Sự kiện & Bình luận

Từ selfie đến sự cố: Khi nghệ thuật trở thành đạo cụ sống ảo

Ngô Ngân Hà
Đời sống 09:47 | 24/06/2025
Một chiếc ghế pha lê lấy cảm hứng từ chiếc ghế gỗ của Vincent van Gogh bị gãy chân. Một bức tranh thế kỷ 18 thủng rách vì một dáng chụp ảnh. Và một loạt những tác phẩm nghệ thuật bị vấp, bị ngã, bị... chụp hình quá đà. Các bảo tàng châu Âu đang gióng lên hồi chuông cảnh báo: nghệ thuật đang bị xâm phạm không phải bởi phá hoại có chủ ý, mà bởi những chiếc điện thoại thông minh.
aa

Mới đây tại bảo tàng Palazzo Maffei ở Verona (Ý), một cặp đôi đã tạo dáng chụp ảnh với tác phẩm điêu khắc Van Gogh's Chair của nghệ sĩ Nicola Bolla, một chiếc ghế pha lê mỏng manh lấy cảm hứng bức tranh nổi tiếng của Van Gogh năm 1888. Dù đã có biển cảnh báo rõ ràng bằng hai thứ tiếng và tác phẩm được đặt trên bục cao, người đàn ông vẫn vô tình ngã xuống khiến chiếc ghế gãy đôi. Cả hai sau đó lặng lẽ rời khỏi bảo tàng, để lại hiện trường và nhân viên trong hoang mang.

Từ selfie đến sự cố: Khi nghệ thuật trở thành đạo cụ sống ảo
Van Gogh's Chair của nghệ sĩ Nicola Bolla. Ảnh: Palazzo Maffe.

Tác phẩm tuy đã được phục hồi, nhưng như giám đốc bảo tàng Vanessa Carlon thừa nhận: "Một khi tác phẩm bị hư hỏng, nó không bao giờ còn là chính nó nữa." Dù sự việc xảy ra từ tháng 4, đến nay đoạn video mới được công bố, như một lời nhắc nhở không lời về giới hạn của hành vi nơi công cộng.

Nhưng câu chuyện không dừng lại ở Verona. Cũng trong tháng 6, tại Phòng trưng bày Uffizi (Florence), một du khách khi cố tái hiện tư thế của Ferdinando de’ Medici trong bức chân dung năm 1712 đã vô tình xé một lỗ ở góc bức tranh. Cảnh tượng được camera ghi lại và ngay lập tức người này bị xác định, truy tố vì gây hư hại.

Từ selfie đến sự cố: Khi nghệ thuật trở thành đạo cụ sống ảo
một du khách khi cố tái hiện tư thế của Ferdinando de’ Medici trong bức chân dung năm 1712 đã vô tình làm rách bức tranh.

Và đó chỉ là hai trong số hàng loạt vụ việc được ghi nhận gần đây ở Ý, từ Brescia đến Rome, nơi các tác phẩm từ thời Phục hưng đến Baroque bị ảnh hưởng bởi sự bất cẩn của người xem: vấp ngã, đụng vào, thậm chí tựa người lên tranh.

Sự trỗi dậy của văn hóa selfie và mạng xã hội dường như đã làm lu mờ một nguyên tắc tối thiểu khi bước vào không gian nghệ thuật: tôn trọng. Giám đốc Uffizi, Simone Verde, tuyên bố sẽ siết chặt các biện pháp quản lý hành vi khách tham quan: “Chúng tôi không thể để bảo tàng thành nơi sản xuất meme.”

Điều đáng nói là nhiều du khách không ý thức được mức độ nghiêm trọng của hành vi. Họ nghĩ đó chỉ là một khoảnh khắc "vui vẻ", một cú máy "vô hại", mà quên rằng: những tác phẩm này, từ những nét vẽ cổ điển đến những sắp đặt đương đại, đều là di sản không thể phục dựng bằng công cụ kỹ thuật số.

Từ selfie đến sự cố: Khi nghệ thuật trở thành đạo cụ sống ảo
Bức tranh Chiếc ghế của Van Gogh.

“Nghệ thuật mong manh. Nó phải được tôn trọng và yêu thương,” bà Carlon nhấn mạnh. Nhưng làm sao để tôn trọng khi người ta tiếp cận nghệ thuật qua màn hình điện thoại hơn là bằng đôi mắt? Làm sao để yêu thương khi người ta vội vã chụp lại rồi quay lưng, thay vì lặng im chiêm ngưỡng?

Trong khi bảo tàng Louvre đang chuẩn bị dành hẳn một không gian 3.000m² để giãn mật độ khách tham quan bức Mona Lisa, thì các bảo tàng nhỏ hơn,chỉ có thể trông đợi vào ý thức của mỗi cá nhân.

Ý thức, thứ mong manh không kém gì pha lê. Và nếu không được giữ gìn, chính nó, chứ không phải tác phẩm, mới là thứ vỡ nát đầu tiên.

Khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học nghệ thuật Việt Nam với việc phát huy bản sắc dân tộc trong xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa”

Khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học nghệ thuật Việt Nam với việc phát huy bản sắc dân tộc trong xây dựng, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa”

Baovannghe.vn - Sáng 25/7, tại tỉnh Ninh Bình, Hội đồng Lý luận Trung ương đã tổ chức khai mạc Lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật (VHNT) Việt Nam với việc phát huy bản sắc dân tộc trong việc xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp văn hoá (CNVH).
Người hùng. Truyện ngắn Sue Ragaland (Mỹ)

Người hùng. Truyện ngắn Sue Ragaland (Mỹ)

Baovannghe.vn - Ông bà ngoại tôi là người Hungary, nhưng ông ngoại lại học hành ở Đức. Mặc dù Hungary là ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, ông vẫn thích tiếng Đức hơn tất cả các ngôn ngữ khác mà ông nói được.
Vinmec Central Park mở lối đi mới trong điều trị động kinh bằng công nghệ Robot đỉnh cao

Vinmec Central Park mở lối đi mới trong điều trị động kinh bằng công nghệ Robot đỉnh cao

Baovannghe.vn - Lần đầu tại Việt Nam, một ca động kinh kháng trị ở trẻ em được điều trị thành công bằng công nghệ robot định vị AutoGuide. Ca phẫu thuật do Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park (TP.HCM) thực hiện đánh dấu bước đột phá trong điều trị bệnh lý thần kinh phức tạp, mở ra hy vọng cho hàng ngàn bệnh nhân động kinh tại Việt Nam.
Ngày hội văn hóa hữu nghị Việt - Hàn: Lan tỏa những giá trị truyền thống

Ngày hội văn hóa hữu nghị Việt - Hàn: Lan tỏa những giá trị truyền thống

Baovannghe.vn - “Ngày hội văn hóa hữu nghị Việt - Hàn 2025” sẽ diễn ra tại TP Hồ Chí Minh trong 2 ngày 26 & 27/7 với nhiều hoạt động phong phú nhằm lan tỏa những giá trị truyền thống
Hoa hồng nở trước ngõ - Thơ Nguyễn Lãm Thắng

Hoa hồng nở trước ngõ - Thơ Nguyễn Lãm Thắng

Baovannghe.vn- Dù giá rét, dù mưa dầm, nắng cháy/ Em vẫn cười rạng rỡ đến kiêu sa