Chuyên đề

Tháng bảy tri ân…

Văn học địa phương
09:42 | 22/07/2021
Tháng Bảy, cuối hạ đầu thu, trời trong, mây nõn, gió lành… Đối với mỗi người dân đất Việt, tháng Bảy còn là Tháng tri ân. Bởi từ lâu lắm rồi, không chỉ có Ngày thương binh-liệt sĩ, người dân cả nước mới hướng về những người có công với đất nước bằng những nghĩa cử cao đẹp. Những việc làm bày tỏ nghĩa nặng ơn sâu với những người đã cống hiến, hi sinh xương máu qua các cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc, giờ trở thành việc làm thường xuyên quanh năm, suốt tháng
aa

Tháng Bảy, cuối hạ đầu thu, trời trong, mây nõn, gió lành… Đối với mỗi người dân đất Việt, tháng Bảy còn là Tháng tri ân. Bởi từ lâu lắm rồi, không chỉ có Ngày thương binh-liệt sĩ, người dân cả nước mới hướng về những người có công với đất nước bằng những nghĩa cử cao đẹp. Những việc làm bày tỏ nghĩa nặng ơn sâu với những người đã cống hiến, hi sinh xương máu qua các cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc, giờ trở thành việc làm thường xuyên quanh năm, suốt tháng, mà tháng Bảy là tháng gặp gỡ của những tấm lòng, những hoạt động có ý nghĩa nhất. Đó không chỉ là đạo lý mà còn là bổn phận, trách nhiệm của các thế hệ, của mỗi người dân ở một đất nước trải qua dằng dặc chiến tranh, trên mình còn bao vết thương nhức nhối.

Những điều trên đây không chỉ là lời nói mà đã trở thành “văn bia” trong các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) nêu rõ: “Thực hiện tốt chính sách đối với người và gia đình có công với nước”. Đại hội lần thứ XIII của Đảng ta mới đây cũng nhấn mạnh: Cần thực hiện tốt hơn nữa chính sách chăm sóc người có công, trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, kết hợp với nguồn lực của Nhà nước, phấn đấu bảo đảm người có công có mức sống từ trung bình trở lên.

Có lẽ hiếm nơi đâu trên trái đất này phải chịu giặc dã triền miên như thế. Chỉ trong thế kỷ XX đất nước ta đã phải ba lần đứng lên kháng chiến chống xâm lược, trong đó có những “lần” phải chống lại kẻ thù từng có thời là bạn bè hữu hảo, để bảo vệ từng đất đất, từng sải biển thiêng liêng Nam quốc sơn hà. Con số hi sinh, mất mát sau đây nói lên một phần sự vĩ đại, sự đau thương ấy: Cả nước có hơn 9,2 triệu người có công được hưởng các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; trong đó có gần 1,2 triệu liệt sĩ, hơn 138 nghìn (138.000) Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hơn 2 triệu thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ; trong đó có hơn 12 nghìn (12.000) thương binh nặng. Cũng không có quốc gia nào có hàng trăm nghìn Bà mẹ Anh hùng như thế. Mỗi đứa con hi sinh mẹ đau như mất một phần cơ thể. Mẹ tóc trắng như mây mắt mờ chân chậm, ngày ngày đến bữa vẫn dọn cơm, phần cơm cho con. Mẹ Nguyễn Thị Thứ như một biểu tượng sáng ngời của người phụ nữ can trường, cạn nước mắt tiễn chồng, chín người con trai, một con rể, hai cháu ngoại ra mặt trận và hi sinh anh dũng. Mẹ Thứ trở thành bà mẹ tiêu biểu, nguyên mẫu xây dựng Tượng đài Bà mẹ Việt Nam Anh hùng tại tỉnh Quảng Nam quê hương.

Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ. Nhưng cuộc chiến đấu trong thời bình còn đó! Các chiến sĩ quân đội, công an, vẫn đang ngày đêm đối mặt hiểm nguy, nhất là các chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới, hải đảo; làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai, dịch bệnh. Tháng 10-2020 Thiếu tướng Nguyễn Văn Man-Phó Tư lệnh quân khu 4, Đại tá Nguyễn Hữu Hùng (sau được truy phong Thiếu tướng)-Phó Cục trưởng Cục cứu hộ cứu nạn, cùng hàng chục cán bộ, chiến sĩ đã hi sinh anh dũng trong khi làm nhiệm vụ chống lũ, cứu nạn ở Thừa Thiên Huế…

Chiến tranh đã lùi xa nhưng công việc của các thế hệ kế tiếp thì rất gần, nó nóng bỏng như cầm được trong lòng tay, làm sao đây để đền đáp xứng đáng công ơn của những người đã khuất, của những người có công với đất nước, với cách mạng, những người mà trong cuộc chiến ác liệt, sẵn sàng “xé vải chôn ta để may cờ chiến thắng” (thơ Chế Lan Viên). Đó không chỉ thể hiện truyền thống nhân ái của dân tộc mà còn là nghĩa vụ, là bổn phận của mỗi người Việt Nam yêu nước. Vâng, không chỉ là Tháng Bảy tri ân, mà cả năm, năm này qua năm khác, thế hệ này sang thế hệ khác, có biết bao việc làm cao đẹp, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, tìm mộ các liệt sĩ, xây Nhà tình nghĩa… Đặc biệt là phong trào lao động sáng tạo, làm giàu cho gia đình, cho quê hương, của các bác, các chú, anh chị em thương binh trên khắp cả nước. Năm 2019 vào dịp kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ và kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Bác Hồ, Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội đã tổ chức gặp mặt tuyên dương thương binh nặng tiêu biểu toàn quốc. Gần 500 đại biểu tiêu biểu là các thương binh nặng - mất sức lao động 81% trở lên - đại diện cho hơn 12 nghìn thương binh nặng đã tham dự chương trình tri ân thấm đẫm nghĩa tình. Phần lớn các thương binh của chúng ta ngày đêm trăn trở lo toan cho cuộc sống, vết thương vẫn đau nhức mỗi khi trở trời trái gió. Tại cuộc gặp có biết bao câu chuyện từ những người trong cuộc khiến chúng tôi vô cùng xúc động. Họ không chỉ làm ăn giỏi mà còn giải quyết việc làm, bảo đảm đời sống cho hàng trăm lao động, trong đó nhiều người là con em những người từng đứng trong chiến hào. Có thương binh nặng khi được hỏi nguyện vọng, ông chỉ nói giản dị: “Giá như đồng đội có thể cùng dự với tôi hôm nay...”.

Thời sự nhất là câu chuyện chống đại dịch Covid-19. Vẫn hình ảnh bác thương binh nước có giặc thì đi đánh giặc, yên hàn thì trở về, khiêm nhường góp sức mình vào cuộc chiến. Hôm đầu tháng Sáu vừa qua, gia đình ông Lê Văn Đệ ở thôn Tráng Liệt, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, Hải Dương đã bàn với bà, bán 4.000 tấn xi măng trị giá gần 4 tỷ đồng cùng với 500 triệu đồng tiền mặt ủng hộ Quỹ vaccine phòng Covid-19 của xã. Ông muốn mọi người dân trong xã sớm được tiêm phòng thứ virus chết người này. Nửa tỷ đồng là số tiền không nhỏ của các con dành dụm gửi bố mẹ “dưỡng già”. Nhưng ông đã quyết dành cho “việc cần kíp hơn”. Ông Lê Văn Đệ, 75 tuổi, là thương binh hạng 2/4. Trước đây ông cũng từng ủng hộ hơn 300 triệu đồng tham gia xây dựng Nông thôn mới. Còn rất nhiều những tấm gương đáng trân trọng, những nghĩa cử cao đẹp như thế…

