Diễn đàn lý luận

Chân dung một người lính-nhà văn

Chân dung văn học
08:43 | 24/07/2021
Vũ Bình Lục là tác giả văn chương quen biết với bạn đọc mấy chục năm nay. Như người lực điền khỏe mạnh, vạm vỡ thâm canh trên nhiều mảnh đất: Thơ, nghiên cứu, dịch thuật, truyện, ký nên nhiều người không biết anh vốn là một người lính thời đánh Mỹ, rồi vẫn mang phẩm chất người lính Cụ Hồ trong công việc mới nhọc nhằn nhưng đầy đam mê.
aa

Vũ Bình Lục là tác giả văn chương quen biết với bạn đọc mấy chục năm nay. Như người lực điền khỏe mạnh, vạm vỡ thâm canh trên nhiều mảnh đất: Thơ, nghiên cứu, dịch thuật, truyện, ký... nên nhiều người không biết anh vốn là một người lính thời đánh Mỹ, rồi vẫn mang phẩm chất người lính Cụ Hồ trong công việc mới nhọc nhằn nhưng đầy đam mê.

Hơn nữa, từng là lính đặc công (sĩ quan tham mưu tác chiến của Tiểu đoàn 409) trực tiếp đối mặt với kẻ địch ở chiến trường Khu V ác liệt. Anh tuổi Mậu Tý (1948), quê ở Thái Thụy, Thái Bình, xung phong nhập ngũ năm 1967 khi chưa học hết cấp 3, khi xuất ngũ là thương binh hạng 4. Sau năm 1975 học đại học sư phạm, làm thầy giáo văn cấp 3, tâm huyết rồi đeo đuổi nghiệp văn chương. Không phụ anh, văn chương cũng đáp lại tấm lòng người lính đầy ý chí ấy nên đã tặng anh nhiều trái ngọt thành quả đáng khích lệ.

Chân dung một người lính-nhà văn
Chân dung nhà văn Vũ Bình Lục. Ảnh: thiviet.net 

Nguyên lý “sống đã rồi hãy viết” không có ngoại lệ, với Vũ Bình Lục càng như thế. Phải từng sống chết trên chiến hào, từng đổ máu, từng chứng kiến bao sự hy sinh, mất mát anh mới có tứ thơ đặc sắc để tặng đồng đội và cuộc đời bài thơ “Đám cưới một linh hồn” đẫm nước mắt mà rất đỗi tự hào: “Người chiến binh/ Để lại một chân trên cánh đồng Chó Ngáp/ Nửa đời bôn ba chắp nối một lời nguyền/ Gửi lại người yêu giữa Trường Sơn ngàn bia mộ/ Lỗi hẹn ba mươi năm/ Giờ hóa cỏ xanh rờn/ Anh đã ngoại ngũ tuần/ Người yêu anh vẫn trẻ/ Anh cưới em/ Anh cưới một linh hồn/ Bông huệ trắng thơm tím chiều hoang vắng/ Ly rượu buồn anh tưới đẫm hoàng hôn”. Bài thơ đã đoạt giải cao trong cuộc thi thơ của Tạp chí Văn nghệ quân đội (2003-2004), nhưng ý nghĩa hơn nhất là bài thơ đi vào lòng người bởi đã điêu khắc bằng ngôn ngữ của nỗi đau một tượng đài vĩnh cửu về người lính với những phẩm chất quý giá hy sinh quên mình và chung thủy nghĩa ân. Con người ta sẽ phải đọc nhiều những vần thơ như thế để làm giàu có thêm tính người, để hiểu thêm quá khứ vẻ vang!

Trong kho tàng thơ của anh còn nhiều bài hay viết về nhiều chủ đề nhưng xin chép thêm mấy vần thơ về người mẹ, có thể còn trùng lặp về tứ, hình ảnh nhưng rất cảm động, là sự chưng cất của tâm hồn những người lính, ra trận có hình bóng mẹ trong tim: “Mẹ nghèo cày cấy nuôi con/ Một đời muôn nỗi héo hon một đời/ Quanh năm đánh vật với trời/ Vắt ra từ đất những lời dẻo thơm/ Giọt mồ hôi lọc thành cơm/ No lòng phải biết nhớ ơn người cày” (Lời mẹ)...

