Sự kiện & Bình luận

Thông qua chương trình hoạt động của Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026

Chính trị xã hội
18:57 | 26/10/2022
Chiều ngày 26/10, Hội đồng lý luận phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương nhiệm kỳ 5 đã họp phiên đầu tiên tại Hà Nội. Hội nghị đã thông qua báo cáo và thảo luận chương trình hoạt động toàn khóa 2021-2026.
aa

Chiều ngày 26/10, Hội đồng lý luận phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương nhiệm kỳ 5 đã họp phiên đầu tiên tại Hà Nội. Hội nghị đã thông qua báo cáo và thảo luận chương trình hoạt động toàn khóa 2021-2026

Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 có 35 thành viên

Theo Báo cáo được ông Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nhiệm kỳ 2016-2021, cho biết, trong 9 tháng đầu năm 2022, Hội đồng đã tổ chức thành công 2 Hội nghị tập huấn công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật năm 2022 về chủ đề “Những vấn đề cơ bản đặt ra đối với văn học nghệ thuật, trước yêu cầu mới". Hội nghị đã thu hút các nhà lý luận, phê bình, trí thức, văn nghệ sĩ tham gia, góp phần định hướng công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật. Nhờ đó, ảnh hưởng và uy tín của Hội đồng trong giới văn học, nghệ thuật tiếp tục được củng cố, nâng cao. Các cơ quan trực thuộc Hội đồng là Văn phòng Hội đồng; Tạp chỉ Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật có nhiều cố gắng, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao để giúp Hội đồng hoạt động có hiệu quả theo hướng ngày càng chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của việc chậm kiện toàn Đề án nhân sự Hội đồng nhiệm kỳ 2021-2026, Hội đồng đã không thể tổ chức được Lễ ra mắt Hội đồng nhiệm kỳ 2021-2026 theo đúng kế hoạch và phải điều chỉnh, lùi thời gian tổ chức một số hoạt động chuyên môn so với chương trình đã xây dựng. Bên cạnh đó, do điều kiện khách quan và chủ quan, hoạt động chuyên môn của các Tiểu ban chuyên môn chưa được phát huy; hoạt động khoa học của Hội đồng có mặt còn thụ động, dù đã được chỉ ra ở các kỳ họp trước nhưng chưa khắc phục một cách cơ bản. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến cuối năm 2022. được xác định tiếp tục đẩy mạnh hoạt động, nâng cao năng lực nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, tổng kết sâu sắc thực tiễn, góp phần bổ sung, hoàn thiện quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn học, nghệ thuật trước yêu cầu mới; tham gia tích cực, có hiệu quả vào nhiệm vụ tổng kết các nghị quyết, chỉ thị của Đảng trong lĩnh vực văn hóa, văn nghệ. Đặc biệt, một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hội đồng là tư vấn giúp Đảng, Nhà nước trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật; nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả xét tặng thưởng và hỗ trợ những tác phẩm lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật hằng năm. Bên cạnh đó, kịp thời phát hiện, biểu dương, nhân rộng các nhân tố mới trong hoạt động lý luận, phê bình, góp phần xây dựng đời sống văn học, nghệ thuật phong phú, lành mạnh, xây dựng nhân cách, đạo đức con người Việt Nam; đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, lệch lạc trong văn học, nghệ thuật, bảo vệ đường lối văn nghệ của Đảng.

Năm 2023 tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về “tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới". Năm 2024 tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước". Đây là hai nghị quyết quan trọng trong lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật rất cần được tổng kết, đánh giá việc thực hiện nghị quyết đã đi vào đời sống văn học, nghệ thuật ra sao, chỉ ra những ưu điểm cũng như những hạn chế, bất cập. Hội đồng cần tổng kết, nghiên cứu xây dựng báo cáo Thường trực Ban Bí thư. Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương về việc triển khai thực hiện hai nghị quyết này, đặc biệt là đánh giá sâu lĩnh vực lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, Hoạt động tổng kết thực tiễn là hoạt động quan trọng được Đảng ta quan tâm, chỉ đạo thường xuyên. Nhận thức rõ nhiệm vụ và nắm bắt yêu cầu đó, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương dự định sẽ tiến hành xây dựng và đề xuất Chương trình nghiên cứu tổng kết thực tiễn văn học, nghệ thuật thời kỳ đổi mới và hội nhập ( từ 1986 đến nay)...

Trước đó, buổi sáng cùng ngày, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 đã chính thức ră mắt với 35 thành viên, là đại diện lãnh đạo một số ban, bộ, ngành ở Trung ương; lãnh đạo Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam; lãnh đạo các hội chuyên ngành Trung ương và các nhà nghiên cứu, lý luận phê bình có uy tín ở các học viện, nhà trường và các đơn vị báo chí, truyền thông tiêu biểu trong cả nước.

PV


Thông cáo báo chí số 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV

Baovannghe.vn - Thứ Sáu, ngày 22/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Quà tặng của chiến tranh - Truyện ngắn của Hoài Hương

Baovannghe.vn - Chiến dịch thần tốc như một cơn lốc không ngày không đêm, đơn vị vừa đánh vừa hành quân gần như xuyên dọc theo Quốc lộ 13 hướng về Sài Gòn mỗi ngày một gần thêm.
Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Lĩnh vực báo chí cần có những ưu đãi về thuế

Baovannghe.vn - Quốc hội tiếp tục chương trình làm việc ngày 22/11 với phiên thảo luận tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Trôi giữa hương sen nghịch mùa - Truyện ngắn của Đinh Thành Trung

Baovannghe.vn - Mây đen tan. Nắng nhẹ. Hương sen còn sót hòa cùng hương bùn đánh dạt mùi khói xe, đưa nụ cười của hai người đàn ông lấp đầy mi mắt đang nhìn về phía mặt trời.
Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Nhà thơ Anh Ngọc bình thơ "Thề non nước"

Baovannghe.vn - Bài thơ Thề non nước không chỉ là lời tự tình đằm thắm của một tâm hồn thủy chung, tin cậy mà còn cất giấu trong mình một bức tranh thiên nhiên tráng lệ và quyến rũ mê hồn vì một vẻ đẹp như sinh ra bởi con người và cũng chỉ dành để cho con người.