Sự kiện & Bình luận

Thực nghiệm chương trình Giáo dục phổ thông mới: Giáo viên có được chủ động thì mới sáng tạo được.

Chính trị xã hội
07:30 | 25/04/2018
Ngày 23/4 là thời điểm Ban soạn thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT) vừa kết thúc một tháng (23/3 - 23/4) thực nghiệm các môn học, nhằm đánh giá tính khả thi và tác động của chương trình mới đến người dạy và học. Cuộc thực nghiệm được thực hiện trên quy mô 48 trường học (18 tiểu học, 18 THCS và 12 THPT) tại 6 địa phương gồm: Hà Nội, Lào Cai, Bình Định, Lâm Đồng, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu.
aa

Ngày 23/4 là thời điểm Ban soạn thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT) vừa kết thúc một tháng (23/3 - 23/4) thực nghiệm các môn học, nhằm đánh giá tính khả thi và tác động của chương trình mới đến người dạy và học. Cuộc thực nghiệm được thực hiện trên quy mô 48 trường học (18 tiểu học, 18 THCS và 12 THPT) tại 6 địa phương gồm: Hà Nội, Lào Cai, Bình Định, Lâm Đồng, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thực nghiệm chương trình GDPT mới: Bỡ ngỡ và kỳ vọngGS Nguyễn Minh Thuyết- Tổng Chủ biên chương trình GDPT mới khẳng định, việc thực nghiệm nhằm đánh giá tính khả thi và tác động của chương trình các môn học đến hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh. Theo đó, hoạt động được thực hiện dưới 3 hình thức: Ban soạn thảo trực tiếp khảo sát điều kiện dạy học ở các trường; lấy phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên về chương trình các môn học; tổ chức dạy thử một số bài học.

Đồng thời Giáo sư Thuyết cũng cho biết, các trường học được lựa chọn tham gia thực nghiệm chương trình mới có điều kiện cơ sở vật chất, thuộc địa bàn kinh tế - xã hội khác nhau. Cách chọn mẫu này nhằm đánh giá được chính xác nhất chương trình môn học đã phù hợp, gây hứng thú cho học sinh và vừa sức giảng dạy của giáo viên ở các vùng miền khác nhau hay chưa; đồng thời giảm khoảng cách về kết quả giữa thực nghiệm với áp dụng đại trà.

Riêng đối với môn Văn, PGS Đỗ Ngọc Thống- Chủ biên chương trình môn Ngữ văn cho biết, sẽ vô cùng khó để giáo viên Ngữ văn chuyển từ cách dạy “chỉ ra cái hay trong tác phẩm” sang tổ chức các hoạt động để học sinh tự tìm ra cái hay đó. Tuy nhiên, chúng ta phải chấp nhận những lúng túng, chệch choạc ban đầu. Được tập huấn tốt, chắc chắn giáo viên dần dần sẽ thực hiện chương trình tốt hơn.

Cũng theo PGS Đỗ Ngọc Thống, kinh nghiệm của các lần cải cách trước cho thấy, ít nhất cũng phải mất 1-2 năm sau khi chính thức triển khai thì giáo viên mới có thể quen được. Ở trong quá trình thực nghiệm chương trình thì có giáo viên làm tốt, có giáo viên chưa làm được và điều này là hết sức bình thường. Nếu chúng ta triển khai thực nghiệm chương trình thành công thì cũng là điều vui, nhưng nếu chưa thành công thì cũng là dịp để nhìn nhận lại đánh giá và điều chỉnh. Dù có như thế nào thì việc thực nghiệm vẫn giúp ích rất nhiều cho Ban soạn thảo.

Quan điểm chung của các thành viên Ban soạn thảo cho rằng: để áp dụng chương trình GDPT mới, cần trao quyền tự chủ cho giáo viên. Giáo viên có được chủ động thì mới sáng tạo được. Đây cũng chính là mục tiêu hướng tới khi triển khai chương trình mới. GS Nguyễn Minh Thuyết tin rằng, kết quả thực nghiệm sẽ giúp Ban soạn thảo chương trình có những điều chỉnh để hoàn thiện chương trình. Theo kế hoạch dự kiến cuối tháng 4, đầu tháng 5 này, Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức tổng kết đợt thực nghiệm.

Trước đó, sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp của các Hội đồng lý luận Trung ương, Trung ương Hội Nhà văn Vệt Nam, các nhà giáo, nhóm biên soạn đã quyết định thay vì bó cứng 6 tác phẩm được công bố ban đầu bằng việc cho phép lựa chọn đưa vào chương trình học các tác phẩm văn học viết, của các tác giả sau đây: Thuật hứng (số 24), Thư lại dụ Vương Thông, Ngôn chí (số 20), Bảo kính cảnh giới (số 43) của Nguyễn Trãi; Độc Tiểu Thanh kí, Long thành cầm giả ca, Phản chiêu hồn của Nguyễn Du; Tự tình 2, Mời trầu, Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương; Lục Vân Tiên, Chạy Tây, Ngóng gió Đông của Nguyễn Đình Chiểu; Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh, Ông Nghè tháng Tám, Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến; Mộ, Vọng nguyệt, Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Thuế máu, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh; Chí Phèo, Đời thừa, Sống mòn, Đôi mắt của Nam Cao; Số đỏ, Cơm thầy cơm cô của Vũ Trọng Phụng; Vội vàng, Đây mùa thu tới, Nguyệt cầm, Thơ duyên của Xuân Diệu; Từ ấy, Khi con tu hú, Việt Bắc, Lượm, Mẹ Tơm, Ta đi tới, của Tố Hữu; Vũ Như Tô, Bắc Sơn của Nguyễn Huy Tưởng; Chữ người tử tù, Cô Tô, Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.

Tường Vy ( tổng hợp)


Nguyễn Đình Thi - Thơ Nguyên Hùng

Nguyễn Đình Thi - Thơ Nguyên Hùng

Baovannghe.vn- Sinh ở Lào nhưng là người Hà Nội/ Một nghệ sĩ hào hoa sắc sảo đa tài
Triển lãm nghệ thuật "Sắc màu bừng nở"

Triển lãm nghệ thuật "Sắc màu bừng nở"

Baovannghe.vn - Từ ngày 23/11 đến ngày 15/12/2024, tại Nguyen Art Gallery (Hà Nội), sẽ diễn ra triển lãm tranh màu nước Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở của nhóm 6 họa sĩ trẻ.
Yêu người cây mở đất - Thơ Chung Tiến Lực

Yêu người cây mở đất - Thơ Chung Tiến Lực

Baovannghe.vn- Như những mũi lao cắm vào vùng ngập mặn/ Mầm sống gieo trên sóng nước hoang sơ
Nên bị gai đâm - Tản văn của Chu Văn Sơn

Nên bị gai đâm - Tản văn của Chu Văn Sơn

Baovannghe.vn - Và ta cứ yên trí đi qua thế giới này với bước chân quen xéo lên cỏ hoa. Thỉnh thoảng bàn chân nên bị gai đâm, để ta được giật mình: Tổn thương là rỉ máu.
Trịnh Hoài Đức - Nhà thơ, nhà viết kịch tài hoa

Trịnh Hoài Đức - Nhà thơ, nhà viết kịch tài hoa

Baovannghe.vn - Kịch Trịnh Hoài Đức ngoài chất hài ý nhị, sâu cay, cười ra nước mắt còn bao hàm cả triết lý sâu sắc về thế giới quan, nhân sinh quan... Thơ của ông như gieo vào lòng người cái tình sâu lắng, ngôn ngữ giản dị mà nhân văn đa nghĩa đầy tính bác học...