Sự kiện & Bình luận

Thông cáo báo chí số 30, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

PV
Chính trị xã hội 21:24 | 30/11/2024
Baovannghe.vn - Thứ Bảy, ngày 30/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 30, cũng là ngày làm việc cuối của Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XVdưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.
aa

Buổi sáng

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường tiến hành các nội dung sau:

* Nội dung 1: Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 463 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 96.66% tổng số ĐBQH), có 461 đại biểu tán thành (bằng 96.24% tổng số ĐBQH), có 2 đại biểu không biểu quyết (bằng 0.42% tổng số ĐBQH).

* Nội dung 2: Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương; sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 461 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 96.24% tổng số ĐBQH), có 458 đại biểu tán thành (bằng 95.62% tổng số ĐBQH), có 1 đại biểu không tán thành (bằng 0.21% tổng số ĐBQH), có 2 đại biểu không biểu quyết (bằng 0.42% tổng số ĐBQH).

* Nội dung 3: Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng; sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 459 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95.82% tổng số ĐBQH), có 454 đại biểu tán thành (bằng 94.78% tổng số ĐBQH), có 5 đại biểu không tán thành (bằng 1.04% tổng số ĐBQH).

* Nội dung 4: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Tại phiên thảo luận có 12 lượt đại biểu phát biểu. Đa số các đại biểu nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước để phát triển công nghiệp công nghệ số, khắc phục những tồn tại, hạn chế về công nghiệp công nghệ thông tin và cơ chế, chính sách vượt trội, đột phá, huy động mọi nguồn lực để công nghiệp công nghệ số trở thành ngành công nghiệp nền tảng, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số, cũng như phát triển kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam. Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các nội dung: phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; áp dụng Luật Công nghiệp công nghệ số; chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số; bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động công nghiệp công nghệ số; tài sản số; tiêu chí xác định, nguyên tắc quản lý tài sản số; trách nhiệm quản lý nhà nước về tài sản số; phát triển nguồn nhân lực công nghệ số; thu hút nhân lực công nghệ số chất lượng cao; ưu đãi đối với khu công nghiệp công nghệ số; phát triển bền vững trong công nghiệp công nghệ số; miễn trừ trách nhiệm trong hoạt động thử nghiệm; quản lý rủi ro đối với hệ thống trí tuệ nhân tạo; cơ thế thử nghiệm có kiểm soát; trách nhiệm, nội dung quản lý nhà nước về công nghiệp công nghệ số; công nghiệp, phát triển công nghiệp bán dẫn; trí tuệ nhân tạo; tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật. Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

* Nội dung 5: Quốc hội họp riêng, biểu quyết thông qua Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Thông cáo báo chí số 30, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV.

Buổi chiều

* Nội dung 1: Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Dữ liệu; sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 458 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 95,62% tổng số ĐBQH), có 451 đại biểu tán thành (bằng 94,15% tổng số ĐBQH), có 3 đại biểu không tán thành (bằng 0,63% tổng số ĐBQH), có 4 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,84% tổng số ĐBQH).

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường tiến hành các nội dung sau:

* Nội dung 2: Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Quang Huy trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi); sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 463 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 96.66% tổng số ĐBQH), có 439 đại biểu tán thành (bằng 91.65% tổng số ĐBQH), có 11 đại biểu không tán thành (bằng 2.30% tổng số ĐBQH), có 13 đại biểu không biểu quyết (bằng 2.71% tổng số ĐBQH).

* Nội dung 3: Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất; sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 460 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 96.03% tổng số ĐBQH), có 415 đại biểu tán thành (bằng 86.64% tổng số ĐBQH), có 19 đại biểu không tán thành (bằng 3.97% tổng số ĐBQH), có 26 đại biểu không biểu quyết (bằng 5.43% tổng số ĐBQH).

* Nội dung 4: Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 454 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 94.78% tổng số ĐBQH), có 443 đại biểu tán thành (bằng 92.48% tổng số ĐBQH), có 7 đại biểu không tán thành (bằng 1.46% tổng số ĐBQH), có 4 đại biểu không biểu quyết (bằng 0.84% tổng số ĐBQH).

