Sự kiện & Bình luận

Thông tư 29: Quản hay cấm dạy thêm - học thêm?

Minh Nguyệt
Giáo dục
16:20 | 18/01/2025
Baovannghe.vn - Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT khẳng định dạy thêm, học thêm là nhu cầu của người học lẫn người dạy, nhưng cần có phương án quản lý phù hợp, hiệu quả.
aa

Ngày 14/2/2025, là thời điểm Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT có hiệu lực. Tuy nhiên Bộ đã khẳng định dạy thêm, học thêm là nhu cầu của cả người học lẫn người dạy. Bộ GD&ĐT không cấm dạy thêm nhưng tìm nguyên nhân để có phương án quản lý phù hợp, hiệu quả.

Thông qua việc lấy ý kiến giáo viên, học sinh và phụ huynh, Thông tư 29 một lần nữa khẳng định: "Không tổ chức dạy thêm đối với HS tiểu học". Để quan điểm không dạy thêm đối với HS tiểu học trở thành hiện thực, thống nhất và xuyên suốt, Bộ GD&ĐT đề nghị nhà trường, các trung tâm dạy thêm, GV, phụ huynh và toàn xã hội đồng lòng, đồng sức không để dạy thêm, học thêm diễn ra tại các môn học đối với học sinh tiểu học. Nhà trường đảm bảo chất lượng chung để phụ huynh yên tâm.

Với quyết định này, Bộ GD&ĐT cho biết việc không được dạy thêm đối với HS tiểu học sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của một bộ phận giáo viên, nhất là đối với giáo viên mới ra trường lương còn thấp. Vì vậy, đối với giáo viên tiểu học, ngoài chính sách chung đối với nhà giáo, cần tăng thêm phụ cấp đứng lớp để giáo viên có thêm thu nhập lo cho cuộc sống gia đình

​​​Tại Thông tư 29, Bộ GD&ĐT quy định 3 đối tượng dạy thêm, học thêm trong trường nhưng không được thu tiền của học sinh gồm: học sinh có kết quả học tập môn học ở mức chưa đạt, học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh ôn thi tốt nghiệp, ôn thi tuyển sinh đồng thời cho phép dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng giáo viên phải báo cáo hiệu trưởng và chỉ được dạy học sinh không thuộc lớp chính khóa của mình; tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền phải đăng ký kinh doanh…

Thông tư 29: Quản hay cấm dạy thêm - học thêm?
Thông tư 29 của Bộ GD&ĐT đã khẳng định dạy thêm, học thêm là nhu cầu của cả người học lẫn người dạy. Bộ GD&ĐT không cấm dạy thêm nhưng tìm nguyên nhân để có phương án quản lý phù hợp, hiệu quả. Hình ảnh minh họa. Nguồn Internet

Việc quy định rõ ràng đối tượng học thêm trong Thông tư 29 cũng đã nhận được sự đồng tình của dư luận xã hội. Trước đó, tại nhiều kỳ họp của Quốc hội, nội dung dạy thêm- học thêm được đại biểu Quốc hội bàn thảo. Thậm chí nhiều đại biểu không ngần ngại cho rằng chính sự thay đổi liên tục các quy định, nhưng "bất lực" trong khâu kiểm tra, quản lý việc thực hiện các quy định ấy, là chủ đề gây mệt mỏi cho giáo viên phụ huynh lẫn học sinh. Chưa kể, để lách quy định cấm dạy thêm, nhiều cơ sở, giáo viên yêu cầu phụ huynh viết đơn tự nguyện xin được tham gia lớp học thêm... trong khi nhiều học sinh không muốn theo học các lớp này. Vì vậy không quá khi dư luận xã hội kỳ vọng Bộ GD&ĐT cùng các cơ quan liên quan thực hiện tốt Thông tư 29.

