Sự kiện & Bình luận

Ra mắt trường ca "Ngang qua bình minh"

Tin 24 giờ
07:55 | 14/12/2020
Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2020), Nhà Xuất bản Văn học ra mắt trường ca "Ngang qua bình minh" của nhà thơ Lữ Mai, về đề tài biển đảo khắc họa hình tượng người chiến sĩ hải quân đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
aa

Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2020), Nhà Xuất bản Văn học ra mắt trường ca "Ngang qua bình minh" của nhà thơ Lữ Mai, về đề tài biển đảo khắc họa hình tượng người chiến sĩ hải quân đang làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

"Ngang qua bình minh" là một trong những tác phẩm văn học được Bộ Quốc phòng đầu tư sáng tác trong năm 2020 và đã giành giải Ba giải thưởng sáng tác về biên giới và biển đảo giai đoạn từ năm 1975 đến nay của Hội Nhà văn Việt Nam.

Trường ca "Ngang qua bình minh" có dung lượng 100 trang, chia thành 8 chương: "Khởi tại Điêu Lương", "Linh thoại", "Ảo giác", "Vẽ lại bình minh", "Giấc mơ trổ vào thân sóng", "Chuỗi ngày sao biển", "Miền trong suốt", "Trở về".

Khác với hai tập tản văn "Nơi đầu sóng" và "Mắt trùng khơi" (in chung với kỹ sư Trần Thành, Nhà Xuất bản Văn học xuất bản 2019) cũng về đề tài biển đảo, ở trường ca "Ngang qua bình minh", nhà thơ Lữ Mai viết sâu về hình tượng người thủy thủ - chiến sĩ hải quân trên những con tàu làm nhiệm vụ canh giữ biển đảo Tổ quốc. Đây được ví như "sợi dây" yêu thương kết nối đất liền với hải đảo.

Nhận xét về trường ca "Ngang qua bình minh", nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam,Giám độc NXB Hội Nhà văn cho rằng, đây là tác phẩm thực sự mới trong cách thể hiện những bi tráng và rộng lớn về một đề tài mà dễ "gục ngã" nhất vì chính nội dung của nó. Nhưng tác giả đã vượt qua. Cách triển khai trường ca của tác giả bất ngờ, ngôn ngữ đẹp, ý tưởng sâu sắc và giàu sức gợi.

Nhà thơ Lữ Mai sinh năm 1988, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, đang công tác tại Ban Văn hóa - Văn nghệ, Báo Nhân Dân. Tác giả đã xuất bản nhiều tác phẩm, tiêu biểu như "Giấc" (tập thơ), "Hà Nội không vội được đâu" (văn xuôi), "Mở mắt rồi mơ" (tập thơ), "Thời cách ngăn trống rỗng" (tập thơ), "Linh hồ" (truyện ngắn), "Nơi đầu sóng" và "Mắt trùng khơi" (tản văn).

MH


The Vienna Concert - Trái tim âm nhạc cổ điển châu Âu đập rộn ràng tại Hà Nội

The Vienna Concert - Trái tim âm nhạc cổ điển châu Âu đập rộn ràng tại Hà Nội

Baovannghe.vn - Hai đêm diễn Hòa nhạc Vienna - The Vienna Concert, thuộc chuỗi Musical Seasons 2024-2025, đã chính thức khép lại vào tối 24/11/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, để lại những dư âm không thể nào quên trong lòng khán giả Thủ đô.
Đeo lại xà tích - Thơ Trần Đức Tín

Đeo lại xà tích - Thơ Trần Đức Tín

Baovannghe.vn- Em đã về rồi phải không/ hãy đến đây ngồi xuống bên cọn nước
50 năm Văn học Đà Nẵng: Nhìn lại để vươn tới đỉnh cao

50 năm Văn học Đà Nẵng: Nhìn lại để vươn tới đỉnh cao

Baovannghe.vn - Với sự kế thừa một truyền thống Văn học quý giá và với những tiềm năng, những triển vọng đã và đang có, các Nhà văn Đà Nẵng và Hội Nhà văn TP Đà Nẵng sẽ có một bước phát triển mới, có bước bứt phá để vươn đến đỉnh cao
Tiếng thơ của hai cha con Chế Lan Viên, Phan Thị Vàng Anh

Tiếng thơ của hai cha con Chế Lan Viên, Phan Thị Vàng Anh

Baovannghe.vn - Bộ sách giáo khoa của nhóm Cánh Diều có tác phẩm của hai cha con đặc biệt. Đó là quyển Ngữ văn 11, tập 2 có trích bài thơ Tình ca ban mai của Chế Lan Viên (1920-1989); còn ở Tiếng Việt 2, tập 1 có trích bài thơ Mèo con đi học của Phan Thị Vàng Anh (sinh 1968).
Mưa trong mắt mẹ - Thơ Trần Đức Tín

Mưa trong mắt mẹ - Thơ Trần Đức Tín

Baovannghe.vn- Phố phường mưa lạnh mềm áo bụi/ bao mùa rồi chúng con vẫn ra đi