Sự kiện & Bình luận

Sông Thami trong xanh: Một biểu tượng của văn học Mông Cổ

Hà Phương - Việt Thắng
Tin 24 giờ
11:28 | 23/11/2024
Baovannghe.vn- Sáng ngày 22/11, nhân kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mông Cổ và Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp cùng với Đại sứ quán Mông Cổ đã tổ chức Lễ Giới thiệu cuốn tiểu thuyết “Sông Thami trong xanh” (tên gốc: Tungalag Tamir) của nhà văn Chadraabal Lodoidamba tại Hà Nội.
aa
Sông Thami trong xanh: Một biểu tượng của văn học Mông Cổ

Sự kiện giới thiệu cuốn tiểu thuyết “Sông Thami trong xanh” nhân kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mông Cổ và Việt Nam

Tới dự buổi lễ có ông Jadamba Enkhbayar, Bộ trưởng Bộ Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ, Chủ tịch Phân ban Mông Cổ trong Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam – Mông Cổ; ông Jigjee Sereejav, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Mông Cổ tại Việt Nam; ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; bà Đoàn Thị Hương, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mông Cổ; dịch giả Thúy Toàn cùng nhiều khách mời, phóng viên báo chí.

Sông Thami trong xanh: Một biểu tượng của văn học Mông Cổ
Ông Nguyễn Ngọc Hùng tặng sách ngài Đại sứ Mông Cổ Jigjee Sereejav

Bộ tiểu thuyết “Sông Thami trong xanh” được đánh giá là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Mông Cổ, tác phẩm hay nhất thế kỷ 20. Chỉ xuất bản trong một thời gian ngắn, bộ tiểu thuyết đã được biên soạn thành kịch bản và dựng phim. Tác phẩm “Sông Thami trong xanh” của Chadraabal Lodoidamba đã hai lần được tặng giải thưởng Nhà nước - giải thưởng cao nhất giành cho công trình lịch sử, văn hóa và xã hội ở Mông Cổ và được đánh giá là hiện tượng độc đáo trong văn học Mông Cổ, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thể loại tiểu thuyết trong những năm 1950, 1960.

"Sông Thami trong xanh” đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới như tiếng Nga, tiếng Séc, tiếng Romania, tiếng Bungari, tiếng Việt, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung v.v.. Ngay khi vừa xuất bản quyển thứ hai vào năm 1968, tác phẩm đã được dịch ra tiếng Nga và được Nhà xuất bản Tiến bộ - Matxcova xuất bản năm 1969. Nhà xuất bản Văn học Việt Nam xuất bản lần đầu tiên năm 1975 - do dịch giả Nguyễn Thập dịch từ tiếng Nga. Gần đây nhất, trong năm 2024 tác phẩm được dịch ra tiếng Pháp và đã đến với nhiều bạn đọc nước Pháp.

Sông Thami trong xanh: Một biểu tượng của văn học Mông Cổ
Đại diện NXB Văn học tặng hoa con trai của tác giả Chadraabal Lodoidamba

Tác giả Chadraabal Lodoidamba sinh năm 1917 tại tỉnh Gobi Antai trong một gia đình có truyền thống văn học và yêu thích kể chuyện dân gian. Là nhà văn tài hoa, Chadraabal Lodoidamba đã viết nhiều tác phẩm được bạn đọc yêu thích và giành nhiều giải thường. Tiểu thuyết “Sông Thami trong xanh” được xuất bản khi nhà văn 45 tuổi. Năm 1962 quyển Một của tiểu thuyết ra đời. Và phải tới 6 năm sau (năm 1968), quyển Hai của tiểu thuyết này mới đến tay bạn đọc.

Sông Thami trong xanh: Một biểu tượng của văn học Mông Cổ
Đại sứ Đoàn Thị Hương cho biết tác phẩm này đã để lại nhiều ấn tượng trong bà, khiến bà cảm phục các nhân vật cùng tác giả Chadraabal Lodoidamba

Phát biểu tại buổi giới thiệu sách, Đại sứ Đoàn Thị Hương cho biết tác phẩm này đã để lại nhiều ấn tượng trong bà, khiến bà cảm phục các nhân vật cùng tác giả Chadraabal Lodoidamba: “Bộ tiểu thuyết cũng là cầu nối để người đọc Việt Nam hiểu nhiều hơn về đất nước thảo nguyên xanh, về nền văn hóa du mục và về nhân dân Mông Cổ anh hùng. Tôi đã nhiều lần đưa bạn bè và các đoàn khách của Việt Nam tới thăm dòng sông Thami. Ai cũng thốt lên: Đất nước Mông Cổ đẹp quá, thảo nguyên thanh bình, thật trong lành và xinh đẹp”.

Sông Thami trong xanh: Một biểu tượng của văn học Mông Cổ
Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chứ hữu nghị Việt Nam phát biểu tại hội nghị

Ở cương vị Phó Chủ tịch Liên hiệp các tổ chứ hữu nghị Việt Nam, ông Nguyễn Ngọc Hùng trong phát biểu của mình đã đặc biệt cảm ơn tác giả Chadrabalyn Lodoidamba đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết, để "Sông Thami trong xanh" không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là món quá tinh thần mà hai nước trao tặng cho nhau "Việt Nam luôn dõi theo và hết sức vui mừng về những thành tựu to lớn mà nhân dân Mông Cổ anh em đạt được sau 100 năm thiết lập nền Cộng hòa Mông Cổ. Với nền tảng đã được xây dựng trong 70 năm qua, hai nước sẽ cùng nhau nhìn về tương lai vững chắc nhằm củng cổ mối quan hệ đối tác toàn diện, hòa bình và phồn vinh cho hai dân tộc", ông Nguyễn Ngọc Hùng, khẳng định.