Trên thực tế, việc dạy thêm- học thêm nên được hiểu đúng, đủ là quá trình được thực hiện theo nhu cầu của cả hai bên. Giáo viên- học sinh cùng hợp tác trong quá trình truyền đạt và tiếp nhận tri thức. Tuy nhiên, nếu việc dạy thêm bị biến tướng (vì mục đích kinh tế, giáo viên bớt kiến thức ở tiết chính khóa, ép học sinh học thêm) lại là điều không thể chấp nhận và cần được quản lý chặt, thậm chí nghiêm cấm việc dạy thêm nói trên

Chỉ còn ít ngày nữa đến thời điểm Thông tu 29 có hiệu lực, không ít câu hỏi đặt ra là: liệu Thông tư 29 có giải quyết tận gốc vấn nạn dạy thêm học thêm, hay sẽ là cơ hội để cá nhân lách luật mở ra các lớp học dưới hình thức : Câu lạc bộ a,b,c để duy trì dạy thêm. Đặc biệt, ở cấp tiểu học, mầm non, hình thức câu lạc bộ khá phổ biến. Song cũng lại có ý kiến cho rằng, chương trình giáo dục phổ thông mới, có sự phân hóa và độ khó cao sẽ không hoàn toàn phù hợp với học sinh đại trà. Nếu như vậy, không có dạy thêm - học thêm liệu các em có theo kịp các bạn. Và liệu có hay không sẽ tạo cơ hội cho dịch vụ gia sư tại nhà?

Công bằng mà nói, ở một chừng mực cụ thể, dạy thêm góp phần rèn luyện chuyên môn, thêm thu nhập cho giáo viên, đáp ứng nhu cầu của học sinh. Giúp các em có đủ kiến thức, tự tin bước vào cuộc sống. Tuy nhiên dạy thêm thế nào và kiến thức tại các lớp dạy thêm ra sao lại phụ thuộc váo cái Tâm và Tầm của người dạy.

Thông tư 29 quy định "không dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm", "không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học", "không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường". Vậy nên, hay coi Thông tư 29 là phép thử đạo đức nhà giáo. Chỉ khi giáo viên đồng lòng thực hiện thì mới triệt tiêu việc lạm dụng dạy thêm, học thêm tràn lan theo đúng nghĩa.

Bản tin Văn nghệ ngày 22/3/2025

Bản tin Văn nghệ ngày 22/3/2025

Baovannghe.vn - Giờ Trái đất năm 2025 sẽ diễn ra từ 20 giờ 30 phút đến 21 giờ 30 phút, thứ 7 ngày 22/3/2025, với thông điệp Chuyển dịch xanh – Tương lai xanh
Thư gửi về quá khứ. Truyện ngắn của Nguyễn Trọng Tân

Thư gửi về quá khứ. Truyện ngắn của Nguyễn Trọng Tân

Baovannghe.vn - Tôi viết những dòng này về đêm. Ngoài cánh song kia thành phố đã trong lành trở lại vì sức làm việc của hàng trăm loài cây xanh và cả vì sự lành hiền của con người trong khi ngủ.
Đọc truyện: Con gà trống - Truyện ngắn của Tao Kim Hai

Đọc truyện: Con gà trống - Truyện ngắn của Tao Kim Hai

Baovannghe.vn - Giọng đọc: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Anh Hai Sài Gòn - Tản văn của Trương Thị Bách Mỵ

Anh Hai Sài Gòn - Tản văn của Trương Thị Bách Mỵ

Baovannghe.vn - Năm đó, anh Hai nhớ không? Là năm đầu tiên mà em cứ trông anh đi đâu đó, vắng mặt giờ chuẩn bị dọn cơm, để em được chạy khắp xóm mà dõng dạc kêu to: “Anh Nai ơi, anh Nai, mời anh Nai về ăn cơm!”
Người đàn bà gánh muối! - Thơ Tô Hằng Thanh

Người đàn bà gánh muối! - Thơ Tô Hằng Thanh

Baovannghe.vn- Chiếc đòn gánh oằn vai ngày tháng/ Nắng cháy da đong từng giọt mồ hôi