Đóng góp đáng nể của Vũ Bình Lục cho văn chương nước nhà là công việc sưu tầm, hệ thống, khảo cứu, dịch thuật các tác giả, tác phẩm giá trị của văn học cổ. Không có tri thức văn hóa truyền thống (chữ Hán, chữ Nôm, các mã văn hóa...), không có đam mê nặng lòng với vốn quý cha ông không thể có một khối lượng sách rất cần cho nghiên cứu, phê bình với “Hồn thiền trong thơ Lý-Trần” (2013), “Thánh thơ Cao Bá Quát” (2014), “Hồng Hạc cõi trời Nam” (2015)... 5 tập “Giai phẩm với lời bình”, mỗi tập dày 350-400 trang là sự hệ thống kèm theo các lời bình chú, bình giải kỹ càng, chi tiết và tài hoa nhiều nhà thơ nổi tiếng, như: Hồ Xuân Hương, Pháp Thuận, Trần Minh Tông, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Đặng Dung, Vũ Tông Phan, Chu Mạnh Trinh, Trần Tế Xương (Việt Nam); Lý Bạch, Đỗ Phủ (Trung Quốc), R.Tagore (Ấn Độ)... và 50 bài thơ của các tác giả đương đại Việt Nam nổi tiếng. Nghiên cứu hai tác giả lớn Nguyễn Trãi và Cao Bá Quát thể hiện rõ năng lực liên văn hóa không gian (Việt Nam-Trung Hoa-Đông Nam Á), liên văn hóa thời gian (truyền thống-hiện đại) ở một nhà khảo cứu tinh tế. Anh dịch thơ Nguyễn Trãi theo lối lục bát thật dễ hiểu, gần gũi với số đông bạn đọc, ví như bài “Trại đầu xuân độ” vẫn giữ ý thơ mà bay bổng, tài hoa: “Mưa xuân nước vỗ lưng trời/ Cỏ xuân như khói xanh phơi bến đò/ Vắng teo đường nội quanh co/ Bãi sông gác mũi con đò ngủ say”.

Đặc biệt bộ sách “Giải mã kho báu văn chương” (5 tập, 2.800 trang) không chỉ đồ sộ về dung lượng, quan trọng hơn là sự mới mẻ về cách cảm nhận, làm sâu sắc thêm cách hiểu rất quý cho tìm hiểu, nghiên cứu cả một “kho báu văn chương” đáng tự hào. Ý nghĩa nổi bật của bộ sách này là ở hướng nghiên cứu liên ngành trên tinh thần đối thoại khá nhuần nhuyễn. Trước sự giao lưu, ảnh hưởng, tác động của các chuyên ngành khoa học đang diễn ra như một tất yếu và ngày càng sâu sắc, nghiên cứu liên ngành, đặc biệt là liên văn hóa được đặt ra như là một nhu cầu tự thân. Đó cũng là một quy luật phát triển của văn chương luôn có sự kế thừa, tiếp nối, phát triển và nâng cao. Không chỉ là sự tiếp xúc, còn là sự xuyên thấm, tương tác, tranh biện, loại trừ lẫn nhau giữa các nền văn hóa, liên văn hóa chú ý tới sự phân tích, chọn lựa, hiệu quả giao tiếp, tiếp thu những tri thức mới tạo ra các giá trị mới. Bộ sách này cố gắng đạt tới điều ấy khi triệt để đối thoại với văn hóa Trung Hoa cổ, với lịch sử văn hóa Việt Nam, rồi hướng cái nhìn về ngày hôm nay để cùng nhau soi sáng ý nghĩa.

Nguồn QĐND

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Đọc truyện: Cây cột nhà bay trên sông. Truyện ngắn dự thi của Lê Hòa

Baovannghe.vn - Đọc truyện: Hà Phương; Đồ họa: Thùy Dương
Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Công điện của Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ứng phó bão số 4 và hoàn lưu sau bão

Baovannghe.vn - Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.
Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Tái hiện lịch sử từ khảo cổ học

Trong số các nhà văn nữ Việt Nam đương đại, nhà văn Vũ Thanh Lịch, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình, là cây bút văn xuôi có nội lực sung mãn. Chị là tác giả của nhiều truyện ngắn hay, ghi dấu trong lòng bạn đọc mà “Nhà Thánh” - giải nhất Cuộc thi truyện ngắn Lửa mới 2018-2019 do Tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức là một minh chứng tiêu biểu.
Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Mùa thu. Truyện ngắn của Như Bình

Baovannghe.vn - Bà ngoại chỉ nói: "Đừng thúc ép gì nhiều. Phải tội. Đời người bạc, phận mỏng, biết sao được số trời. Mày làm thế không sợ chuốc khổ cho con bé".
Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4  trên khu vực trung Lào

Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ Bão số 4 trên khu vực trung Lào

Baovannghe.vn - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão - cơn bão số 4 năm 2024.