Sự kiện & Bình luận

Triển lãm, Hiệp định Geneva -Mốc son lịch sử của nền Ngoại giao cách mạng Việt Nam

Anh Thư
Đời sống 08:00 | 15/07/2024
Triển lãm “Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam - Mốc son lịch sử của nền Ngoại giao cách mạng Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 15/7-5/9 tại Hà Nội
aa

Kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva, Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Triển lãm “Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam - Mốc son lịch sử của nền Ngoại giao cách mạng Việt Nam” (21/7/1954-21/7/2024).

Triển lãm, Hiệp định Geneva -Mốc son lịch sử của nền Ngoại giao cách mạng Việt Nam
Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng tiếp các nhà báo trong khuôn viên trụ sở làm việc của đoàn. (Nguồn: Bảo tàng Hồ Chí Minh )

Triển lãm giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu nhằm giúp khách tham quan có cái nhìn khái quát về quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneva 1954. Triển lãm gồm 3 phần:

Phần I: Bối cảnh trước Hội nghị Geneva

Tài liệu, hiện vật trưng bày tiêu biểu gồm: Ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 02/9/1945; Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Nội vụ Hoàng Minh Giám, Ủy viên Cộng hòa Jean Sainteny, Cố vấn chính trị Leon Pignon, Đại diện Đảng Xã hội Pháp Luis Caput tại Lễ ký Hiệp định sơ bộ tại số 38 Lý Thái Tổ, Hà Nội ngày 6/3/1946, trong đó Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã đưa ra chủ trương “Hòa để tiến”; Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng họp tại Việt Bắc quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, tháng 12/1953; Cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” tung bay trên nóc hầm Tướng De Castries tại Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954…

Với chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, Việt Nam bước vào đàm phán tại Hội nghị Geneva với vị thế “người chiến thắng”.

Phần 2: Diễn biến, kết quả của hội nghị và đấu tranh thi hành Hiệp định Geneva

Hội nghị Geneva được khai mạc ngày 8/5/1954 tại Geneva (Thụy Sỹ) và bắt đầu giải quyết các vấn đề ở Đông Dương.

Tài liệu, hiện vật trưng bày tiêu biểu gồm: Lá cờ đỏ sao vàng treo tại Trụ sở của Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Geneva (Thụy Sỹ) năm 1954; Toàn cảnh phiên khai mạc Hội nghị Geneva về Đông Dương ngày 8/5/1954; Đoàn đại biểu Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Geneva; Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng họp báo tại Trụ sở đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Geneva, Thụy Sỹ để thông báo về vấn đề thống nhất Việt Nam ngày 19/7/1954; Toàn cảnh phiên họp của Hội nghị Geneva ngày 20/7/1954; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt Chính phủ và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam ký Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam ngày 21/7/1954; Đại diện chính phủ Pháp Thiếu tướng Henri Denteil ký Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam năm 1954.

Phần 3: Thống nhất, đổi mới và phát triển đất nước

Tài liệu, hiện vật trưng bày tiêu biểu gồm: Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tại Sài Gòn từ ngày 15-21/11/1976; Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 12/1986) đề ra đường lối Đổi mới đất nước; Việt Nam gia nhập các tổ chức: Liên hợp quốc năm 1977, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995; Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 1998, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007; Hội nghị Đối ngoại toàn quốc ngày 14/12/2021.

Triển lãm mở cửa từ ngày 15/7/2024 đến ngày 5/9/2024. Triển lãm giúp công chúng, nhất là thế hệ trẻ hiểu rõ, đầy đủ, sâu sắc hơn tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Geneva đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Từ đó, khơi dậy niềm tự hào về truyền thống cách mạng, quyết tâm học tập, rèn luyện để xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ.

-----------

Có thể bạn quan tâm:

Trào lưu triển lãm tranh kinh điển dưới định dạng kỹ thuật số Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" Triển lãm "Chân dung Hồ Chí Minh - Góc nhìn từ tranh cổ động" ở quê hương Lenin
Sau cánh rừng xanh lá

Sau cánh rừng xanh lá

Baovannghe.vn - Có một làng quê vẫn đều đặn xuất hiện trong giấc mơ của tôi. Nó vừa xa lại vừa gần. Xa về không gian nhưng gần trong nỗi nhớ. Khi nhắm mắt lại tôi có thể chạm vào từng chiếc cột nhà sàn, cả những chiếc lạt, mái tranh từng ngôi nhà ở đấy. Khi nhắm mắt lại, tôi cũng dễ dàng nắm tay một ai đó trong đám bạn thuở nhỏ mà tôi vẫn nô đùa cùng họ bên con khe, góc núi… Đó là cách của nỗi nhớ.
“Hồ Chí Minh - Chân dung một con người” qua tranh của họa sĩ Việt Kiều

“Hồ Chí Minh - Chân dung một con người” qua tranh của họa sĩ Việt Kiều

Baovannghe.vn - Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Văn phòng Quốc hội tổ chức triển lãm "Hồ Chí Minh - Chân dung một con người" do họa sĩ Đào Trọng Lý, Việt Kiều tại Thái Lan thực hiện.
Thời gian thơm hương ánh sáng - Thơ Khaly Chàm

Thời gian thơm hương ánh sáng - Thơ Khaly Chàm

Baovannghe.vn- Em nói, không cần tiên đoán điều gì/ khi mùa xuân đã đến và tự thầm lặng ra đi
Hải Phòng: Bế mạc Liên hoan Múa rối mở rộng 2025

Hải Phòng: Bế mạc Liên hoan Múa rối mở rộng 2025

Baovannghe.vn - 10 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trong nước và quốc tế, 3 Phường rối đã mang tới Liên hoan những tinh hoa văn hóa đặc trưng của từng vùng miền.
Nước mắt thánh nhân. Truyện ngắn của Đỗ Hàn

Nước mắt thánh nhân. Truyện ngắn của Đỗ Hàn

Baovannghe.vn - Gióng ôm xác mẹ khóc rống lên. Tiếng khóc ồ ồ, có lúc tắc nghẹn; vừa tức tưởi, vừa nghẹn ngào,vừa ngây ngô.