Sông Thami trong xanh: Một biểu tượng của văn học Mông Cổ
Dịch giả Thúy Toàn, phát biểu tại lễ giới thiệu sách

Cũng tại buổi giới thiệu sách sách, dịch giả Thúy Toàn, cũng vô cùng xúc động. Ông cho biết "Tôi mừng rỡ, khâm phục bức tranh câu chuyện diễn ra được tiểu thuyết miêu tả một cách hoành tráng, ấn tượng trong bộ sử thi này... đó là hình ảnh tên lái buôn người Nga có tên là Pap-Lop, một nhân vật trong bộ tiểu thuyết "Sông Thami trong xanh": Không làm sao hiểu được, có thể nào những con người Mông Cổ này có thời kỳ đã suýt chinh phục cả thế giới' (trang 97)... Với tư cách là một người có cơ hội được tham gia quá trình xuất bản năm 1975, tôi hy vọng tình hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ sẽ ngày càng bền chặt".

Sáng kiến xuất bản và giới thiệu tập tiểu thuyết không chỉ là việc khôi phục một tác phẩm văn học kinh điển, một biểu tượng của văn học Mông Cổ mà còn thể hiện sự củng cố mối quan hệ bền chặt giữa hai quốc gia. Cuốn tiểu thuyết, vốn rất phổ biến trong thời kỳ Liên Xô và ở Việt Nam, không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc về lịch sử và văn hóa mà còn là tình hữu nghị, gắn bó lâu bền giữa hai quốc gia Việt Nam - Mông Cổ trong thời đại mới. Với 70 bản đặc biệt được in ấn, đợt tái bản này sẽ là một phần trong các hoạt động kỷ niệm chính thức và được gửi tặng đến các vị khách quý tham dự sự kiện.

Sông Thami trong xanh: Một biểu tượng của văn học Mông Cổ
Tiểu thuyết “Sông Thami trong xanh” viết về sự biến động xã hội và con người trong bối cảnh lịch sử của Mông Cổ thế kỷ 20

Tiểu thuyết “Sông Thami trong xanh” viết về sự biến động xã hội và con người trong bối cảnh lịch sử của Mông Cổ thế kỷ 20. Câu chuyện xoay quanh cuộc sống của các nhân vật sống dọc theo dòng sông Tungalag Tamir, nơi họ phải đối mặt với những thay đổi lớn trong xã hội khi đất nước chuyển mình từ chế độ phong kiến sang xã hội chủ nghĩa.

Tác phẩm không chỉ miêu tả những xung đột xã hội và giai cấp, mà còn tập trung vào tình yêu, gia đình, và sự đấu tranh của con người trước hoàn cảnh khó khăn. Những nhân vật trong truyện, đặc biệt là các thanh niên, phải đối diện với những lựa chọn khó khăn giữa truyền thống và sự thay đổi tất yếu của thời đại. Bên cạnh đó, câu chuyện cũng khuyến khích tinh thần đoàn kết, hợp tác để tìm ra giải pháp bền vững, phù hợp với lợi ích của cả cộng đồng.

Thông qua tác phẩm này, Chadraabal Lodoidamba đã khắc họa được bức tranh sinh động về đời sống của người dân Mông Cổ trong giai đoạn biến động, đồng thời nhấn mạnh đến sự kiên cường và lòng dũng cảm của con người trước sự thay đổi xã hội.

Mời quý vị đón đọc báo Văn nghệ số 50/2024

Mời quý vị đón đọc báo Văn nghệ số 50/2024

Baovannghe.vn - Báo Văn nghệ số 50/2024 ra ngày 14/12/2024 có các nội dung sau đây:
Thơ Lê Vĩnh Thái và những cuộc đi hoang

Thơ Lê Vĩnh Thái và những cuộc đi hoang

Baovannghe.vn - Lê Vĩnh Thái luôn mang tâm thế là một thầy giáo nghèo vùng ngoại ô của Huế. Sự vất vả, lam lũ, khung cảnh nông thôn chính vì thế luôn là không gian nghệ thuật nổi bật trong thơ anh.
Ngôn ngữ mỹ thuật trong tranh Trương Đình Hào

Ngôn ngữ mỹ thuật trong tranh Trương Đình Hào

Baovannghe.vn - Trong tranh của Trương Đình Hào, ta thường bắt gặp nón quai thao, một cặp nam nữ đang hát quan họ, các con vật và vật dụng thường ngày… Thoạt nhìn, rất dễ để xem tranh Hào dưới góc nhìn văn hoá, di sản: các tác phẩm ghi lại các hoạt động bình dị hằng ngày của đời sống nông thôn ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn trước Đổi mới.
Trông đám đông hỏi lấy một người: Phỏng vấn một cái cây ở sân 51 Trần Hưng Đạo

Trông đám đông hỏi lấy một người: Phỏng vấn một cái cây ở sân 51 Trần Hưng Đạo

Trong đáBaovannghe.vn - 51 Trần Hưng Đạo - Hà Nội là trụ sở của Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, Tòa nhà bình dị này mang một ý nghĩa rất lớn.
Ở trong tôi - Thơ Kim Chuông

Ở trong tôi - Thơ Kim Chuông

Baovannghe.vn- Tôi gặp mùa thu trên mặt sông đầy/ nhịp cầu giống chiếc đòn gánh lớn