Vĩnh biệt nhà văn Lê Thành Chơn
Nhà văn Lê Thành Chơn Trung tá không quân, nguyên Giám đốc Khách sạn Sài Gòn (1938–2021) |
Tác phẩm
Các tập Ký: Đọ cánh; Anh hùng trên chín tầng mây; Người anh hùng chưa được tuyên dương; Bầu trời ước vọng; Đọ cánh với pháo đài bay B -52; Hoàng tử của bầu trời; Tầm cao; Tia chớp giữa bầu trời
Các Tiểu thuyết: Huyền thoại đất phương Nam; Bản án tản thất quân dụng; Đối mặt; Canh Năm; Khối mây hình lưỡi búa; Xuyên mây
Kịch bản Phim truyện, Phim tài liệu: Bản án tản thất quân dụng (13 tập); Lợi nhuận; Ánh chớp xuyên cầu vòng; Anh Ba trong ký ức người thân; Ấn tượng Võ Văn Kiệt
Giải thưởng:
Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam với tập ký Anh hùng trên chín từng mây (1996), giải thưởng cuộc thi viết tiểu thuyết do Hội Nhà văn Việt Nam và Bộ Công an tổ chức 1998-2000 với tiểu thuyết Bản án tản thất quân dụng, giải thưởng cuộc thi viết tiểu thuyết do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức 1998-2000 với tiểu thuyết Canh năm, giải nhì (không có giải nhất) cuộc thi viết phóng sự ký sự Báo Sài Gòn Giải Phóng (2005).
Qua một thời gian dài chống chọi với căn bệnh tim mạch, nhà văn Lê Thành Chơn trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng, 19 Sông Nhuệ, Phường 2, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh, vào 1 giờ chiều ngày 10/9/2021 trong vô vàn tiếc thương người thân, đồng đội, đồng nghiệp
Lễ viếng tại Nhà riêng, hoả táng vào ngày 11/9/2021
Hội Nhà văn Việt Nam, Tuần báo Văn nghệ xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình, bè bạn cùng độc giả của nhà văn Lê Thành Chơn,
Nhà văn Lê Thành Chơn (ngồi, cầm bút) – thời là sĩ quan dẫn đường Bộ Tư lệnh Phòng không Không quân Việt Nam |
Nhà văn Trầm Hương:
“Trước đây vài tháng, khi Sài Gòn chưa bị phong thành, còn gặp anh qua điện thoại. Anh nói anh vẫn đang viết. Anh vẫn còn mắc nợ những trang viết về không quân và quê hương. Anh là vậy, cô đơn, cần mẫn trên từng trang viết. Hỏi anh viết gì, anh nói: “Sức mình hôm nay yếu rồi nhưng mình cố gắng viết cho xong tác phẩm này. Tên của nó là “Chạy”. Và anh chạy nước rút với tình trạng quả tim không còn được khoẻ của mình. 1 giờ chiều ngày 10.9.2021 anh vĩnh viễn ra đi, để lại những trang viết còn dang dở. Anh ra đi thanh thản, như người lính vừa hoàn thành nhiệm vụ trở về với đất mẹ, bởi anh đã sống một cuộc đời tận tận hiến, trọn vẹn, cho người thân, cho Tổ quốc trong chiến tranh và hoà bình”.
Ông James Reckner, gíam đốc Vietnam Center ở Lubbock, Texas (thứ hai từ trái sang, nhà văn Trầm Hương, Doanh nhân Nguyễn Văn Phú, nhà văn Lê Thành Chơn, nhà văn Ngọc Linh) năm 1998 |
Doanh nhân Nguyễn Văn Phú – Việt kiều Mỹ:
“Mr.Jim Zumwalt – con trai Đô đốc Hải quân Mỹ Zumwalt, tác giả quyển sách “hân trần chí thép” – một quyển sách về ý chí kiên cường và tình yêu hoà bình của người Việt Nam ra mắt ở Sài Gòn vào năm 2011 nhờ tôi giới thiệu một nhà nghiên cứu chiến tranh Việt Nam gởi những câu cho anh Lê Thành Chơn, về những ẩn số hệ thống phòng không không quân Việt Nam trong chiến tranh cho một luận án tiến sĩ. Không quân Việt Nam trong chiến tranh luôn là đề tài gây sự chú ý của người Mỹ. Rất nhiều người muốn biết về những phi công Bắc Việt với những chiếc máy bay cũ nát, lực lượng không quân non trẻ lại bắn rơi nhiều máy bay Mỹ. Đó là câu chuyện dài, nhiều điều vi tế mà những người trong cuộc, từng trải nghiệm mới có thể lý giải và cho câu trà lời thoã đáng được. Tôi gọi điện hỏi một người quen thì hay tin anh vừa mới mất. Tôi bất ngờ quá. Những lần gặp anh còn khoe với tôi sẽ viết cùng “Mr.Jim Zumwalt từ hai phía. Vậy mà... Anh ra đi, mang theo những trang vàng cho cuộc đời, chưa kịp viết...; nên những gì anh đã viết ra, được đọc, thật trân quý!”. Nghe tin anh mất, từ Mỹ, Mr.Jim Zumwalt gời lời chia buồn sâu sắc đến gia đình nhà văn Lê Thành Chơn...