiết (trong đó thời lượng nội dung lịch sử là 70 tiết/năm học cho cả 2 lớp); không thay đổi về thời lượng so với Chương trình giáo dục phổ thông 2006 (cũng 70 tiết ).

Ở cấp học trung học cơ sở (lớp 6 đến lớp 9), môn Lịch sử và Địa lí (bao gồm 2 phân môn Lịch sử, Địa lí và một số chủ đề tích hợp) có tổng thời lượng là 420 tiết (trong đó thời lượng dành cho phân môn Lịch sử là 210 tiết cho cả 4 lớp). Nếu tính riêng phân môn Lịch sử thì không thay đổi về thời lượng so với Chương trình giáo dục phổ thông 2006 (cũng 210 tiết).

Ngoài ra, ở giai đoạn giáo dục cơ bản, môn Tự nhiên và Xã hội từ lớp 1 đến lớp 3 có một số nội dung giáo dục lòng yêu nước, truyền thống dân tộc; nội dung giáo dục lịch sử còn được thực hiện trong Nội dung giáo dục của địa phương (35 tiết/năm học cho mỗi lớp từ lớp 6 đến lớp 9), trong đó có một số chủ đề về lịch sử địa phương (chiếm khoảng 10 tiết/năm học đối với mỗi lớp).

Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Lịch sử là môn học lựa chọn

Ở cấp trung học phổ thông (từ lớp 10 đến lớp 12), ngoài các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh được chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn (Nhóm môn khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật; Nhóm môn khoa học tự nhiên: Vật lí, Hoá học, Sinh học; Nhóm môn công nghệ và nghệ thuật: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật: âm nhạc, mỹ thuật), trong đó, mỗi nhóm chọn ít nhất 1 môn học và các chuyên đề học tập lựa chọn.

PV


Nguyễn Đình Thi - Thơ Nguyên Hùng

Nguyễn Đình Thi - Thơ Nguyên Hùng

Baovannghe.vn- Sinh ở Lào nhưng là người Hà Nội/ Một nghệ sĩ hào hoa sắc sảo đa tài
Triển lãm nghệ thuật "Sắc màu bừng nở"

Triển lãm nghệ thuật "Sắc màu bừng nở"

Baovannghe.vn - Từ ngày 23/11 đến ngày 15/12/2024, tại Nguyen Art Gallery (Hà Nội), sẽ diễn ra triển lãm tranh màu nước Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở của nhóm 6 họa sĩ trẻ.
Yêu người cây mở đất - Thơ Chung Tiến Lực

Yêu người cây mở đất - Thơ Chung Tiến Lực

Baovannghe.vn- Như những mũi lao cắm vào vùng ngập mặn/ Mầm sống gieo trên sóng nước hoang sơ
Nên bị gai đâm - Tản văn của Chu Văn Sơn

Nên bị gai đâm - Tản văn của Chu Văn Sơn

Baovannghe.vn - Và ta cứ yên trí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: Tổn thương là rỉ máu.
Trịnh Hoài Đức - Nhà thơ, nhà viết kịch tài hoa

Trịnh Hoài Đức - Nhà thơ, nhà viết kịch tài hoa

Baovannghe.vn - Kịch Trịnh Hoài Đức ngoài chất hài ý nhị, sâu cay, cười ra nước mắt còn bao hàm cả triết lý sâu sắc về thế giới quan, nhân sinh quan... Thơ của ông như gieo vào lòng người cái tình sâu lắng, ngôn ngữ giản dị mà nhân văn đa nghĩa đầy tính bác học...