Văn hóa nghệ thuật

Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Phương Nga
Kiến trúc 09:35 | 17/05/2025
Baovannghe.vn - Ngày 16/5, tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh châu Á, Công ty trách nhiệm hữu hạn C.M.Y.K Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc trưng bày chuyên đề Vũ khúc Thiền môn - Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và Công nghệ.
aa

Đây là hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Ngày Quốc tế Bảo tàng, Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5/2025).

Trong lịch sử phát triển gần 2000 năm kể từ khi du nhập, Phật giáo Việt Nam đã ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội. Thời đại nhà Lý (1009 - 1225), Phật giáo đã trở thành hệ tư tưởng chủ đạo, chi phối mạnh mẽ tới lịch sử, văn hóa và nghệ thuật Đại Việt. Trên tiến trình ấy, Phật giáo Việt Nam đã để lại nhiều di sản văn hóa đặc sắc, đóng góp xứng đáng vào kho tàng nghệ thuật phong phú và độc đáo của dân tộc.

Các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề. Ảnh: BTC
Các đại biểu cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề. Ảnh: BTC

14 hiện vật tiêu biểu, được chọn lọc từ khối di sản Phật giáo thời Lý đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, chứa đựng những giá trị đặc sắc nhất của nghệ thuật Phật giáo thời Lý được diễn giải và trình chiếu bằng các kỹ thuật 3D mapping, hologram, digital revival, gauze projection… tại trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn - Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và Công nghệ” sẽ mang đến những trải nghiệm mới, sâu sắc góp phần nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa dân tộc.

Đó là Nghệ thuật kiến trúc chùa tháp: Thời Lý (1009 - 1225), Phật giáo phát triển cực thịnh, được triều đình coi trọng phát triển. Tiêu biểu trong số đó là những ngôi “quốc tự” được xây dựng như chùa Một Cột, tháp Báo Thiên, chùa Dạm, chùa Phật Tích, chùa Long Đọi... Kiến trúc chùa tháp thời Lý không chỉ là công trình tôn giáo mà còn là công trình nghệ thuật thể hiện triết lý Phật giáo và những kỹ thuật đỉnh cao, mang đậm bản sắc Việt đồng thời biểu hiện sự tiếp thu những yếu tố văn hóa ngoại sinh.

Đại biểu và khách tham quan trưng bày. Ảnh: BTC
Các đại biểu và du khách tham quan trưng bày. Ảnh: BTC

Nghệ thuật điêu khắc: Nghệ thuật điêu khắc Phật giáo thời Lý đạt đến đỉnh cao với sự kết hợp hài hoà giữa Phật giáo Thiền tông, nghệ thuật cung đình và văn hoá dân gian tạo nên phong cách thanh thoát mà uy nghi, linh thiêng mà gần gũi. Các tác phẩm điêu khắc thời Lý với kỹ thuật chế tác tượng tròn, phù điêu, chạm nổi, chạm lộng được tạo hình mềm mại, uyển chuyển, cân đối, hài hoà, cách điệu cao nhưng vẫn giữ nét tự nhiên.

Nghệ thuật trên đồ gốm: Đồ gốm trong nghệ thuật Phật giáo thời Lý với các dòng gốm men trắng ngà, men nâu, hoa nâu, men ngọc. Kỹ thuật trang trí chủ yếu là khắc chìm, tráng men độc sắc, khuôn in, dán nổi... với các hoa văn đặc trưng liên quan đến Phật giáo: hoa sen, cúc dây, chim phượng, rồng, vũ công...

Nghệ thuật âm nhạc, vũ đạo: Nghệ thuật âm nhạc, vũ đạo Phật giáo thời Lý là sự kết hợp độc đáo giữa nghi lễ tôn giáo, truyền thống dân gian và nghệ thuật cung đình, tạo nên một di sản âm nhạc, vũ đạo đặc sắc mang đậm bản sắc dân tộc. Thời Lý, Phật giáo là quốc đạo, âm nhạc, vũ đạo trở thành phương tiện truyền bá giáo lý, thực hành các nghi lễ; các nhạc khí và âm điệu ảnh hưởng từ các nền văn hoá lớn như Ấn Độ, Trung Hoa nhưng được Việt hoá sâu sắc. Các nghi lễ Phật giáo được tổ chức long trọng với âm nhạc trang nghiêm dưới sự bảo trợ của triều đình.

Toàn cảnh buổi lễ. Ảnh: BTC
Toàn cảnh buổi lễ. Ảnh: BTC

Trưng bày chuyên đề Vũ khúc Thiền môn - Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và Công nghệ sẽ được mở cửa cho công chúng tham quan đến hết tháng 7/2025 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 1 Tràng Tiền và 216 Trần Quang Khải, Hà Nội).

Ruộng, rừng, và hành trình đời người

Ruộng, rừng, và hành trình đời người

Ra mắt lần đầu vào năm 2006, Màu rừng ruộng - tiểu thuyết đầu tay của Đỗ Tiến Thụy - đến nay vẫn là tác phẩm gây ám ảnh nhất trong văn nghiệp của anh. Trên nền không gian kép Ruộng và Rừng, nhà văn không chỉ tái hiện một thế giới nông thôn Bắc Bộ và Tây Nguyên hậu chiến bằng lối kể truyền thống ngồn ngộn chi tiết, mà còn mạnh mẽ đặt ra câu hỏi về sự lạc hậu, mông muội và bi kịch tinh thần mà con người phải gánh chịu dưới ách tập tục, luật tục và ký ức tập thể.
Tự do của loài chim - Thơ Vi Thùy Linh

Tự do của loài chim - Thơ Vi Thùy Linh

Baovannghe.vn- Loài chim nào bay cao, nhanh nhất/ Loài chim nào nhiều sức mạnh
Nhà văn, nhà báo Hồ Quang Lợi ra mắt cuốn sách thứ 11 "Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút"

Nhà văn, nhà báo Hồ Quang Lợi ra mắt cuốn sách thứ 11 "Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút"

Baovannghe.vn - Sáng 12/6, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2025), Thư viện Quân đội phối hợp Nhà xuất bản Hà Nội tổ chức lễ ra mắt cuốn sách Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút của nhà văn, nhà báo Hồ Quang Lợi.
Vai trò của thanh niên trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Vai trò của thanh niên trong bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Baovannghe.vn - Chiều 12/6, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Đề án Thanh niên tham gia bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam giai đoạn 2024-2029.
Triển lãm "Chân dung thời gian" của họa sĩ Phạm Duy Quỳnh

Triển lãm "Chân dung thời gian" của họa sĩ Phạm Duy Quỳnh

Baovannghe.vn - Triển lãm Chân dung thời gian của họa sĩ Phạm Duy Quỳnh giới thiệu tới công chúng 24 tác phẩm sơn dầu và 12 tác phẩm sơn mài khổ lớn trong bộ sưu tập của họa sĩ.