Văn hóa nghệ thuật

Ban hành Kế hoạch xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa sửa đổi

Văn hóa nghệ thuật 08:16 | 26/07/2023
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương vừa ký Quyết định số 1963/QĐ-BVHTTDL ban hành Kế hoạch xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).
aa

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương vừa ký Quyết định số 1963/QĐ-BVHTTDL ban hành Kế hoạch xây dựng Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

Cụ thể, thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và các dự án luật thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 kèm theo Nghị quyết số 89/2023/QH15 ngày 2.6.2023 của Quốc hội, Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch xây dựng Dự án Luật nhằm nghiên cứu, xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) thay thế Luật Di sản văn hóa hiện hành, tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt trong việc thực thi pháp luật về di sản văn hóa; tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả trong công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa; tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.

Kế hoạch cũng yêu cầu phân công trách nhiệm cụ thể đối với từng tổ chức, cá nhân, đề ra mục tiêu, lộ trình thực hiện từng nội dung công việc; huy động sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật và di sản văn hóa. Ngoài ra, phải lấy ý kiến rộng rãi đối với các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học, đối tượng chịu tác động của Luật và nhân dân trong quá trình soạn thảo Luật.

Trước đó, Luật Di sản văn hóa được Quốc hội khóa X thông qua tại kỳ họp thứ 9, ngày 29.6.2001, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong sự nghiệp bảo tồn di sản văn hóa của Việt Nam. Luật được sửa đổi, bổ sung một số điều tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII (ngày 18.6.2009), trong đó một số hạn chế, bất cập trong việc thực thi Luật Di sản văn hóa đã cơ bản được giải quyết, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để đẩy mạnh sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, bảo đảm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sau 20 năm Luật Di sản văn hóa được ban hành và hơn 10 năm được sửa đổi, bổ sung, sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa đã và đang được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm, ngày càng được sự ủng hộ của đông đảo nhân dân ở khắp mọi miền đất nước. Nhờ đó, hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ngày càng hiệu quả, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho cộng đồng nơi có di sản hoặc nắm giữ/thực hành di sản, góp phần thu hút du lịch,… tạo thêm thế và lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của từng đơn vị, địa phương nói riêng và đất nước nói chung, với những thành tựu đáng ghi nhận: Trên cả nước, đã xếp hạng trên 10.000 di tích cấp tỉnh, thành phố, 3.591 di tích quốc gia và 123 di tích quốc gia đặc biệt, có trên 40.000 di tích đã được kiểm kê theo quy định của Luật Di sản văn hóa, khoảng 70.000 di sản văn hóa phi vật thể trên cả nước được kiểm kê, 416 di sản được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận/ghi danh, bao gồm: 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; 14 di sản văn hóa phi vật thể. Hệ thống bảo tàng đã phát triển từ một vài bảo tàng được xây dựng từ thời Pháp thuộc thành một hệ thống gồm 187 bảo tàng (với 128 bảo tàng công lập và 59 bảo tàng ngoài công lập). Nhiều sưu tập hiện vật và di vật, cổ vật quý giá mang đặc trưng văn hóa của địa phương, vùng miền, quốc gia… đang được bảo quản, trưng bày và phát huy giá trị tại các bảo tàng với tổng số trên 4 triệu hiện vật. 238 hiện vật, nhóm hiện vật đã được công nhận là bảo vật quốc gia qua 10 đợt xét duyệt.

Tuy nhiên, trước những yêu cầu và đòi hỏi cấp bách từ thực tế đang diễn ra, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa cũng dần bộc lộ một số hạn chế, bất cập cả về nội dung và hình thức trong từng lĩnh vực cụ thể. Do đó, việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Di sản văn hóa cùng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành là hết sức cần thiết để bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội, điều chỉnh, cụ thể hóa được những vấn đề còn vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.

Được biết, mục đích xây dựng Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) nhằm hoàn thiện, tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, đảm bảo tính phù hợp, không chồng chéo với hệ thống pháp luật khác có liên quan. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính gắn với kiểm tra, thanh tra, kiểm soát, giám sát việc thực thi pháp luật về di sản văn hóa để đảm bảo quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

VK


Triển lãm "Nối" - Sự giao thoa giữa di sản và nghệ thuật đương đại

Triển lãm "Nối" - Sự giao thoa giữa di sản và nghệ thuật đương đại

Baovannghe.vn - Chiều 14/7, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm Nối với sự hiện diện của đông đảo họa sĩ, khách mời và công chúng yêu mến nghệ thuật, đánh dấu chặng mở đầu cho hành trình nghệ thuật kéo dài hơn hai tuần giữa lòng di sản.
Tiểu ban Nội dung Triển lãm thành tựu Đất nước họp phiên thứ Nhất

Tiểu ban Nội dung Triển lãm thành tựu Đất nước họp phiên thứ Nhất

Baovannghe.vn - Thứ trưởng Tạ Quang Đông vừa chủ trì cuộc họp Tiểu ban Nội dung Triển lãm thành tựu Đất nước nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Tổng Bí thư Tô Lâm: “Người có công với cách mạng là tài sản quý báu của dân tộc"

Tổng Bí thư Tô Lâm: “Người có công với cách mạng là tài sản quý báu của dân tộc"

Baovannghe.vn - Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27-7-1947 / 27-7-2025), chiều 15/7, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, tặng quà thương, bệnh binh tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Tôn Thất hay Trương cũng một người…

Tôn Thất hay Trương cũng một người…

Baovannghe.vn - Nhà cách mạng Nguyễn Minh Vỹ đã cống hiến cả cuộc đời mình ngay từ khi còn ở tuổi thanh, thiếu niên cho Tổ quốc. Sau những năm tháng hoạt động sôi nổi và cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, năm 1980, ông về hưu, sống thanh bạch, giản dị cùng con cháu. Ông viết báo, ghi hồi ký, làm thơ và trải lòng mình qua những con chữ.
Di chúc. Truyện ngắn của Phan Thị Thu Loan

Di chúc. Truyện ngắn của Phan Thị Thu Loan

Baovannghe.vn- Mấy tháng nay, ông Minh thấy người không khỏe. Căn bệnh đau dạ dày hành hạ ông đã nhiều năm có phần trở nặng. Đói cũng đau, no cũng đau. Những cơn nóng rát âm ỉ hàng giờ làm ông khốn khổ. Đã điều trị bằng nhiều phương cách mà căn bệnh vẫn không thuyên giảm. Đầy bụng, ợ chua, khó tiêu, trào ngược dạ dày…