Ngày 1/12 “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO thông qua, trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại thứ 10 của Việt Nam sau Nhã nhạc - Nhạc Cung đình triều Nguyễn (2003), Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên (2005), Hát Ca Trù của người Việt (2009), Dân ca Quan họ (2009), Hội Gióng ở đền Sóc và đền Phù Đổng (2010), Hát Xoan Phú Thọ (2011), Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ (2012), Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ (2013), Dân ca Ví Giặm Nghệ Tĩnh (2014), Nghi lễ và Trò chơi Kéo co (2015, Hồ sơ đa quốc gia, hợp tác với: Hàn Quốc, Campuchia và Philippin). Song dù sở hữu những “báu vật” của thế giới đến cả chục năm (lấy mốc năm 2003, với Nhã nhạc cung đình Huế) thì câu chuyện hậu vinh danh vẫn còn là bài toán không có lời giải không chỉ với các nhà quản lý mà còn của cả các địa phương nơi có di sản, khi di sản liên tục bị xâm hại, làm mới và Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu cũng không là ngoại lệ.