Tọa đàm “Văn học trẻ đồng bằng Sông Cửu Long – Bản sắc và sáng tạo” đã được tổ chức tại thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Đây là chương trình do Ban Nhà văn Trẻ, Hội Nhà văn Việt Nam kết hợp với trại sáng tác văn học Tạp chí Văn Nghệ Quân đội và Liên hiệp các Hội VHNT An Giang tổ chức.
Cuộc tọa đàm có sự tham gia của đông đảo nhà văn trẻ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện sinh sống và làm việc tại khu vực và thành phố Hồ Chí Minh và đại diện Ban nhà văn trẻ Hội Nhà văn Việt Nam.
.
Cuộc tọa đàm có sự tham gia của đông đảo nhà văn trẻ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long |
Đa số ý kiến trong tọa đàm đều xoay quanh vẫn đề bản sắc vùng miền, bản sắc văn chương. Bản sắc không còn là bản sắc dân tộc, vùng miền. Từ bản sắc văn hóa vùng miền ảnh hưởng đến bản sắc trong văn chương và từ đó lôi cuốn người đọc tìm hiểu bản sắc của người viết. Mỗi người viết phải tạo dựng được thế giới riêng cần làm giàu “bản sắc” của riêng mình. Bên cạnh đó, người viết trẻ cũng cần biết phát huy nội lực tự thân, phải mạnh bạo, tự mình thoát ra không nên sống trong cái bóng của những người đi trước. Phải tự trau dồi cho mình những kiến thức văn chương, học từ tác giả phương Tây, để tạo thêm nội lực cho mình.
Kết thúc buổi tọa đàm,nhà văn Nguyễn Bình Phương - Trưởng Ban Nhà văn Trẻ, Hội Nhà văn Việt Nam ghi nhận các ý kiến và đề xuất của các tác giả trẻ. Với tư cách là một tác giả, anh cho rằng nhà văn phải có sự nghiệp, phải viết. Trong sáng tác, trực giác và lý trí giao cắt nhau, chất tài tử, hồn hậu, tình cảm là thế mạnh của các cây bút đồng bằng sông Cửu Long nhưng cái các bạn thiếu là độ hiểm. Văn học là cảm hứng nhưng cũng phải có tính khoa học để có thể đi đường dài. Đồng bằng sông nước chỉ là chất liệu, quan trọng của người viết là thông điệp cho đời sống và cho văn chương. Đây cũng được xem là lơi động viên đề người viết trẻ khu vực đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và người viết trẻ cả nước nói chung làm giàu thêm kinh nghiệm sáng tác của mình.
Nguyễn Văn Toan