* Nội dung 5 (từ 15 giờ 30): Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định.

Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày dự thảo Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV; sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 460 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 96.03% tổng số ĐBQH), có 458 đại biểu tán thành (bằng 95.62% tổng số ĐBQH), có 2 đại biểu không biểu quyết (bằng 0.42% tổng số ĐBQH).

Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng trình bày dự thảo Nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV; sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết bằng hình thức biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 464 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 96.87% tổng số ĐBQH), có 464 đại biểu tán thành (bằng 96.87% tổng số ĐBQH).

Quốc hội nghe Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Quốc hội làm lễ chào cờ.

Phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV được truyền hình, phát thanh trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Truyền hình Quốc hội Việt Nam./.

Trò chơi tỷ đô trên lưng giới sáng tạo

Trò chơi tỷ đô trên lưng giới sáng tạo

Tại Hoa Kỳ, hàng loạt vụ kiện bản quyền đang bùng nổ nhằm vào các công ty phát triển trí tuệ nhân tạo như Meta, OpenAI, Anthropic, với cáo buộc đã sử dụng trái phép hàng triệu tác phẩm có bản quyền để huấn luyện mô hình AI. Các phiên điều trần tại Thượng viện Mỹ gần đây cho thấy cuộc tranh cãi pháp lý không đơn thuần là chuyện giữa Big Tech và giới xuất bản, mà đang trở thành vấn đề có ảnh hưởng sâu rộng đến tương lai của sáng tạo văn hóa toàn cầu. Diễn biến này đặt ra nhiều câu hỏi đáng lưu tâm về quyền sở hữu trí tuệ, đạo đức công nghệ và vai trò của nhà sáng tạo trong thời đại AI.
Người mù uống rượu - Thơ Dương Thắng

Người mù uống rượu - Thơ Dương Thắng

Baovannghe.vn- Sẽ có một trận mưa lớn/ Đêm nay tiếng sấm ùng oàng
Trải nghiệm Lý thuyết đương đại hay là sự tìm kiếm những cách đọc văn chương mới

Trải nghiệm Lý thuyết đương đại hay là sự tìm kiếm những cách đọc văn chương mới

Trong bối cảnh các lý thuyết phê bình đương đại ngày càng lan tỏa vào đời sống văn học Việt Nam, cuốn sách Trải nghiệm lý thuyết đương đại quy tụ 12 bài nghiên cứu, vận dụng các khung lý thuyết như hậu thực dân, sinh thái, hậu nhân văn, nữ quyền, liên văn bản… để “đọc lại” những tác phẩm kinh điển cũng như hiện đại. Cuốn sách không chỉ giới thiệu những hướng tiếp cận mới, mà còn mở rộng khả năng đối thoại giữa văn học Việt Nam với các trào lưu tư tưởng toàn cầu.
Mách lẻo - Thơ Phạm Bội Anh Thuyên

Mách lẻo - Thơ Phạm Bội Anh Thuyên

Baovannghe.vn- Hạt mưa mách lẻo lá xanh/ Rằng Trăng gặp gió ru tình đêm nay
Kiến tạo không gian phát triển: chiến lược phát triển du lịch bền vững

Kiến tạo không gian phát triển: chiến lược phát triển du lịch bền vững

6 tháng đầu năm 2025 đánh dấu một giai đoạn đặc biệt với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL): vừa là chặng nước rút tổng kết nhiệm kỳ, vừa là thời điểm khởi đầu cho những thiết kế thể chế mới trong bối cảnh tổ chức chính quyền địa phương hai cấp. Trên nền tảng ấy, nhiều chuyển động đồng bộ đang diễn ra, từ cải cách bộ máy, định hình chính sách thể thao, xây dựng sản phẩm du lịch mới, đến chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tất cả nhằm hướng đến một mục tiêu: kiến tạo không gian phát triển bền vững.