Sự kiện & Bình luận

Tổ chức “Festival Thăng Long - Hà Nội năm 2025”

Anh Thư
Đời sống 07:00 | 07/06/2025
Baovannghe.vn - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 157/KH-UBND về Tổ chức “Festival Thăng Long - Hà Nội năm 2025”, dự kiến kéo dài từ 31/10 đến 9/11.
aa

“Festival Thăng Long - Hà Nội năm 2025” được UBND thành phố giao Sở Văn hóa và Thể thao là đơn vị chủ trì thực hiện và phối hợp cùng Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội; Sở Du lịch và các đơn vị có liên quan tổ chức Chương trình nghệ thuật mang chủ đề "Di sản - Kết nối - Thời đại" dự kiến từ ngày 31-10-2025 đến ngày 9-11-2025 tại các địa điểm: Phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm (Sân khấu chính tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và sân khấu phụ tại khu vực Vườn hoa Đền Bà Kiệu, cùng với các hoạt động trình diễn, biểu diễn trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm); Hoàng thành Thăng Long; Bảo tàng Hà Nội; Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây; Bãi đá sông Hồng với quy mô khoảng 10.000 người tham gia.

Tổ chức “Festival Thăng Long - Hà Nội năm 2025”
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 157/KH-UBND về Tổ chức “Festival Thăng Long - Hà Nội năm 2025”, dự kiến kéo dài từ 31/10 đến 9/11. Hình ảnh minh họa. Nguồn Internet

Kế hoạch số 157/KH-UBND nêu rõ, trọng điểm chương trình sẽ gồm:

- Lễ hội di sản tại Sân khấu Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và xung quanh phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm. - Triển lãm trưng bày kết nối di sản và Liên hoan múa rối Hà Nội mở rộng tại Sân khấu Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và xung quanh phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hoàng thành Thăng Long, Bảo tàng Hà Nội, Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

- Lễ hội âm nhạc quốc tế sông Hồng tại Sân khấu Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và xung quanh phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Bãi đá sông Hồng. Vũ hội hóa trang“Kết nối di sản” tại Sân khấu Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và xung quanh phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm.

- Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội tại thị xã Sơn Tây và trình diễn nghệ thuật tại Sân khấu Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và xung quanh phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hoàng thành Thăng Long, Bảo tàng Hà Nội, Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Bãi đá sông Hồng.

UBND thành phố Hà Nội cho biết, Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan thường trực tham mưu tổng thể và tổ chức thực hiện các nội dung của Chương trình; tham mưu UBND thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức Chương trình. Đồng thời, chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về nội dung, kịch bản tổng thể, thủ tục, trình tự đảm bảo chất lượng, đảm bảo tiến độ, đúng quy định.

Sở cũng hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan báo chí thành phố thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin đối ngoại, thông tin điện tử tổng hợp, các nền tảng mạng xã hội; hệ thống thông tin cơ sở về “Festival Thăng Long - Hà Nội năm 2025” đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

Cũng tại Kế hoạch nói trên, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội chủ trì xây dựng nội dung kịch bản, tổ chức dàn dựng, tập luyện và trình diễn vở diễn “Kinh đô Thăng Long” bằng công nghệ 3D Mapping tại khu vực Quảng trường Đoan Môn; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị đảm bảo các điều kiện về địa điểm, an ninh, trật tự, phòng, chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, nguồn điện, y tế,... phục vụ trình diễn vở diễn “Kinh đô Thăng Long” và trình diễn nghệ thuật của các khách mời trong nước và quốc tế.

Được biết, hoạt động “Festival Thăng Long - Hà Nội năm 2025” nằm trong kế hoạch nhằm tôn vinh, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của Thủ đô, gắn kết quá khứ với hiện tại, thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo trên nền tảng văn hóa truyền thống. Đồng thời, góp phần quảng bá hình ảnh Thủ đô với bạn bè quốc tế, khẳng định vị thế của Hà Nội là trung tâm văn hóa sáng tạo, điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.

Chương trình cũng được kỳ vọng sẽ tạo không gian giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, thúc đẩy hợp tác văn hóa giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong nước và các quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, đưa di sản văn hóa vào đời sống đương đại thông qua các hoạt động nghệ thuật, triển lãm, trình diễn văn hóa truyền thống kết hợp với công nghệ hiện đại, góp phần phát triển công nghiệp văn hóa bền vững.

Ruộng, rừng, và hành trình đời người

Ruộng, rừng, và hành trình đời người

Ra mắt lần đầu vào năm 2006, Màu rừng ruộng - tiểu thuyết đầu tay của Đỗ Tiến Thụy - đến nay vẫn là tác phẩm gây ám ảnh nhất trong văn nghiệp của anh. Trên nền không gian kép Ruộng và Rừng, nhà văn không chỉ tái hiện một thế giới nông thôn Bắc Bộ và Tây Nguyên hậu chiến bằng lối kể truyền thống ngồn ngộn chi tiết, mà còn mạnh mẽ đặt ra câu hỏi về sự lạc hậu, mông muội và bi kịch tinh thần mà con người phải gánh chịu dưới ách tập tục, luật tục và ký ức tập thể.
Tự do của loài chim - Thơ Vi Thùy Linh

Tự do của loài chim - Thơ Vi Thùy Linh

Baovannghe.vn- Loài chim nào bay cao, nhanh nhất/ Loài chim nào nhiều sức mạnh
Nhà văn, nhà báo Hồ Quang Lợi ra mắt cuốn sách thứ 11 "Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút"

Nhà văn, nhà báo Hồ Quang Lợi ra mắt cuốn sách thứ 11 "Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút"

Baovannghe.vn - Sáng 12/6, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Thư viện Quân đội phối hợp Nhà xuất bản Hà Nội tổ chức lễ ra mắt cuốn sách Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút của nhà văn, nhà báo Hồ Quang Lợi.
Vai trò của thanh niên trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Vai trò của thanh niên trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Baovannghe.vn - Chiều 12/6, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Đề án Thanh niên tham gia bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam giai đoạn 2024-2029.
Triển lãm "Chân dung thời gian" của họa sĩ Phạm Duy Quỳnh

Triển lãm "Chân dung thời gian" của họa sĩ Phạm Duy Quỳnh

Baovannghe.vn - Triển lãm Chân dung thời gian của họa sĩ Phạm Duy Quỳnh giới thiệu tới công chúng 24 tác phẩm sơn dầu và 12 tác phẩm sơn mài khổ lớn trong bộ sưu tập của họa sĩ.