Thư, Nhật ký thời chiến là triến lãm tư liệu do Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức nhân kỷ niệm 43 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2018)
Triển lãm giới thiệu gần 200 tài liệu, hình ảnh, hiện vật về thư, nhật ký tiêu biểu viết trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược với 3 phần chính: Phần mở đầu giới thiệu một số thư, hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội đã viết để cổ vũ động viên tinh thần cán bộ, chiến sĩ Quân đội vượt qua mọi khó khăn, gian khổ trong hai cuộc kháng chiến để giành độc lập, tự do của Tổ quốc. Trong đó có các bức thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đơn vị bộ đội lập thành tích trong trận tập kích sân bay Gia Lâm, Hà Nội đêm 16/01/1947; Thư Chủ tịch Hồ Chí Minh khen ngợi cán bộ, chiến sĩ, dân công, thanh niên xung phong và đồng bào địa phương sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 8/5/1954 Phần thứ 2 của triển lãm với nội dung “Nhật ký thời chiến”, trưng bày một số hình ảnh, hiện vật là những cuốn nhật ký được viết tại chiến trường, đó là những ghi chép về cuộc sống, sinh hoạt, học tập, công tác và chiến đấu, ý chí quyết tâm của người chiến sĩ trước khi vào cuộc chiến. Trong đó, tiêu biểu là thư của đồng chí Nguyễn Văn Dân – Đại đội 16, Tiểu đoàn K75 pháo binh, Quân khu 4 gửi về gia đình thể hiện niềm tâm sự trên những chặng đường hành quân vào Nam chiến đấu của chàng tân binh; Thư của chị Võ Thị Tần viết về cho mẹ 5 ngày trước khi hy sinh, ngày 22/7/1968 và Thư của liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm gửi người yêu là Khương Thế Hưng, ngày 17/3/1969. Phần ba là trưng bày “Nhật ký thời chiến”: Trưng bày giới thiệu một số hình ảnh, tài liệu, hiện vật là những cuốn Nhật ký được viết tại chiến trường; trong đó có cả nhật ký được vẽ bằng tranh, chứa đựng tình yêu thương, nỗi nhớ, niềm tâm sự trên đường đi chiến đấu trong hành trang của người chiến sĩTriển lãm “Thư, Nhật ký thời chiến” sẽ diễn ra từ ngày 26/4 đến hết ngày 15/5 MH