*

Trong một lần trò chuyện với một vị lãnh đạo Bộ Lao động-Thương binh & Xã hội, tôi hỏi: Có gì mới trong việc tìm kiếm hài cốt các liệt sĩ? Đồng chí ấy lặng đi giây lát: Cái mới là lúc nào cũng phải cố gắng cao nhất để đưa Các Anh về đất mẹ. Làm công việc vinh dự và to lớn này, chúng tôi luôn nhớ câu chuyện rất xúc động vào năm 1946, trong bộn bề công việc kháng chiến, Bác Hồ đã ra một Thông báo vô cùng đặc biệt. Trong Thông báo này, Bác nói rằng: “Tôi xin nhận con các liệt sĩ làm con nuôi của tôi”. Chắc không có lời nào diễn tả sâu sắc hơn thế! Còn hiện tại chúng tôi đang cố gắng khai thác các công cụ hiện đại nhất trong thời khoa học công nghệ phát triển. Vào năm 2018, Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Lễ ra mắt Cổng thông tin điện tử về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ. Trang này đã giúp các cơ quan chức năng quản lý về liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ rát thiết thực. Vậy là từ đây, thân nhân liệt sĩ có thể tra cứu, trao đổi thông tin về liệt sĩ; thăm viếng mộ liệt sĩ, nghĩa trang liệt sĩ thông qua hình ảnh.

Viết đến đây, tôi nhớ tới câu thơ của Trần Đăng Khoa “Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên/ Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng”. Mỗi người trong chúng ta hôm nay dù ít, dù nhiều đang góp phần vào việc làm cao cả làm dịu bớt những nỗi đau chiến tranh, làm đầy thêm nhân nghĩa Việt Nam. Tấm gương hi sinh, sự cống hiến to lớn của các bậc cách mạng tiền bối, các anh hùng liệt sĩ, thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công, mãi mãi được khắc ghi trong trái tim mỗi người Việt Nam. Đó là nguồn lực tinh thần vô giá, tiếp thêm sức mạnh để cả dân tộc vững bước đi lên trên con đường thực hiện giấc mơ hùng cường, thịnh vượng.

Xin ngàn lần Tri ân! Không phải chỉ trong Ngày Thương binh-Liệt sĩ. Và cũng không phải chỉ trong tháng Bảy hằng năm…

Nguồn Văn nghệ số 30/2021


Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Baovannghe.vn - Chiến dịch thần tốc như một cơn lốc không ngày không đêm, đơn vị vừa đánh vừa hành quân gần như xuyên dọc theo Quốc lộ 13 hướng về Sài Gòn mỗi ngày một gần thêm.
Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Baovannghe.vn - Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc ngày 22/11 với phiên thảo luận tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Baovannghe.vn - Mây đen tan. Nắng nhẹ. Hương sen còn sót hòa cùng hương bùn đánh dạt mùi khói xe, đưa nụ cười của hai người đàn ông lấp đầy mi mắt đang nhìn về phía mặt trời.
Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Baovannghe.vn - Bài thơ Thề non nước không chỉ là lời tự tình đằm thắm của một tâm hồn thủy chung, tin cậy mà còn cất giấu trong mình một bức tranh thiên nhiên tráng lệ và quyến rũ mê hồn vì một vẻ đẹp như sinh ra bởi con người và cũng chỉ dành để cho con người.
Nhà văn Nguyễn Chí Trung

Nhà văn Nguyễn Chí Trung

Baovannghe.vn - Nhà văn Nguyễn Chí Trung trưởng thành từ thiếu sinh quân. Đi lính từ bé và làm cán bộ đại đội từ trẻ - ngày nền nông nghiệp của ta xứng danh với cái tên “nghèo nàn và lạc hậu” thì ông hòa nhập vào lớp thanh niên “vượt lên hàng đầu, vượt là vượt như tên bay”...