Văn hóa nghệ thuật

Tổ chức trưng bày chuyên đề “Non sông liền một dải”

Hà Phương
Mỹ thuật 11:34 | 23/04/2025
Baovannghe.vn - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Non sông liền một dải”
aa

Theo đó, đã có gần 150 tài liệu, hiện vật được trưng bày tại chuyên đề “Non sông liền một dải” theo 3 phần: "Khát vọng thống nhất", "Nước Việt Nam là một – Dân tộc Việt Nam là một" và "Non sông liền một dải".

Tổ chức trưng bày chuyên đề “Non sông liền một dải”
Đại biểu thực hiện nghi thức cắ băng khai mạc trưng bày chuyên đề

Ghi nhận từ BTC, việc thực hiện trưng bày nhằm mục đích giúp công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về khát vọng hoà bình, ý chí thống nhất, tình đoàn kết gắn bó keo sơn không thể chia cắt giữa hai miền Nam - Bắc trong lịch sử, hiện tại cũng như mãi mãi về sau. Qua đó, khơi dậy niềm tự hào, ý thức tự lực tự cường, tạo động lực tích cực cho mỗi người dân Việt Nam thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; vượt qua mọi khó khăn, đoàn kết thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Ở nội dung "Khát vọng thống nhất": Gồm những hiện vật nhắc lại giai đoạn nhân dân Việt Nam thi hành Hiệp định Genève; bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cuộc đấu tranh đòi hòa bình, thống nhất đất nước của nhân dân hai miền Nam – Bắc. Đó là hình ảnh cây cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, giới tuyến tạm thời giữa hai miền Bắc - Nam Việt Nam từ tháng 7/1954; nhân dân miền Bắc vui mừng đón cán bộ và bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc tại Sầm Sơn, Thanh Hoá, năm 1955; nhân dân Sài Gòn-Gia Định đấu tranh đòi thống nhất đất nước, ngày 1/5/1956; Nhà máy Cơ khí Hà Nội (Công ty Cơ khí Hà Nội) một trong những cơ sở công nghiệp lớn ra đời ngày 12/4/1958...

Tiếp đến, nội dung trưng bày "Nước Việt Nam là một – Dân tộc Việt Nam là một" giới thiệu về đường lối, quyết sách sáng suốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã lãnh đạo quân và dân Việt Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược; sự ủng hộ, chi viện của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam; sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam.

Và cuỗi cùng "Non sông liền một dải" tái hiện không khí tưng bừng, niềm vui của ngày thống nhất non sông; nhân dân hai miền Nam - Bắc sum họp; đất nước Việt Nam thống nhất, non sông liền một dải; những thắng lợi của quân và dân ta trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Tổ chức trưng bày chuyên đề “Non sông liền một dải”
Công chúng tham quan trưng bày chuyên đề

Được biết, trưng bày mở cửa đón khách tham quan từ ngày 22/4/2025 đến tháng 8/2025 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Hà Nội.

Ai mua mật ong không?- Truyện ngắn của Lê Văn Thảo

Ai mua mật ong không?- Truyện ngắn của Lê Văn Thảo

Baovannghe.vn - Tôi nhận được cú điện thoại, giọng vui vẻ: “Anh Thảo phải không? Khỏe không? Hôm rồi anh dặn có mật ong thật mua cho anh vài lít. Giờ có đây rồi, anh lấy không?”.
Hoàn thiện hồ sơ trình UNSECO ghi danh "Võ cổ truyền Bình Định"

Hoàn thiện hồ sơ trình UNSECO ghi danh "Võ cổ truyền Bình Định"

Baovannghe.vn - Phó Thủ tướng Mai Văn Chính vừa ký văn bản số 2589/VPCP-KGVX, đồng ý để Bộ VHTT&DL hoàn tất hồ sơ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) xem xét, đưa di sản văn hóa phi vật thể “Võ cổ truyền Bình Định” vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Em. Thơ của Cao Hà Trâm Anh

Em. Thơ của Cao Hà Trâm Anh

em mang trong mình một cuộc đình công chưa kịp diễn ra mỗi lần em thở, một con chữ lăn ra chết trên vỉa hè vì, có thể, chúng được em sinh ra bằng bút lông mua nhầm từ gian hàng thờ cúng
Chính phủ: Tổ chức tốt kỳ thi Tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Chính phủ: Tổ chức tốt kỳ thi Tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp

Baovannghe.vn - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 08/5/2025 về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025.
Vì sao tân Giáo hoàng chọn tên Leo?

Vì sao tân Giáo hoàng chọn tên Leo?

Với việc chọn tông hiệu Leo XIV, vị Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên đã khơi dậy sự quan tâm sâu sắc đến truyền thống đặt tên của các vị đứng đầu Giáo hội Công giáo. Tên gọi “Leo” không chỉ gợi nhắc đến tinh thần can đảm và trí tuệ của Giáo hoàng Leo I Đại đế, mà còn nối dài di sản xã hội và thần học của Leo XIII – người mở đầu cho học thuyết xã hội Công giáo hiện đại.